Phương pháp mổ nội soi sỏi mật và giải đáp thắc mắc thường gặp

Hiện nay, mổ nội soi sỏi mật là phương pháp phẫu thuật đang được nhiều người lựa chọn nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng tình trạng bệnh. Nhưng liệu rằng đây có phải là giải pháp an toàn và hiệu quả? Và nó được thực hiện như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp này qua nội dung trong bài viết sau đây.

Mổ nội soi sỏi mật là gì?

Túi mật là nhà kho nhỏ lưu trữ dịch mật được gan tiết ra. Mật có thành phần chủ yếu là nước, cholesterol, muối mật và axit mật, thực hiện chức năng tiêu hóa chất béo. Thông thường, dịch mật có dạng lỏng, không đóng cặn, nhưng nếu một khi các thành phần này thay đổi, các tinh thể cholesterol hoặc sắc tố mật có thể lắng đọng, kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi túi mật.

Sỏi túi mật có thể được điều trị bằng thuốc làm tan sỏi, tán sỏi mật qua da… Nhưng trong những trường hợp nặng, người bệnh cần được cân nhắc để tiến hành phẫu thuật cắt túi mật. Nhiều năm trước, phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện bằng phương pháp mổ hở, tức là bác sĩ sẽ dùng dao mổ rạch một đường lớn trên ổ bụng để bộc lộ túi mật. Nhưng những năm gần đây, mổ cắt túi mật có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi bằng cách sử dụng các dụng cụ đặc biệt đưa vào ổ bụng thông qua những vết rạch rất nhỏ.

Bạn đang gặp phải các triệu chứng khó chịu do sỏi mật tấn công như đau quặn hạ sườn phải, đầy chướng, khó tiêu… Hãy gọi theo số 096.302.2986 - 0962 326 300 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết về Tpbvsk Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật hiệu quả.

Sỏi mật có thể được hình thành mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào

Sỏi mật có thể được hình thành mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào

Khi nào cần mổ nội soi sỏi mật?

Túi mật không phải là cơ quan quyết định đến sự sống còn của cơ thể, do đó nếu không có nó, cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong và sau quá trình phẫu thuật vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro, cho nên cắt túi mật nội soi chỉ nên tiến hành khi:

- Sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật.

- Sỏi gây viêm túi mật cấp tính hoặc mạn tính tái diễn khiến người bệnh thường xuyên nhập viện.

- Thành túi mật bị vôi hóa (túi mật sứ).

- Người bệnh sỏi mật kèm theo suy giảm miễn dịch.

- Sỏi mắc kẹt tại đường ống dẫn mật nhưng không thể thực hiện được bằng can thiệp ERCP (nội soi mật tụy ngược dòng).

Chi phí mổ nội soi sỏi túi mật

Chi phí mổ sỏi mật thay đổi theo từng ca bệnh, điều đó tùy thuộc vào phương pháp can thiệp (phẫu thuật nội soi hay mổ hở), phụ thuộc vào bệnh viện thực hiện, thời gian phục hồi của người bệnh và cả việc bạn có được Bảo hiểm chi trả hay không?… Bạn có thể tham khảo chi phí mổ nội soi sỏi túi mật tại một số bệnh viện lớn ở Việt Nam dưới đây:

- Mổ nội soi điều trị sỏi túi mật (phẫu thuật cắt túi mật): 5.7 triệu đồng

- Mổ nội soi lấy sỏi ống mật chủ, sỏi gan: 4.5 triệu đồng

- Lấy sỏi mật bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): 3.3 triệu đồng

Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí phẫu thuật/thủ thuật, chưa có chi phí thuốc men, giường bệnh và các phụ phí khác. Do đó, để có con số gần chính xác nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc bệnh viện nơi bạn điều trị để được hướng dẫn cụ thể. Nếu bạn có Bảo hiểm Y tế, bạn sẽ giảm được một phần chi phí.

Mổ nội soi được thực hiện như thế nào?

