Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật để nhanh hồi phục

Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh nhân sau mổ cắt túi mật sẽ hồi phục nhanh, ít gặp biến chứng hay tái phát sỏi hơn.

Chăm sóc bệnh nhân sau cắt túi mật đúng cách giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục, tránh biến chứng

Chăm sóc bệnh nhân sau cắt túi mật đúng cách giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục, tránh biến chứng

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật trong bệnh viện và tại nhà

Phẫu thuật cắt túi mật có thể là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ hở, trong đó, phương pháp cắt túi mật nội soi phổ biến hơn. Đa số người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt và xuất viện vài ngày sau phẫu thuật nội soi, còn nếu mổ hở cắt túi mật thì thường phải ở lại viện từ 3 – 7 ngày để theo dõi và thời gian hồi phục lâu hơn. Vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật đóng vai trò quan trọng giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng.

Trong thời gian nằm viện

Trong thời gian nằm viện, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc và hướng dẫn ăn uống sau mổ cắt túi mật của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng nhất cho cả người bệnh và người nhà:

- Cho người bệnh uống một ít nước sau phẫu thuật và tăng dần khi cơ thể thích ứng. Sau phẫu thuật cắt túi mật, cơ thể dễ bị mất nước, mệt mỏi làm chậm quá trình hồi phục, vì thế uống một chút nước sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

- Sau khi tỉnh dậy, người bệnh nên tập hít thở sâu khoảng 10 lần/ giờ, thực hiện 2 lần/ngày để phòng ngừa các vấn đề về phổi. Đặt một chiếc gối mỏng ở vị trí vết mổ để giảm bớt áp lực, giảm đau khi ho hoặc hắt hơi.

- Rời giường ngay khi tình trạng sức khỏe đã ổn định. Vào thời gian đầu sau mổ nên đi lại nhẹ nhàng, sau đó khi có thể tăng dần thời gian và cường độ vận động để máu lưu thông tốt hơn, phòng tránh nguy cơ táo bón, liệt ruột.

- Thời gian đầu sau phẫu thuật nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh thức ăn chiên xào, rán nhiều dầu mỡ để không làm tăng gánh nặng lên hệ thống gan mật, chẳng hạn như cháo, súp, rau luộc, hoa quả tươi,...

- Giữ cho vết mổ khô và sạch trong ngày đầu tiên sau mổ. Khi được phép tắm, nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào vết mổ và lau khô bằng khăn sạch.

Tuy có thời gian hồi phục ngắn nhưng việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi cũng rất quan trọng

Tuy có thời gian hồi phục ngắn nhưng việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật nội soi cũng rất quan trọng

Sau khi mổ cắt túi mật xuất viện về nhà

Sau khi xuất viện về nhà, bạn có thể tắm rửa trong vòng 48h sau phẫu thuật, tuy nhiên cần lưu ý tránh nhiễm nước vào vết mổ. Vùng da xung quanh vết mổ có thể được làm sạch bằng nước và chất tẩy rửa nhẹ.

Một số lưu ý dưới đây cũng giúp vết mổ nhanh lành hơn:

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đau ở chỗ vết mổ, đôi khi đau lan lên vai là hiện tượng bình thường trong vài ngày đầu vì thế bạn không cần quá lo lắng.

- Kiểm tra vết mổ mỗi ngày để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Giữ cho vết mổ luôn sạch và khô. Tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm hoặc bể bơi trong khoảng 2 tuần cho tới khi vết mổ đã liền hoàn toàn.

- Không tự ý bôi thuốc mỡ hoặc kem lên vết mổ trong thời gian đầu sau phẫu thuật hay khi vết mổ chưa lành hẳn.

- Không nhấc vật nặng hoặc làm việc nặng trong thời gian từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật.

- Không tự lái xe cho đến khi được chỉ định dừng thuốc giảm đau

Riêng với bệnh nhân có ống dẫn lưu đường mật, người bệnh nên đặt bình hứng thấp hơn vị trí dẫn lưu khoảng 60cm đồng thời thường xuyên theo dõi số lượng, màu sắc của dịch dẫn lưu.

Những dấu hiệu cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật

Sau cắt túi mật, bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, áp dụng chế độ ăn hợp lý và tập luyện phù hợp thì người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn cần chú ý:

- Vết mổ sưng tấy, mưng mủ hoặc có mùi hôi, có dịch chảy ra

- Vết mổ sờ vào thấy nóng, đau

- Sốt cao đến 38 độ C hoặc cao hơn, ớn lạnh

- Tiêu chảy liên tục, kéo dài. Nếu kèm theo sốt thì có là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột.

