Mổ polyp túi mật có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Mổ polyp túi mật thực chất chính là cắt bỏ hoàn toàn túi mật - bộ phận có nhiệm vụ dự trữ và cô đặc dịch mật giúp tiêu hóa chất béo. Đây là chỉ định cần thiết khi polyp có nguy cơ tiến triển ung thư. Thế nhưng không phải trường hợp polyp túi mật nào cũng cần mổ bởi phẫu thuật này vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ “Khi nào nên cắt polyp túi mật? Cắt polyp túi mật có nguy hiểm không?” và biết được cách tránh biến chứng sau mổ cắt polyp túi mật.

Mổ polyp túi mật chỉ được thực hiện khi polyp có nguy cơ tiến triển ác tính

Mổ polyp túi mật chỉ được thực hiện khi polyp có nguy cơ tiến triển ác tính

Những rủi ro có thể xảy ra khi mổ polyp túi mật

Thực tế, mổ polyp túi mật là một phẫu thuật khá an toàn. Trong quá trình cắt túi mật, những biến chứng như chảy máu, rò rỉ dịch mật, nhiễm trùng ổ bụng, hình thành huyết khối, tổn thương đường mật… xảy ra với tỷ lệ rất ít. 

Tuy nhiên sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy trướng, chậm tiêu… 

Điều này xuất phát từ sự thích nghi của cơ thể sau khi không còn túi mật. Lúc này, dịch mật sản xuất từ gan sẽ đổ thẳng xuống ruột non, không qua quá trình tích trữ và cô đặc tại túi mật nữa. Các triệu chứng khó chịu này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy từng cơ thể người bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn chức năng gan mật lâu ngày sau mổ polyp túi mật có thể là nguyên nhân hình thành sỏi đường mật. Khi đó, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ phải phẫu thuật nhiều lần, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Polyp túi mật khi nào nên mổ?

Hiện nay, mổ polyp túi mật thực chất chính là phẫu thuật cắt toàn bộ túi mật chứ không phải chứ loại bỏ polyp. Vì thế, việc xác định chính xác thời điểm cần cắt polyp túi mật có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này vừa giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư vừa giúp hạn chế tối đa các biến chứng trên đường tiêu hóa khi cắt túi mật quá sớm.

Thông thường nếu polyp túi mật kích thước nhỏ dưới 10mm, ít có nguy cơ ác tính, không có triệu chứng thì không cần phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi định kỳ 3-6 tháng/lần. Nếu sau thời gian này, polyp vẫn không có sự thay đổi về kích thước, hình dạng, thời gian theo dõi sẽ được giãn cách thành 12 tháng/lần.

Ngược lại, bác sĩ sẽ chỉ định cắt túi mật trong các trường hợp polyp có nguy cơ tiến triển ung thư bao gồm:

  • Polyp có kích thước hơn 10mm hoặc tăng nhanh kích thước, số lượng trong thời gian ngắn
  • Polyp có chân rộng, polyp không có cuống, hình thể bất thường
  • Nhiều polyp đứng riêng lẻ hoặc đa polyp túi mật
  • Mắc kèm sỏi mật và polyp túi mật

[sc name="deduoctuvanmienphi"]

Có cách nào làm tan polyp túi mật mà không phải cắt túi mật không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc uống giúp làm tan hay teo nhỏ polyp túi mật. Vì thế, đa phần khi phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh về theo dõi tại nhà, chấp nhận chung sống với polyp lâu dài. Đến khi polyp gây biến chứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ ung thư thì giải pháp duy nhất được chỉ định là phẫu thuật cắt túi mật.

Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học hiện đại về hiệu quả hỗ trợ điều trị polyp túi mật của các thảo dược Đông y đã đem lại hy vọng mới cho người bệnh. Trong đó không thể không kể đến bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo

Cho đến nay, bài thuốc 8 thảo dược này là sự kết hợp duy nhất đã được nghiên cứu hiệu quả tại viện 103 chứng thức tác động toàn diện lên bệnh polyp túi mật. Không chỉ giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật để ngăn polyp tăng kích thước, bài thuốc này còn có hiệu quả bào mòn polyp cholesterol. Những trường hợp polyp có bản chất là “cục thịt dư” trong túi mật, bài thuốc này còn chống tân tạo các mạch máu mới, ngăn cản khối u hình thành, từ đó ngăn biến chứng ung thư túi mật.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy bài thuốc chứa 8 thảo dược này trong sản phẩm Kim Đởm Khang dạng viên nang rất thuận tiện khi sử dụng trong thời gian dài. Đây cũng là sản phẩm duy nhất từ thảo dược cho người bệnh polyp túi mật có nghiên cứu tại viện 103. 

Kim Đởm Khang là giải pháp hiệu quả cho người bị polyp túi mật

Kết quả nghiên cứu của sản phẩm được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc và nhận được đánh giá cao từ nhiều chuyên gia. Dưới đây là trường hợp đã tan polyp túi mật gần 5mm chỉ sau 2 tháng dùng Kim Đởm Khang:

Đừng vội cắt túi mật khi vẫn có giải pháp từ Kim Đởm Khang giúp làm tan polyp cholesterol

Nếu phải mổ polyp, nên mổ như thế nào?

Tùy trường hợp người bệnh khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt polyp túi mật bằng cách mổ nội soi hoặc mổ hở. 

Mổ nội soi cắt polyp túi mật

Cách mổ nội soi cắt túi mật: 

  • Bác sĩ sẽ mở bụng và dùng camera quan sát để đẩy túi mật lên tối đa, đảm bảo bộc lộ vùng cổ túi mật và cuống gan, đồng thời kiểm tra xem ống mật chủ và ống cổ túi mật có giãn không. 
  • Dùng kéo cắt động mạch túi mật và ống cổ túi mật. 
  • Dùng dụng cụ loại bỏ túi mật và cho vào túi nilon, cầm máu và lau sạch ổ bụng.

