Đặt Stent điều trị tắc nghẽn đường mật

 Tắc nghẽn đường mật do sỏi mật, khối u, chấn thương, viêm đường mật... có thể được điều trị bằng phương pháp đặt stent.

Tắc nghẽn đường mật xảy ra khi đường ống vận chuyển dịch mật từ gan xuống ruột non (tá tràng) bị chặn lại bởi sỏi, khối u, một chấn thương hoặc tình trạng viêm đường mật. Tình trạng này nhanh chóng dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa, về chức năng giải độc, gây tổn thương cho gan và các cơ quan lân cận. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị tắc nghẽn đường mật nhưng nội dung dưới đây chỉ đề cập đến phương pháp đặt stent.
Đường ống mật chủ
Tắc nghẽn đường mật do u tuyến tụy
Phương pháp đặt stent khơi thông đường mật
Phương pháp đặt stent điều trị tắc đường mật
Đặt stent giúp điều trị tắc nghẽn đường mật

Đường đi của mật

Mật là một chất dịch do gan sản xuất giúp cơ thể tiêu hóa các chất béo. Mật được bài tiết qua các ống mật (mật quản), và dự trữ trong túi mật. Sau bữa ăn có chất béo, mật được tiết vào ruột non. Việc bài tiết dịch mật được điều tiết bởi một cơ vòng (cơ thắt) có tên gọi là cơ Oddi nằm ở vị trí tiếp giáp giữa ống mật chủ và ruột non (tá tràng).

Nguyên nhân gây tắc hẹp đường mật

Nhiều tình trạng bệnh lý lành hoặc ác tính có thể gây tắc hẹp đường mật: * Nguyên nhân lành tính gây hẹp đường mật bao gồm: + Tổn thương đường mật trong phẫu thuật cắt bỏ túi mật (chiếm 80% các trường hợp chít hẹp không do nguyên nhân ung thư) + Viêm tụy + Viêm xơ đường mật thứ phát, nguyên phát (primary sclerosing cholangitis): tình trạng viêm đường mật gây đau, vàng da, ngứa và các triệu chứng khác + Sỏi túi mật + Sau xạ trị + Chấn thương bụng do vật tù * Nguyên nhân ác tính: Ung thư tụy là nguyên nhân ác tính thường gặp nhất, kế đến là ung thư túi mật, đường mật, gan và đại tràng. Xét nghiệm máu có thể cho thấy chỉ số bilirubin cao (một chất được gan bài tiết), hoặc chẩn đoán bằng nội soi. Nếu tắc nghẽn đường mật không được điều trị có thể gây bệnh gan mãn tính hoặc nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.

1. Phương pháp đặt Stent

Một phương pháp làm giảm sự tắc nghẽn ống mật do khối u tuyến tụy là đặt stent. Đây là một thiết bị được thiết kế với cấu trúc hình ống giúp mở rộng đường mật. Một ống nội soi (một dụng cụ đặt xuống cổ họng qua thực quản, qua dạ dày, tá tràng xuống ruột non) sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật quan sát chính xác vị trí và tình trạng tắc nghẽn để đặt stent.

2. Kỹ thuật đặt Stent

- Dùng một kim nhỏ chích thuốc cản quang qua da vào gan hoặc túi mật; chụp Xquang trong lúc chất cản quang di chuyển qua đường mật. - Khi xuất hiện rõ chít hẹp đường mật, sẽ đặt một stent vào vị trí đó. - Đặt một kim rỗng vào đường mật, sau đó luồn một dây hướng dẫn mỏng vào kim. Dây dẫn được hướng đến vị trí tắc nghẽn; stent được đẩy về phía trước theo dây dẫn và đặt vào vị trí tắc nghẽn trong đường mật.

3. Tác dụng của đặt Stent

Sau khi dịch mật được lưu thông trong ống dẫn mật thì tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm giảm. Tuy nhiên, tình trạng trên có thể không được cải thiện đáng kể nếu ung thư biểu mô tuyến tụy khi không được điều trị triệt để. Tình trạng tái phát tắc nghẽn cũng có thể xảy ra, đòi hỏi phải phẫu thuật thêm hoặc thay thế ống đỡ động mạch.

<<
1/115
>>
 

Trích nguồn: http://www.nlm.nih.gov


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật...

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật