Lợi ích và rủi ro sau phẫu thuật cắt túi mật

Túi mật là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, có nhiệm vụ lưu trữ, cô đặc, tiết dịch mật vào ruột non giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất béo. Cắt túi mật là một phẫu thuật khá an toàn, thường được sử dụng phố biến để điều trị các bệnh túi mật.

Khi nào cần cắt túi mật?

Sỏi mật là nguyên nhân phổ biến dẫn đến cắt túi mật. Bạn sẽ được chỉ định cắt túi mật trong những trường hợp sau:

- Sỏi gây đau và viêm túi mật mạn tái đi tái lại nhiều lần

- Sỏi gây viêm túi mật cấp đe dọa thủng túi mật, hoại tử túi mật, áp xe túi mật…

- Sỏi nhiều, chiếm 2/3 diện tích của túi mật

Một số nguyên nhân khác cũng dẫn tới khả năng phải cắt túi mật như: polyp túi mật có nguy cơ cao ác tính, ung thư túi mật, viêm túi mật cấp không do sỏi, túi mật bị vôi hóa (túi mật sứ) không còn chức năng dự trữ dịch mật…

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh túi mật:

- Cơn đau quặn, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày.

- Nếu cơn đau thường kéo dài trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến biến chứng do sỏi.

- Các biểu hiệu ứ mật: túi mật căng tức, ấn vào thấy rất đau, vàng da, vàng mắt, đi cầu phân trắng, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Sốt cao, ớn lạnh

Sỏi túi mật – nguyên nhân chủ yếu phải phẫu thuật cắt túi mật

Sỏi túi mật – nguyên nhân chủ yếu phải phẫu thuật cắt túi mật

Những rủi ro trong phẫu thuật cắt túi mật

Con người ta có thể sống sót mà không có túi mật. Tuy nhiên, sống sót mà không có túi mật và sống khỏe mạnh mà không có nó là hai điều rất khác nhau. Nguy cơ gây biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật là khá thấp. Nhưng cũng giống như hầu hết các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt túi mật cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho sức khỏe.

Những biến chứng trong quá trình phẫu thuật

Chảy máu nội tạng

Chảy máu nội tạng có thể xảy ra sau phẫu thuật nhưng rất hiếm. Thông thường biến chứng này được xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật

Tổn thương đường dẫn mật

Có khoảng 1 trong số 500 trường hợp bị tổn thương đường dẫn mật trong phẫu thuật cắt túi mật. Nếu điều này xảy ra trong quá trình phẫu thuật, sẽ được xử lý ngay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải phẫu thuật lại để giải quyết tình trạng này.

Dụng cụ phẫu thuật cũng có thể làm tổn thương các bộ phận xung quanh như ruột và các mạch máu. Biến chứng này rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/1000 và thường được xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Một số người có nguy cơ cao hình thành các cục máu đông sau phẫu thuật cắt túi mật. Phổ biến nhất là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thường xảy ra ở tĩnh mạch chân.

Đây thực sự là một biến chứng nghiêm trọng vì cục máu đông di chuyển khắp cơ thể, thậm chí có thể làm tắc nghẽn động mạch phổi (thuyên tắc phổi). Người bệnh có thể được đeo bít tất nén sau phẫu thuật để ngăn ngừa điều này xảy ra.

Rủi ro từ gây mê

Những rủi ro từ gây mê hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng bao gồm phản ứng dị ứng thuốc và tử vong. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và sức khỏe ổn định trước khi phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ biến chứng xảy ra.

Cắt túi mật khá an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định

Cắt túi mật khá an toàn nhưng cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định

Tpcn Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, ngăn ngừa biến chứng do sỏi và giảm tỷ lệ sỏi tái phát sau phẫu thuật cắt túi mật. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết.

Những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt túi mật

Rò rỉ mật

Sự rò rỉ mật xảy ra với tỷ lệ khoảng 1% trường hợp sau phẫu thuật cắt túi mật. Sau khi túi mật bị loại bỏ, bác sỹ sẽ sử dụng một loại kẹp đặc biệt để bịt kín đầu ống mật nối giữa túi mật với ống mật chủ. Tuy nhiên, dịch mật cũng có thể rò rỉ ra ngoài ổ bụng với các triệu chứng bao gồm: đau bụng, mệt mỏi, sốt hoặc trướng bụng. Ở những trường hợp này, các bác sỹ có thể chỉ định mổ lại để hút dịch mật và vệ sinh sạch khoang bụng.

Nhiễm trùng vết mổ

Những dấu hiệu của sự nhiễm trùng bao gồm: đau nhức, sưng đỏ hoặc bưng mủ tại vết mổ. Để hạn chế nhiễm trùng, người bệnh cần tuân thủ việc dùng kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sỹ cả trước và sau phẫu thuật.

Hội chứng sau cắt túi mật

Hội chứng sau cắt túi mật (Postcholecystectomy syndrome PCS) - đây là tình trạng kéo dài hoặc tái phát của những triệu chứng gồm:

- Đau bụngKhó tiêuTiêu chảy - Vàng mắt, vàng da - Sốt cao đến 380C

Gần 50% các trường hợp là do nguyên nhân tại đường mật như: sót sỏi, tổn thương đường mật, mất nhu động và giãn ống mật chủ. Để chẩn đoán chính xác cần phải dựa vào thủ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Viêm dạ dày, viêm tụy

Do dịch mật trào ngược vào dạ dày, ống tụy, rối loạn vận động đường mật và co thắt cơ vòng Oddi.

Sỏi tái phát tại đường dẫn mật

Cắt túi mật không có nghĩa là chữa khỏi bệnh sỏi mật. Sỏi vẫn có nguy cơ tái phát, gây viêm nhiễm đường mật trong một khoảng thời gian nhất định sau phẫu thuật

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng sau cắt túi mật?

Để dự phòng biến chứng sau cắt túi mật cần có lối sống khoa học: ăn uống hợp vệ sinh, định kỳ uống thuốc tẩy giun 6 tháng 1 lần (để dự phòng các loại sỏi do giun), hạn chế các thức ăn giàu chất béo, tăng cường chất xơ; hạn chế thực phẩm nhiều đường và chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc sử dụng các thảo dược từ Đông y trong điều trị bệnh lý gan mật và phòng ngừa biến chứng sau cắt túi mật cho thấy hiệu quả vượt trội ngoài sự mong đợi. Bài thuốc kết hợp từ 8 loại thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo (lợi mật, tăng vận động đường mật), Diệp hạ châu, Nhân trần (tăng cường chức năng gan), Hoàng bá, Sài hồ (kháng khuẩn, kháng viêm), Chỉ xác (giảm đầy trướng, khó tiêu) mang lại tác động kép trên toàn hệ thống gan mật, giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và phòng sỏi tái phát sau phẫu thuật hiệu quả.

Cùng lắng nghe một người bệnh chia sẻ kinh nghiệm phòng sỏi tái phát, giảm đau, đầy trướng sau phẫu thuật cắt túi mật từ 8 thảo dược quý:

Cắt túi mật có thể cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này bởi lẽ việc mất đi một bộ phận nào đó trong cơ thể là đều không thể vãn hồi được. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ, cân nhắc kỹ càng về lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định phẫu thuật cắt túi mật hay không.

Tham khảo: http://www.nhs.uk/Conditions/Laparoscopiccholecystectomy/Pages/Introduction.aspx