Mổ nội soi polyp túi mật có ưu điểm là khá an toàn và thời gian hồi phục nhanh. Đa phần người bệnh có thể ăn lỏng và đi lại sau 6-8 tiếng. Khi sức khoẻ đã ổn sẽ được xuất viện sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với người bệnh suy tim, rối loạn đông máu, bệnh lý hô hấp hay đã từng phẫu thuật ổ bụng.

Người bệnh thực hiện mổ nội soi cắt polyp túi mật có thời gian hồi phục nhanh

Người bệnh thực hiện mổ nội soi cắt polyp túi mật có thời gian hồi phục nhanh

Mổ hở để cắt bỏ polyp túi mật

Phương pháp này thường được chỉ định với trường hợp không thể mổ nội soi polyp túi mật. Ví dụ như người thừa cân béo phì, người đã từng trải qua phẫu thuật vùng bụng.  Một số trường hợp đang thực hiện mổ nội soi nhưng bị chảy máu hay không thể quan sát rõ các cơ quan và bộ phận của túi mật thì bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang mổ hở. 

Sau phẫu thuật cắt polyp túi mật bằng mổ hở, người bệnh thường cần nhiều thời gian để hồi phục hơn mổ nội soi, có thể từ 1-2 tuần. 

Chi phí mổ polyp túi mật là bao nhiêu?

Tại bệnh viện nhà nước riêng chi phí cắt túi mật nội soi là 2 - 2,5 triệu, còn mổ hở là 3,5 - 4 triệu. Mức giá này ở bệnh viện tư nhân sẽ cao hơn từ 3-5 triệu. Tuy nhiên tổng chi phí phẫu thuật cắt polyp túi mật sẽ có thể dao động trong khoảng 10-20 triệu, bao gồm cả chi phí khám, xét nghiệm cần thiết, giường bệnh, thuốc men… 

Tuỳ từng người bệnh khác nhau thì chi phí bỏ ra cũng khác nhau. Chi phí này phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn phẫu thuật tại bệnh viện tư nhân hay bệnh viện nhà nước, bảo hiểm y tế đúng tuyến hay trái tuyến, các bệnh lý mắc kèm hoặc tiền sử bệnh liên quan… Vì thế, bạn nên liên hệ trước với địa chỉ bạn sẽ thực hiện cắt polyp túi mật để biết được mức chi phí mổ polyp túi mật chính xác nhất.

Ngoài khả năng làm tan polyp cholesterol, TPCN Kim Đởm Khang còn được kiểm chứng tại viện Quân y 103 về hiệu quả giúp giảm biến chứng tiêu hoá sau mổ polyp túi mật, tránh nhiễm khuẩn đường mật, bài sỏi và phòng ngừa sỏi xuất hiện trong đường mật, túi mật. Hãy liên hệ theo số hotline 096.302.2986 - 096.232.6300 để được chuyên gia tư vấn cách điều trị cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc sau mổ polyp túi mật đúng cách

Sau phẫu thuật cắt polyp túi mật, việc chăm sóc sức khỏe hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và tránh biến chứng trên đường tiêu hoá.

Ăn uống phù hợp với tình trạng không còn túi mật

Một chế độ ăn khoa học chắc chắn là điều quan trọng nhất bạn cần để tâm sau khi cắt bỏ polyp túi mật. Hướng dẫn cụ thể cho bạn như sau:

- Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol (mỡ và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng), các món nhiều dầu mỡ (món chiên xào, rán, thức ăn nhanh), thực phẩm nhiều đường và tinh bột (bánh quy, bánh ngọt).

- Tăng cường bổ sung đa dạng trái cây, rau củ quả, chất béo từ thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương, hạt hạnh nhân)

- Chia nhỏ thành 5-6 bữa trong ngày, uống đủ nước và ăn chín uống sôi.

Sau mổ polyp túi mật, người bệnh nên tăng dần lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để tránh bị đầy bụng, chậm tiêu

Sau mổ polyp túi mật, người bệnh nên tăng dần lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để tránh bị đầy bụng, chậm tiêu

Sử dụng thảo dược giúp ngăn biến chứng trên tiêu hoá

Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh sau phẫu thuật polyp trong túi mật nên sử dụng thêm bài thuốc từ 8 thảo dược quý để hỗ trợ cân bằng và điều hoà chức năng gan mật.

Cụ thể theo TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân (Viện Y học Cổ truyền Quân đội), bài thuốc từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác trong Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ sau mổ polyp túi mật rất hiệu quả. Với tác dụng tăng cường chức năng gan, lợi mật và kháng khuẩn, kháng viêm, bài thuốc này giúp cân bằng lại hoạt động của hệ thống gan mật, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa hình thành sỏi đường mật hiệu quả.

Ra đời từ năm 2012, Kim Đởm Khang vẫn đang là lựa chọn uy tín cho nhiều người bệnh đã trải qua phẫu thuật cắt túi mật.

Kim Đởm Khang giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá sau 2 tuần, ngăn sỏi mật hình thành sau phẫu thuật cắt túi mật - cô Len (Hải Dương) chia sẻ

Mổ polyp túi mật không phải chỉ đơn giản là loại bỏ đi polyp mà là cắt toàn bộ túi mật. Vì thế, bạn không nên lạm dụng phẫu thuật này mà chỉ nên thực hiện khi polyp có nguy cơ tiến triển ung thư. Sau khi xử trí thành công polyp trong túi mật, hãy áp dụng một chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn và sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, tránh biến chứng.

Theo nguồn: scielo.br, ncbi.nlm.nih.gov

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.