- Đau bụng đột ngột, dữ dội có thể là dấu hiệu rò dịch mật.

- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu hoặc có màu rỉ sắt, phân có màu đất sét hoặc bạc màu

- Phù chân, khó thở, các cơn ho kéo dài

Kết quả nghiên cứu tại viện 103 cho thấy sử dụng TPCN Kim Đởm Khang sau mổ cắt túi mật sẽ giúp cải thiện biến chứng trên đường tiêu hoá, ngăn nhiễm khuẩn, ngăn sỏi tái phát tại vị trí khác trong đường ống dẫn mật. Hãy liên hệ theo số hotline 0963 022 986 – 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Sau cắt túi mật nên ăn gì, kiêng gì để chóng hồi phục?

Sau cắt túi mật, quá trình tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ chính vì sự xáo trộn trong quá trình bài tiết và dự trữ dịch mật. Chính vì thế, sau cắt túi mật người bệnh cần có một chế độ ăn uống phù hợp để duy trì sức khỏe tốt.

– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu: Thời gian đầu sau khi phẫu thuật cắt túi mật, nên ăn nhạt, thức ăn mềm, dễ tiêu để việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Người bệnh có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường khi cơ thể đã thích nghi dần dần với việc thiếu vắng túi mật.

– Ăn ít chất béo: Sau cắt túi mật, ăn nhiều chất béo có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy trướng, khó tiêu. Vì vậy, một chế độ ăn ít chất béo được khuyến cáo cho người bệnh sau khi cắt bỏ túi mật, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 40 – 50 gram chất béo mỗi ngày. Thực phẩm ít chất béo có thể lựa chọn gồm: sữa tách kem và sữa chua không béo, thịt nạc, cá, thịt gia cầm, rau xanh, hoa quả...

– Nên ăn chất béo chưa bão hòa (chất béo tốt): Các chất béo chưa bão hòa (chất béo tốt), như: dầu ô liu và dầu cá không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn rất có lợi với người bệnh sau cắt túi mật. Ăn chất béo tốt với lượng phù hợp sẽ giúp gan tiết ra dịch mật theo đúng với nhịp điệu tự nhiên của bữa ăn, tránh hiện tượng quá thừa hoặc quá thiếu dịch mật.

– Tránh thực phẩm giàu cholesterol: Cholesterol là thành phần chính hình thành nên sỏi mật. Sau cắt túi mật, cần hạn chế một số thực phẩm giàu cholesterol như: lòng đỏ trứng, thịt mỡ, một số loại hải sản, phủ tạng động vật; tránh các loại thực phẩm chiên, thức ăn nhanh vì ăn nhiều các thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ tái phát sỏi mật, rối loạn tiêu hóa.

Sau cắt túi mật nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh rối loạn tiêu hóa

Sau cắt túi mật nên có chế độ ăn uống phù hợp để tránh rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia gan mật cũng khuyên người bệnh nên sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để ngăn sỏi tái phát cũng như phòng ngừa biến chứng sau mổ cắt túi mật. Trong đó, TPCN Kim Đởm Khang với thành phần từ 8 thảo dược quý là lựa chọn ưu tiên của nhiều bác sĩ.

Nghiên cứu tại viện 103 cho thấy Kim Đởm Khang tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, giúp giảm biến chứng rối loạn tiêu hoá (đầy trướng, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải, tiêu chảy…), ngăn nhiễm khuẩn và phòng sỏi tái phát hiệu quả.

Có mặt trên thị trường từ năm 2012, Kim Đởm Khang vẫn đang là sản phẩm duy nhất cho người bệnh sau khi mổ sỏi mật có nghiên cứu được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Đó cũng là lý do ngày càng nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng sản phẩm.

Cô Len (Hải Dương) chia sẻ cách thoát biến chứng tiêu hoá và nỗi lo sỏi tái phát sau khi cắt túi mật với Kim Đởm Khang

Dù là phẫu thuật nội soi hay mổ hở, cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật và chế độ ăn uống đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật cắt túi mật.

Tham khảo: health.ucsd.edu, saintlukeskc.org, sages.org * Sản phẩm này không phải là thuốc và không có hiệu quả thay thế thuốc điều trị.