Cắt túi mật nội soi và những thông tin không thể bỏ lỡ

Cắt túi mật nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị các bệnh gan mật, được áp dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Cắt túi mật nội soi khá an toàn nhưng không phải tuyệt đối, nó cũng có thể gây nên nhiều hệ lụy cho người bệnh, những thông tin trong bài viết dưới đây giúp bạn hiều rõ hơn về phương pháp này.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là gì?

Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật nhằm loại bỏ túi mật đã mất chức năng bằng phương pháp nội soi. Cắt túi mật nội soi được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1987 tại Pháp và ở Việt Nam vào năm 1992.

Đến nay, nội soi cắt túi mật là phẫu thuật thường gặp nhất trong các điều trị bệnh gan mật, đặc biệt là sỏi túi mật.

Ưu thế của phương pháp cắt túi mật nội soi so với mổ hở

Cắt túi mật bằng phương pháp nội soi có nhiều ưu thế hơn so với phương pháp mổ hở do:

- Vết mổ nhỏ hơn, hạn chế tối đa sự xâm lấn

- Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác

- Giảm đau, giảm nguy cơ gây thoát vị vết mổ

- Hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn hơn

Khi nào cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật nội soi?

Cắt túi mật nội soi được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Sỏi túi mật có triệu chứng (đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu thường xuyên) hoặc sỏi có kích thước lớn (chiếm 2/3 diện tích túi mật)

- Viêm túi mật tái phát nhiều lần

- Vôi hóa túi mật (túi mật sứ), thành dày, túi mật mất chức năng.

Polyp túi mật có triệu chứng, đa polyp, polyp có nguy cơ ác tính (kích thước > 10 mm, phát triển nhanh, bề mặt polyp cắt xẻ)

Các bác sỹ đang thực hiện phầu thuật cắt túi mật nội soi

Các bác sỹ đang thực hiện phầu thuật cắt túi mật nội soi

Trường hợp nào không thể thực hiện cắt túi mật nội soi?

Mặc dù cắt túi mật nội soi được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng tiến hành được phẫu thuật này. Dưới đây là các trường hợp chống chỉ định với phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi:

- Người bệnh có tiền sử phẫu thuật vùng bụng, người mắc bệnh suy tim, bệnh hô hấp nên không thể bơm CO2 vào khoang bụng

- Người bệnh mắc chứng rối loạn đông máu nặng, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, không thể gây mê toàn thân

Khi không thể tiến hành phẫu thuật cắt túi mật nội soi, tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sỹ có thể đưa ra phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở.

Nên chuẩn bị những gì trước khi thực hiện cắt túi mật nội soi?

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật nội soi bạn cần chuẩn bị:

- Thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X quang, siêu âm ổ bụng,…trước khi tiến hành phẫu thuật

- Không ăn hay uống bất cứ thứ gì trong vòng 8h trước khi phẫu thuật

- Nếu bạn đang sử dụng thuốc như thuốc chống đông, chống viêm, vitamin hay các sản phẩm hỗ trợ,… cần thông báo với bác sỹ và có thể bạn phải ngưng sử dụng trước ngày phẫu thuật. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

- Tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sỹ trước khi tiến hành phẫu thuật.

Các phương pháp nội soi cắt túi mật

Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại đặc biệt trong kỹ thuật mổ nội soi vùng bụng. Phẫu thuật nội soi không ngừng cải tiến từ: giảm kích thước dụng cụ nội soi, giảm số vết mổ, phẫu thuật qua các lỗ tự nhiên… nhằm giảm sự xâm lấn đến mức tối thiểu, giảm đau và giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật.

Các phương pháp cắt túi mật nội soi gồm:

- Cắt túi mật nội soi truyền thống với 4 vết mổ nhỏ trên thành bụng

- Cắt túi mật nội soi 1 lỗ qua rốn

- Cắt túi mật nội soi qua các lỗ tự nhiên (NOTES – phẫu thuật không vết mổ)

Hiện tại, một số bệnh viện tuyến đầu tại Việt Nam đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật này.

Biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Các biến chứng sau cắt túi mật có thể xảy ra bao gồm: chảy máu, dụng cụ nội soi có thể làm tổn thương ống mật chủ và các cơ quan lân cận, rò dịch mật, rủi ro gây mê, huyết khối tĩnh mạch sâu,…tuy nhiên, các biến chứng trên khá hiếm gặp.

Sau cắt túi mật có khoảng 15% người bệnh gặp phải các triệu chứng tương tự như lúc chưa phẫu thuật (hội chứng sau cắt túi mật) bao gồm:

- Đau bụng

- Chậm tiêu

- Tiêu chảy

- Vàng da, vàng mắt

- Sốt cao

Tpcn Kim Đởm Khang – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị, làm giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu do sỏi mật và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0964.781.912 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Nguyên nhân gây nên hội chứng này hiện chưa được làm rõ, có thể liên quan đến việc cơ thể chưa thích nghi được với việc không còn túi mật hoặc sỏi còn sót lại trong đường mật.

Các triệu chứng này, thường không kéo dài quá lâu, sau thời gian vài tuần chúng sẽ biến mất hoặc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu mắc dai dẳng, kéo dài tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.

Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Hồi phục sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi

Sau phẫu thuật, bạn có thể được về nhà sau 2 - 4 ngày nằm viện và có thể hồi phục hoàn toàn sau thời gian 4  - 6 tuần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ xâm lấn của cuộc phẫu thuật lên cơ thể.

Lời khuyên dành cho bạn để hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật là:

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: ăn nhạt trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, ăn ít chất béo và cholesterol, lựa chọn những chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa trong thực vật), ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tránh những loại thực phẩm khó tiêu; không nên ăn quá no,..

- Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

- Sử dụng thảo dược như Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần,…giúp làm giảm các triệu chứng sau cắt túi mật, cải thiện chức năng tiêu hóa, hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa sỏi tái phát.

- Theo dõi sức khỏe thường xuyên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: sốt cao, vàng da, ớn lạnh, đau hạ sườn phải dữ dội, …bạn cần nhanh chóng nhập viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, dù ít hay nhiều đều có thể để lại những tổn hại nhất định cho cơ thể người bệnh và cắt túi mật nội soi cũng vậy. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp cắt túi mật nội soi.

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

* Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí sỏi, cơ địa mỗi người, các bệnh mắc kèm khác (bệnh gan, tiểu đường,...), chế độ ăn uống - sinh hoạt và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.  

Tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholecystectomy/home/ovc-20229995

http://www.webmd.com/digestive-disorders/laparoscopic-gallbladder-surgery-for-gallstones