Thủ tục nội soi cắt bỏ túi mật thường được thực hiện như sau:

- Đầu tiên, bác sỹ sẽ gây mê toàn thân và tiến hành chèn một cây kim qua rốn và bơm khí CO2 để hình ảnh nội tạng hiện lên rõ hơn. Điều này, có thể khiến huyết áp tăng, nên đối với những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim, bệnh thận sử dụng thuốc hạ huyết áp là điều cần thiết.

- Có tổng cộng là 3 vết mổ được thực hiện trong bụng, vết thứ nhất và thứ hai có kích thước từ 10 - 12 mm và vết thứ ba là 5 mm. Sau đó, bác sỹ sẽ chèn một ống nội soi trong đó có một dụng cụ phẫu thuật nhỏ và một camera để chuyển tiếp hình ảnh qua màn hình ti vi trong quá trình thực hiện. Qua đó sỏi sẽ được gắp ra khỏi đường dẫn mật hoặc túi mật sẽ được loại bỏ qua những vết rạch này.

- Sau khi hoàn tất, các vết rạch nhỏ sẽ được khâu lại và bệnh nhân có thể ra viện ngay trong ngày.

Những rủi ro có thể gặp phải khi mổ nội soi sỏi mật?

Khi mổ nội soi sỏi mật, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro như sau:

- Đau và mệt mỏi là những tác dụng phụ hay gặp nhất. Người bệnh nên tránh các hoạt động nhẹ trong 2 ngày và nặng trong khoảng 1 tuần.

- Buồn nôn và nôn cũng chiếm tỷ lệ cao, có thể được điều trị bằng cách tiêm hoặc dùng thuốc chống nôn granissteron trước khi phẫu thuật.

- Tổn thương ống mật là biến chứng quan trọng nhất, khiến ống mật bị tổn thương, gây rò rỉ dịch mật. Để giảm thiểu tình trạng này, bác sỹ cần kết hợp mổ nội soi với thủ thuật ERCP trước khi tiến hành.

- Sót sỏi chiếm khoảng 6% trong các trường hợp phẫu thuật. Khi sỏi ở lại có thể gây tắc nghẽn, áp xe đường mật hoặc rò rỉ dịch mật, buộc lúc này cần phải phẫu thuật mổ hở để lấy sỏi ra ngoài.

Ngoài ra sau khi cắt túi mật, dịch mật được gan sản xuất và đưa thẳng xuống ruột non nên có thể gây ra nhiều biến chứng trên đường tiêu hóa như đầy chướng, tiêu chảy, táo bón… thường hết sau vài tuần nhưng cũng có thể chuyển thành mạn tính.

Thường xuyên buồn nôn là một trong các rủi ro sau khi mổ nội soi sỏi mật

Thường xuyên buồn nôn là một trong các rủi ro sau khi mổ nội soi sỏi mật

Phẫu thuật nội soi sỏi mật được xem là phương pháp điều trị tương đối hiệu quả trong những trường hợp nghiêm trọng, mặc dù vậy, chúng vẫn có thể để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Do đó, người bệnh sỏi mật nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Không thể phủ nhận được tác dụng của tây y khi điều trị bệnh sỏi mật. Nhưng để nói ưu điểm thì các loại thảo dược tỏ ra có nhiều lợi thế hơn. Kim tiền thảo là dược liệu có công dụng lợi mật, bào mòn sỏi, chống viêm. Theo xu hướng đi từ căn nguyên đến triệu chứng của bệnh, người xưa còn biết phối hợp thêm các loại thảo dược như Uất kim, Chi tử, Sài Hồ, Chỉ xác,… để tăng chất lượng đường mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm do đó mang lại tác dụng trên toàn hệ thống gan mật, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả.

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng chưa thực sự cần thiết phải mổ sỏi mật, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của người bệnh dưới đây đã tìm được giải pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả, không cần mổ mà sỏi vẫn tan hoàn toàn.

Theo nguồn: http://www.nytimes.com http://www.laparoscopic.md

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật