Sỏi mật trong gan còn gọi là sỏi đường mật trong gan là bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước châu Á. Điều trị sỏi đường mật trong gan gặp nhiều khó khăn vì khó chữa dứt điểm, sỏi thường bị sót và dễ tái phát trở lại.
Điều trị đường mật trong gan khá khó bởi rất dễ sót sỏi, sỏi nằm ở nhiều vị trí khá hiểm hóc như nằm sâu và rải rác trong đường mật nhỏ trong gan kèm theo tắc hẹp đường mật từng đoạn. Điều này dẫn đến sỏi dễ gây biến chứng và tái phát trở lại sau điều trị. Hiện nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn được sỏi gan.
Triệu chứng lâm sàng của sỏi đường mật trong gan khá dạng và không phải trường hợp nào mắc sỏi trong gan cũng có biểu hiện giống nhau. Thông thường 3 triệu chứng rất điển hình của sỏi đường mật trong gan là: cơn đau quặn gan (đau vùng hạ sườn phải – vùng gan mật) do sỏi di chuyển cọ xát vào đường mật; sau đó xuất hiện sốt và rét run (dấu hiệu của nhiễm trùng đường mật); cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu do có tắc mật.
Mục tiêu trong điều trị sỏi đường mật trong gan là lấy hết sỏi và làm đường mật thông suốt trở lại, tránh ứ trệ dịch mật. Và tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Phẫu thuật điều trị sỏi đường mật trong gan được chỉ định khi sỏi gây biến chứng
Trường hợp sỏi trên 5 mm, sỏi gây triệu chứng viêm đường mật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác sẽ được chỉ định can thiệp lấy sỏi sớm. Trong đó, có nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật lấy sỏi hoặc nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da hoặc đặc stent dẫn lưu đường mật, tạo đường hầm lấy sỏi,... Tuy nhiên, một số trường hợp sỏi gan nằm ở vị trí khó như nằm rải rác sâu trong nhu mô gan không thể nội soi lấy sỏi được sẽ được điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt một phần gan.
Những trường hợp mắc sỏi gan nhưng chưa có triệu chứng do sỏi nhỏ (kích thước dưới 5 mm) thì thường được chỉ định theo dõi vì sỏi có thể di chuyển theo dòng chảy của dịch mật lọt xuống dưới.
Dù y học hiện đại đã phát triển và đạt được những thành tựu không nhỏ nhưng khó có thể phủ nhận được những lợi thế của Đông y trong điều trị sỏi đường mật trong gan. Khác với Tây y, các phương pháp điều trị từ Đông y hướng đến tác động toàn diện lên hệ thống gan mật và nguyên nhân hình thành sỏi. Và trong số rất nhiều bài thuốc cổ truyền chữa trị sỏi mật có một bài thuốc chứa 8 vị thảo dược: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu có tác dụng lợi mật, bổ gan, tăng lưu thông dịch mật từ đó giúp giảm triệu chứng, bài sỏi, giúp hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành và tái phát sỏi gan. Đây cũng có thể là một lựa chọn phù hợp với nhiều người mắc sỏi đường mật trong gan
Sỏi gan khó điều trị bởi thế, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò không nhỏ trong phòng ngừa nguy cơ tái phát sỏi và hạn chế tối đa những biến chứng do sỏi gây ra.
Chế độ ăn và lối sống lành mạnh rất quan trọng trong điều trị sỏi đường mật trong gan
Về chế độ ăn uống – sinh hoạt phù hợp cho người mắc sỏi gan cần lưu ý những điều sau:
Điều trị sỏi đường mật trong gan tuy khó nhưng nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì sẽ hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Tham khảo:
http://www.netdoctor.co.uk/ask-the-expert/liver-kidney-and-urinary-system/a2969/liver-stones/
http://suckhoedoisong.vn/phuong-phap-dieu-tri-soi-trong-gan-n33076.html
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/y-hoc-co-truyen/soi-duong-mat/648/