92% polyp túi mật là lành tính nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ có thể chuyển biến thành ung thư túi mật. Dựa vào nhiều yếu tố như kích thước, hình dạng, triệu chứng, sự phát triển của polyp để dự đoán nguy cơ ác tính và lựa chọn được phương pháp điều trị polyp túi mật phù hợp.
Điều trị polyp túi mật đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Polyp túi mật là một tổ chức dạng u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật dưới dạng đơn độc hoặc nhiều (đa polyp túi mật). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ cholesterol (polyp cholesterol) hoặc do sỏi túi mật, viêm túi mật khiến niêm mạc túi mật bị tăng sinh quá mức (polyp tuyến, polyp viêm).
So với sỏi túi mật, polyp ít gây triệu chứng đầy trướng chậm tiêu, buồn nôn hay đau hạ sườn phải. Tuy nhiên do có một tỷ lệ nhỏ polyp túi mật có thể tiến triển thành ung thư nên người bệnh vẫn phải theo dõi để có phương pháp xử trí kịp thời.
Để lựa chọn cách điều trị polyp túi mật, bác sĩ sẽ căn cứ vào 4 tiêu chí chính:
- Kích thước polyp có chiếm nhiều diện tích túi mật hay không? - Polyp có tăng nhanh về số lượng và kích thước hay không? - Polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư túi mật hay không? - Polyp có làm xuất hiện dấu hiệu, triệu chứng nào ở người bệnh không?Những tiêu chí này giúp bác sĩ xác định polyp đó là lành tính hay ác tính, từ đó chọn phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay Đông Tây Y phù hợp.
Tây Y chưa có thuốc trị polyp túi mật giúp làm tan polyp. Tùy theo kích thước và hình thái của polyp mà bác sĩ sẽ quyết định siêu âm định kỳ theo dõi hoặc chỉ định phẫu thuật cắt túi mật.
Phương pháp này thường áp dụng với trường hợp polyp kích thước nhỏ hơn 10 mm. Với polyp có kích thước < 6mm, người bệnh nên đi siêu âm định kỳ 6-9 tháng/lần để kiểm tra kích thước polyp. Trường hợp polyp có kích thước từ 6-9mm, tuy không cần thiết mổ ngay lập tức, nhưng bạn cần chăm chỉ đi khám khoảng 3 tháng/lần.
Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi nếu có dấu hiệu bất thường như đau hạ sườn phải thường xuyên, nôn, sốt không nguyên nhân... bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay để có phương án điều trị kịp thời.
Người bị polyp túi mật nên đi siêu âm định kỳ 3 - 9 tháng/lần.
Những polyp túi mật có kích thước lớn hơn 10mm, đặc biệt nếu > 15mm có 46 - 70% nguy cơ chuyển thành tế bào ung thư. Vì vậy, với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật để phòng ngừa rủi ro.
Đặc biệt, nếu kích thước của polyp tăng gấp đôi thậm chí gấp ba trong thời gian ngắn, chân polyp lan rộng, hình không đều đặn, đa polyp hoặc đã làm người bệnh thấy đầy trướng, chậm tiêu, viêm túi mật, đau liên tục vùng hạ sườn phải… việc cắt túi mật sẽ được ưu tiên.
Phẫu thuật cắt túi mật sẽ được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi và phương pháp mổ hở. Tuy nhiên do ưu điểm ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh, phương pháp mổ nội soi được áp dụng phổ biến hơn.
Xem thêm: Những điều cần biết về mổ nội soi túi mật
Trong Đông Y có một số cây thuốc nam có thể hỗ trợ điều trị polyp túi mật. Điển hình phải kể đến 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài Hồ, Hoàng Bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Nhờ tác dụng giúp tăng cường chức năng gan mật, giúp giảm cholesterol máu, sử dụng 8 thảo dược này sẽ giúp hạn chế sự phát triển của polyp, đồng thời giúp giảm các triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu. Chưa kể đến Sài hồ và Hoàng bá còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, do đó giúp phòng ngừa biến chứng viêm túi mật do polyp gây ra.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 8 thảo dược này trong TPCN Kim Đởm Khang. Đây là giải pháp hỗ trợ được nhiều người bệnh polyp túi mật, sỏi mật lựa chọn. Thực tế, đã có những trường hợp bị polyp túi mật dạng cholesterol đã giảm kích thước sau khi dùng TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ qua video dưới đây:
Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật
Chia sẻ của người bị polyp túi mật về hiệu quả của TPCN Kim Đởm Khang.
Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bị polyp túi mật cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn. Một chế độ ăn tốt cũng giúp giảm một phần nguy cơ polyp phát triển gây đau, đầy trướng, chậm tiêu. Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh polyp túi mật nên:
- Ăn ít chất béo, tốt nhất nên chế biến đồ ăn dưới dạng hấp hoặc luộc - Không nên ăn da của các loại thịt gia cầm như ngan, gà, vịt… vì chúng chứa rất nhiều cholesterol. - Ăn tăng cường các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin vừa giúp nâng cao sức đề kháng, đồng thời giúp việc tiêu hóa được dễ dàng hơn - Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu hạt cải, dầu hướng dương… thay vì chất béo động vật vì có thể gây ra cơn đau túi mật - Nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no hoặc bỏ đói cơ thể - Tốt nhất hãy tránh xa rượu bia vì điều đó không tốt cho gan - Ăn uống vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Bởi việc ăn uống không đảm bảo có thể gây tiêu chảy, làm tăng nguy cơ bị viêm túi mật hoặc kích thích một cơn đau.
Ngoài ra, người bệnh nên tập luyện thể dục thường xuyên như đi bộ, chạy xe đạp, chơi quần vợt… đều đặn từ 30 - 45 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giúp tăng vận động đường mật, hạn chế sự ứ đọng dịch mật, từ đó giảm nguy cơ polyp gây đau, đầy trướng, chậm tiêu.
Quyết định điều trị polyp túi mật như thế nào đòi hỏi phải xem xét thấu đáo giữa các lợi ích và rủi ro thu được. Tầm soát nguy cơ ung thư và theo dõi polyp cẩn thận là một chiến lược hỗ trợ hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.