Bệnh sỏi mật và cách điều trị: những phương pháp được áp dụng phổ biến

Sỏi mật tuy không phải là một căn bệnh mới, nhưng khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người bệnh. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, các biến chứng do sỏi gây ra… mà cách điều trị sẽ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh sỏi mật và cách điều trị, hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Sỏi mật là gì và sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật là những chất cặn lắng dạng rắn của dịch mật, sỏi mật có thể nằm ở vị trí khác nhau: túi mật, đường dẫn mật trong gan, ống mật chủ.

Ở mỗi người, sỏi mật lại có thành phần, kích thước, số lượng và hình dáng khác nhau, do đó các triệu chứng chúng gây ra cũng rất khác nhau. Có những người thậm chí không biết mình bị sỏi mật vì họ không hề có triệu chứng gì, nhưng cũng có những người hay gặp phải biểu hiện khó chịu như: đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống và công việc.

Sỏi mật có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh một thời gian dài nhưng không thể lơ là, vì chúng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm:

- Viêm túi mật, viêm đường mật: Đặc trưng bởi những cơn đau bụng dữ dội, sốt

- Vàng da, vàng mắt: Do bilirubin trong dịch mật thấm vào máu.

- Tắc ống mật chủ: Do sỏi gây ứ tắc dịch mật, lâu dần dẫn tới viêm đường mật, nhiễm trùng đường mật, vàng da.

- Viêm tụy: Sỏi mật có thể làm tắc nghẽn ống tụy, dịch tụy bị ứ lại gây viêm tụy. Người bệnh thường đau bụng dữ dội, liên tục và cần nhập viện điều trị.

- Ung thư túi mật: Sỏi mật là yếu tố gia tăng nguy cơ ung thư túi mật nhưng ung thư túi mật rất hiếm gặp.

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Sỏi mật có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Bệnh sỏi mật và cách điều trị được áp dụng phổ biến

- Hầu hết những người bị sỏi mật mà không gây ra triệu chứng sẽ không cần điều trị. Bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh sỏi mật và độ cần thiết phải điều trị dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm chẩn đoán. Hơn nữa, không phải ai mắc sỏi mật cũng đều được chỉ định điều trị giống nhau mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định khi sỏi túi mật gây biến chứng, túi mật thành dày, mất chức năng… Chúng ta không nhất thiết cần có túi mật mới có thể sống, vì thế, cắt túi mật không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Khi túi mật được lấy đi, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non mà không được cô đặc và lưu trữ tại túi mật nữa. Chính vì thế, bạn có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy.

Phẫu thuật cắt túi mật có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở, trong đó phẫu thuật nội soi được thực hiện phổ biến hơn.

Bệnh sỏi mật và cách điều trị khác nhau tùy theo từng trường hợp

Bệnh sỏi mật và cách điều trị khác nhau tùy theo từng trường hợp

Điều trị sỏi mật không phẫu thuật

Các loại thuốc đường uống là các acid mật như ursodeoxycholic acid có thể giúp làm tan sỏi mật. Nhưng thời gian kéo dài, có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để điều trị sỏi mật theo cách này và sỏi mật sẽ có thể hình thành lại nếu ngừng điều trị.

Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này không cao, chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol còn những loại khác thì hầu như không có tác dụng. Các loại thuốc điều trị sỏi mật ít được và thường dùng cho những người không thể trải qua phẫu thuật.

Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được sử dụng để điều trị sỏi mật như: tán sỏi bằng sóng hoặc nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) trong điều trị sỏi đường mật. Trong một số trường hợp phương pháp ERCP đôi khi còn được sử dụng để chẩn đoán sỏi đường mật, khối u đường mật,…

Bài viết liên quan:

Bài thuốc trị sỏi mật gồm 8 thảo dược quý

Bệnh sỏi mật và cách điều trị thông qua chế độ ăn

Bên cạnh điều trị, thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng với người sỏi mật. Dưới đây là những gợi ý về chế độ ăn khi mắc sỏi mật:

- Giảm lượng chất béo, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như long đỏ trứng, phủ tạng động vật, mỡ hoặc da động vật. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn. Nên chọn thực phẩm ít béo.

- Đừng bỏ bữa: Cố gắng duy trì số bữa ăn bình thường mỗi ngày. Bỏ bữa hoặc ăn vội vàng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật, gây khó tiêu, đầy trướng.

- Tăng thêm chất xơ vào khẩu phần ăn, đặc biệt từ rau xanh, hoa quả tươi. Ăn nhiều chất xơ không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp hạn chế hấp thu cholesterol tại ruột.

- Tránh những thực phẩm và đồ uống có thể gây tiêu chảy như caffein, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, ngấy.

- Ăn ít một, ăn nhiều bữa thay vì ăn quá no giúp dễ tiêu hơn.

- Uống đủ nước mỗi ngày.

Bệnh sỏi mật và cách điều trị sẽ khác nhau ở từng trường hợp cụ thể, không phải ai cũng giống nhau. Bạn hãy đọc kỹ bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về bệnh sỏi mật và từ đó tự rút kinh nghiệm điều trị cho bản thân.

Tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gallstones/treatment/

https://www.medicinenet.com/gallstones/article.htm#what_causes_gallstones_who_gets_them

https://www.healthline.com/health/gallstones#outlook

Lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ.