Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sỏi mật: hàng ngày và sau mổ

Chăm sóc người bệnh sỏi mật đúng cách sẽ giúp hạn chế được sự phát triển của sỏi, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh. Nhiệm vụ của bạn là giúp họ xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, đồng thời biết cách nhận biết và xử lý tình huống trong những trường hợp cụ thể.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn chìa khóa để chăm sóc tốt người bệnh sỏi mật, góp phần quan trọng vào việc giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị cao hơn.

Chăm sóc người bệnh sỏi mật sau phẫu thuật

Phẫu thuật sỏi mật được chỉ định cho những trường hợp sỏi có kích thước lớn hoặc đã gây biến chứng viêm tái đi tái lại nhiều lần. Sau phẫu thuật, sự chăm sóc của người thân đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giúp người bệnh nhanh hồi phục và hạn chế được những biến chứng sau mổ.

Ngay sau phẫu thuật

Ngay sau phẫu thuật sỏi mật, người bệnh thường không tự sinh hoạt được mà sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Chính vì vậy, ở giai đoạn này bạn sẽ đóng vai trò như một nhân viên y tế, theo dõi sát sao quá trình hồi phục của họ. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu vết mổ nhiều, nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, kèm theo khó thở, đau đớn nhiều… thì bạn phải ngay lập tức yêu cầu sự giúp đỡ của bác sỹ.

Sau phẫu thuật khoảng 6 – 8h, người bệnh đã có thể bắt đầu ăn trở lại, ban đầu chỉ nên ăn các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp và kiêng hoàn toàn chất béo. Theo dõi sau mỗi bữa ăn, nếu không thấy những khó chịu đáng kể, có thể thêm dần chất béo vào thực đơn hàng ngày nhưng vẫn ở mức hạn chế.

• Bài viết liên quan:

- Sau khi cắt bỏ túi mật cần kiêng ăn gì?

- Biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật

- Chế độ ăn dành cho người bệnh sỏi mật

Vài ngày sau phẫu thuật

Vài ngày sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau. Đau có thể do nguyên nhân tại vết mổ khi đã hết thuốc tê, do ứ trệ dịch mật, hoặc do các dụng cụ, thao tác trong quá trình phẫu thuật làm tổn thương đường mật. Nếu đau nhiều, lan lên vai và ra sau lưng thì nên cho người bệnh nằm ở tư thế Fowler (ngồi thẳng đứng hoặc nghiêng về phía sau với góc 45-60o, đầu gối có thể cong hoặc thẳng).

Hướng dẫn người bệnh sỏi mật nằm theo tư thế Fowler để giảm đau sau phẫu thuật

Hướng dẫn người bệnh sỏi mật nằm theo tư thế Fowler để giảm đau sau phẫu thuật

Bạn cần để ý kỹ đến vết mổ xem có xuất hiệu các dấu hiệu bất thường (nếu mổ hở) như phù nề, dịch mủ… hay không? Nếu có phải báo với bác sỹ để được xử lý. Thực hiện thay băng, vệ sinh vết mổ sạch sẽ, luôn để vết mổ ở trạng thái khô ráo, đồng thời khuyên người bệnh không nên di chuyển, vận động mạnh.

TPCN Kim Đởm Khang - giải pháp an toàn từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật, giúp giảm đau và dự phòng tái phát sỏi sau phẫu thuật. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

Một số người bệnh có thể cần phải đặt ống dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật. Ống này có tác dụng làm thông dòng chảy của dịch mật, hạn chế sự ứ trệ dịch và giảm áp lực cho đường mật, hoặc tạo đường hầm để lấy sỏi khi còn sót sỏi sau phẫu thuật. Thông thường ống dẫn Kehr sẽ được rút sau 1 tuần, nhưng một số trường hợp có thể phải mang ống dẫn lưu về nhà trong khoảng thời gian vài tháng. Bạn cần chú ý theo dõi lượng dịch mật hàng ngày, nếu thấy dịch mật chảy ra khỏi ống dẫn lưu có màu sắc xanh đục, có lẫn mủ, dịch mật quá đặc hoặc quá loãng… thì cần báo ngay cho bác sỹ điều trị.

