Điều trị viêm túi mật: Cách nào hiệu quả, triệt để và an toàn?

Viêm túi mật là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi mật, có thể chuyển biến nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay có 2 cách điều trị viêm túi mật phổ biến nhất theo Đông y và Tây y. Mỗi cách sẽ có ưu - nhược điểm riêng, bạn cần nắm chắc để chọn cho mình giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Viêm túi mật bao gồm 2 dạng: Cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm túi mật cấp là một tình trạng cấp cứu còn viêm túi mật mạn tính là hậu quả của nhiều đợt viêm cấp tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh cần được điều trị triệt để và đúng hướng ngay khi có cơn viêm túi mật cấp đầu tiên.

Hãy cùng soimat.vn đặt lên “bàn cân” để so sánh các phương pháp điều trị viêm túi mật phổ biến nhất hiện nay nhé!

Điều trị viêm túi mật trong Tây y - Hiệu quả nhanh, nhiều tác dụng phụ

Cách điều trị viêm túi mật của Tây y giúp giải quyết triệu chứng một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng lại không thể tác động vào nguyên nhân sinh ra viêm túi mật là sỏi mật. Vì thế, có đến 50% người bệnh sau khi chữa viêm túi mật bằng Tây y bị tái phát sỏi và gây viêm nhiễm.

Hiện nay, có 2 phương pháp chính được áp dụng trong Tây y để điều trị viêm túi mật, bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật.

Thuốc điều trị viêm túi mật

Dùng thuốc là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm túi mật. Người bệnh thường phải nhịn ăn, truyền dịch nuôi dưỡng để tránh kích thích  túi mật, tụy, bổ sung điện giải và nghỉ ngơi tại chỗ. Qui-nolon thế hệ 2 và Imi-dazole là hai nhóm kháng sinh chính được chỉ định để điều trị viêm túi mật.

Nhóm Imi-dazole (Metro-nidazole, Tini-dazole, Orni-dazole): Các thuốc trong nhóm này đều có giá thành rẻ nhưng khi dùng có thể gặp tác dụng phụ với mức độ nhẹ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nổi mày đay...

Nhóm Qui-nolon thế hệ 2: Cipro-floxacin hoặc Pefla-cin là thuốc được lựa chọn đầu tiên do giá thành rẻ, hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ… là điều cần lưu ý nếu người bệnh được chỉ định loại kháng sinh này.

Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc sau để điều trị triệu chứng:

- Các thuốc kháng viêm, thuốc giảm co bóp

- Các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như No-spa hoặc Spar-maverin.

Khoảng 80% trường hợp người bệnh đáp ứng tốt với thuốc điều trị, sau đó tùy theo đánh giá chức năng của túi mật sẽ có chỉ định phù hợp: Hoặc phẫu thuật cắt túi mật hoặc người bệnh được xuất viện về nhà theo dõi thêm.

Viêm túi mật có thể khắc phục hoàn toàn bằng cách sử dụng 8 thảo dược Đông y có tính kháng viêm, tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa phẫu thuật. Nếu bạn quan tâm đến 8 thảo dược này, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi cho chúng tôi 0963 022 986 - 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Phẫu thuật cắt túi mật

Trường hợp không đáp ứng tốt với thuốc điều trị, bệnh dễ tiến triển thành viêm túi mật hoại tử hoặc viêm túi mật phúc mạc. Khi đó, người bệnh sẽ được chỉ định mổ cấp cứu.

Phẫu thuật cắt túi mật cũng được chỉ định cho người bệnh đã điều trị ổn định bằng nội khoa, nhất là người già có bệnh tim mạch, tiểu đường.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi thường được ưu tiên lựa chọn do có nhiều ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, ít đau, tỷ lệ biến chứng thấp, nhanh hồi phục, thời gian nằm viện ngắn.

Tuy nhiên, có đến 30% người bệnh không thể mổ nội soi cắt túi mật và bắt buộc phải chuyển sang mổ hở, thường gặp ở những trường hợp mổ cấp cứu. Sau phẫu thuật, tình trạng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu... có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí vài năm do dịch mật không còn túi mật để chứa và sẽ đổ trực tiếp từ gan xuống ruột non.

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong điều trị viêm túi mật khi điều trị nội khoa không có hiệu quả

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định trong điều trị viêm túi mật khi điều trị nội khoa không có hiệu quả

Điều trị viêm túi mật bằng thảo dược Đông y - Tác dụng chậm nhưng triệt để

Khi Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và không triệt để thì nhiều người bệnh viêm túi mật có xu hướng tìm đến bài thuốc Đông y chứa 8 thảo dược quý như một giải pháp “cứu cánh”.

8 thảo dược lợi mật bao gồm Chi tử, Uất kim, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác không chỉ được sử dụng rộng rãi trong dân gian mà còn được các chuyên gia gan mật đánh giá cao về hiệu quả điều trị viêm túi mật.

Với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, lợi mật, tăng vận động đường mật và tăng cường chức năng gan, 8 thảo dược này không chỉ giải quyết được tình trạng viêm túi mật, giảm đau bụng, đầy trướng, khó tiêu mà còn ngăn ngừa tái phát và giúp trì hoãn phẫu thuật.

Đánh giá hiệu quả từ sự kết hợp 8 thảo dược quý trên thực tế, TS.BS.Vũ Thị Khánh Vân cho rằng bài thuốc này có nhiều ưu thế vượt trội hơn các phương pháp Tây y khi điều trị viêm túi mật.

Bài thuốc từ 8 thảo dược giảm viêm, bài sỏi, ngăn viêm túi mật tái phát nhiều lần

Tại Việt Nam, bài thuốc quý kể trên đã được bào chế thành công ở dạng viên nang trong TPBVSK Kim Đởm Khang. Với công nghệ sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP, Kim Đởm Khang đã lưu giữ lại trọn vẹn tinh túy của 8 thảo dược trong từng viên uống, nhờ đó giúp đẩy lùi tình tạng viêm túi mật mà không cần mất công đun sắc.

Xem thêm:

Thông tin về TPBVSK Kim Đởm Khang.

8 thảo dược quý trị bệnh sỏi mật

Làm thế nào để phòng ngừa viêm túi mật?

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh viêm túi mật nếu có chế độ ăn uống hợp lý, điều trị tốt bệnh sỏi mật và các bệnh mắc kèm là nguyên nhân gây bệnh.

- Ăn ít chất béo, tránh đồ chiên rán, chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh gây khó tiêu, thay vào đó nên ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, cá...

- Tăng cường chất xơ, rau xanh và trái cây để hỗ trợ tiêu hóa

- Vận động thường xuyên hoặc tập thể dục mỗi ngày.

Như vậy, có nhiều phương pháp lựa chọn trong điều trị viêm túi mật và bạn không nên chủ quan khi mắc bệnh. Chủ động thăm khám và điều trị ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xem thêm:  

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả

Tham khảo:

Báo sức khỏe đời sống, Radiologyinfo, Webmd