Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp thường được sử dụng để điều trị sỏi mật và các bệnh túi mật khác. Sau ca phẫu thuật, người bệnh thường phục hồi nhanh chóng nhưng cũng có thể gặp các tác dụng phụ khi cơ thể chưa thích nghi được với sự vắng mặt của túi mật. Chăm sóc sức khỏe sau khi cắt túi mật là một bước quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Có hai cách để cắt bỏ túi mật là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở, trong đó, phương pháp nội soi phổ biến hơn. Đa số bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt và xuất viện vài ngày sau phẫu thuật, thậm chí một vài người có thể xuất viện ngay ngày hôm sau. Đối với phẫu thuật mở, người bệnh thường phải ở lại viện khoảng 3 - 5 ngày và mất khoảng 4 - 6 tuần để hồi phục hoàn toàn, lâu hơn so với phẫu thuật nội soi.
Các tác dụng phụ sau khi cắt bỏ túi mật thường nhẹ và nhanh chóng biến mất, chúng bao gồm:
- Cảm thấy không khỏe: Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau được sử dụng trước, trong và sau phẫu thuật. Tình tạng này sẽ mau chóng qua đi.
- Đau bụng và vai: Đây là tác dụng phụ của việc bơm khí CO2 vào bụng để tạo khoảng trống trong bụng khi phẫu thuật cắt túi mật. Thuốc giảm đau có thể giúp bạn đối phó với triệu chứng này.
Tpbvsk Kim Đởm Khang – Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa tái phát sỏi mật sau phẫu thuật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0963 022 986 - 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết.
- Tiêu chảy: Mặc dù không còn túi mật, gan vẫn tiết dịch mật như bình thường và đổ trực tiếp xuống ruột non, kể cả khi không cần thiết. Điều này có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, gạo lức và bánh mỳ giúp giảm tiêu chảy. Hoặc bạn có thể yêu cầu bác sỹ kê thuốc cho uống nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng.
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của phẫu thuật cắt túi mật
Hầu hết các bệnh nhân mổ túi mật nội soi đều lấy lại sức khỏe bình thường sau 1 - 2 tuần xuất viện. Lúc này, bạn đã có thể quay trở lại làm việc và thực hiện các hoạt động thường ngày như lái xe, tập thể dục nhẹ nhàng... Nếu phẫu thuật mở, cơ thể cần có nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường (khoảng 1 tháng kể từ khi xuất viện).
Sau phẫu thuật, nếu không biết chăm sóc vết khâu đúng cách, bạn rất dễ bị nhiễm trùng và khả năng phải quay trở lại bệnh viện là rất cao. Hãy cố gắng giữ cho vết khâu luôn khô ráo (ít nhất 48 giờ sau phẫu thuật) và sạch sẽ, kiểm tra vết khâu mỗi ngày để phát hiện bất kỳ một tình trạng bất thường nào, như nốt ửng đỏ, sưng đau bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Có nên tắm sau khi mổ sỏi mật?
Viện Y tế quốc gia về Chất lượng điều trị (Viện NICE - Vương quốc Anh) khẳng định rằng người bệnh có thể tắm sau khi phẫu thuật 48 tiếng mà không lo nhiễm trùng do vết khâu bị ướt. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên ngâm mình (và vết khâu) trong bồn tắm. Lau khô vết thương theo hướng dẫn của bác sỹ ngay sau khi tắm.
Nhưng làm thế nào để có thể giữ vết khâu khô ráo trong 48 tiếng đồng hồ? Rất đơn giản, cách tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với nước hoặc tránh vận động mạnh ra mồ hôi. Ngoài ra, bạn có thể dùng băng gạc không thấm nước (hoặc bất kỳ vật gì có thể chống thấm nước, như găng tay hoặc túi nilon) để phủ lên vết khâu khi tắm. Nếu vô tình làm ướt vết khâu, hãy lau khô ngay bằng khăn sạch.
48 giờ sau phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh có thể tắm bằng vòi hoa sen và lau khô vết thương ngay khi tắm
Điều quan trọng là không được làm xước các vết khâu. Vận động mạnh, chơi thể thao hay thậm chí là... gãi cũng có thể làm tổn thương vết khâu. Để có thể hồi phục nhanh nhất, bạn cần phải cử động nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với nước, bùn, cát và sơn. Nếu trẻ em mổ sỏi mật, nên cho bé nghỉ học cho tới khi vết khâu lành lại bởi ở trường bé rất hiếu động và khả năng nhiễm trùng rất cao.
Bạn cần luôn theo dõi và chăm sóc vết khâu phẫu thuật trong những ngày đầu. Nếu các dấu hiệu bất thường kéo dài và tăng nặng hơn, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc tốt. Một số dấu hiệu cần lưu ý như:
- Sưng tấy; - Vết mổ có màu đỏ hơn; - Xuất hiện mủ hoặc chảy máu ở vết mổ; - Sờ vào vết mổ thấy nóng; - Có mùi khó chịu ở vết mổ; - Vết mổ ngày càng đau; - Sốt 38°C hoặc cao hơn.
Nếu không dùng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ, các bác sỹ sẽ cho bạn biết khi nào cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ. Thông thường, với mũi khâu ở bụng, bạn phải đi cắt chỉ trong vòng 7 - 10 ngày.
Nếu chăm sóc tốt vết mổ sau phẫu thuật cắt túi mật, bạn sẽ rút ngắn được thời gian phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lơ là, một vết khâu nhỏ cũng có thể khiến bạn nhập viện vì nhiễm trùng lây lan. Chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng!
Xem thêm:
Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật
Nguồn tham khảo: http://www.nhs.uk/