Theo dõi biến chứng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh sỏi mật có thể xuất hiện các biến chứng nhẹ trên đường tiêu hóa như đầy chướng, chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy, hay nghiêm trọng hơn là các biến chứng nặng như nhiễm trùng, rò rỉ mật, tổn thương ống mật… Vì vậy, khi thấy người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như đau kéo dài sau thời gian mổ, ăn uống đầy chướng, chậm tiêu, táo bón, sốt nhẹ… tốt nhất bạn nên đưa họ quay trở lại viện để được thăm khám cẩn thận.

Chăm sóc tốt sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh sỏi mật phục hồi nhanh hơn

Chăm sóc tốt sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh sỏi mật phục hồi nhanh hơn

Chăm sóc người bệnh sỏi mật hằng ngày

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, bạn có thể áp dụng những hướng dẫn chăm sóc sau để giúp việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh cho người bệnh sỏi mật đó là:

- Giảm chất béo và thực phẩm giàu cholesterol: Sự có mặt của một lượng lớn chất béo trong đường tiêu hóa sẽ kích thích túi mật co bóp quá mạnh, làm xuất hiện các cơn đau sau khi ăn. Đồng thời, sự dư thừa cholesterol trong dịch mật sẽ tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành và phát triển.

- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, tinh bột và carbonhydrat tinh chế: như bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn vặt… bởi chúng cũng góp phần vào sự phát triển của sỏi mật và làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh.

- Tăng cường chất xơ: Khẩu phần ăn hàng ngày nên tăng cường ăn rau xanh, các loại củ quả giàu chất xơ hòa tan như củ cải, cà rốt, cam, táo… vì chúng giúp đào thải bớt lượng cholesterol trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa của người bệnh làm việc hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi để tránh nhiễm giun sán, bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật và gây viêm nhiễm. Tốt nhất nên tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/ lần.

Chăm sóc tốt người bệnh sỏi mật bằng cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày

Chăm sóc tốt người bệnh sỏi mật bằng cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày

Chế độ luyện tập

Người bệnh sỏi mật nên có một chế độ luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức, duy trì đều đặn thường xuyên như đi bộ, đạp xe, yoga… để duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời làm tăng vận động đường mật, từ đó hạn chế sự phát triển của sỏi.

Giảm đau do sỏi mật

Bệnh sỏi mật có thể gây nên các cơn đau quặn gan, mật, kéo dài từng cơn và xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh khó chịu. Để hạn chế và phòng tránh những cơn đau này bạn có thể tìm hiểu thêm các giải pháp khác nhau.

Xem thêm: Giảm đau do bệnh sỏi mật với 9 cách đơn giản

Tái khám định kỳ, thường xuyên

Tái khám định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần là rất cần thiết để giúp theo dõi sự phát triển của sỏi mật và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp điều trị tốt hơn.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng dưới đây, hãy nhanh chóng đưa họ đến gặp bác sỹ:

- Sốt và ớn lạnh

- Da hoặc mắt chuyển sang màu vàng

- Đau quặn ở vùng bụng trên, ngay dưới lồng ngực bên phải

Những rắc rối của bệnh sỏi mật khiến người bệnh thường ăn không ngon và tinh thần kém thoải mái. Bởi vậy, sự chăm sóc tận tình và đúng cách của bạn không chỉ giúp đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, mà còn là giá trị động viên tinh thần để giúp họ vượt qua bệnh tật.

Xem thêm:

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Những cách chấm dứt đầy trướng, khó tiêu do bệnh sỏi mật hiệu quả

Theo nguồn: http://www.drugs.com

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật