Mổ sỏi gan là phương pháp mổ lấy sỏi, tán sỏi ở đường ống dẫn mật trong gan hoặc phải cắt một phần lá gan. Đây là một phẫu thuật khá phức tạp nên muốn thành công, bạn cần nắm được 5 điều quan trọng trong bài viết này.
Mổ sỏi gan là chỉ định phổ biến để giải quyết sỏi, tránh biến chứng
Khác với sỏi túi mật, đa phần sỏi gan có bản chất bilirubin, không thể giải quyết được bằng cách sử dụng thuốc tây y. Vì vậy phẫu thuật sỏi gan là lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ Tây Y. Tuy nhiên, không phải trường hợp sỏi gan nào cũng cần mổ.
Phẫu thuật mổ sỏi gan là phương pháp điều trị chính trong các trường hợp sau:
- Sỏi gan kích thước lớn, thường xuyên gây đau quặn bụng, sốt, vàng da.
- Sỏi đường mật trong gan gây biến chứng nhiễm trùng đường mật, viêm gan, áp xe gan…
Những trường hợp sỏi gan nhỏ dưới 5mm, chưa gây triệu chứng thì không bắt buộc phải mổ, người bệnh chỉ cần theo dõi và áp dụng các phương pháp không dùng thuốc khác để giữ cho sỏi không bị tăng kích thước.
Có 4 phương pháp mổ sỏi gan thường được áp dụng. Mục tiêu của các phương pháp này đều là lấy sạch sỏi và khơi thông đường ống dẫn mật, tránh những biến chứng nguy hiểm do ứ tắc dịch mật. Tùy từng vị trí, kích thước, số lượng sỏi và thể trạng người bệnh mà phương pháp can thiệp lấy sỏi gan mật cũng khác nhau.
Tán sỏi trong gan qua da áp dụng được cả với người bệnh cao tuổi, sức khỏe yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc người bệnh đã phẫu thuật lấy sỏi nhiều lần.
Đây là phương pháp mổ sỏi trong gan ưu việt nhất hiện nay với tỷ lệ điều trị triệt để khá cao, an toàn, ít xâm lấn và không đau nhưng cần có máy móc hiện đại, kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có kinh nghiệm chuyên sâu. Trong khi phẫu thuật, người bệnh được gây tê tại chỗ nên hoàn toàn tỉnh táo, thời gian hồi phục nhanh, có thể xuất viện sớm.
Tán sỏi trong gan cần được thực hiện ở bệnh viện lớn với thiết bị hiện đại
Tuy ra đời đã lâu nhưng đây vẫn là cách điều trị sỏi gan mang lại hiệu quả khá tốt. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ qua miệng người bệnh xuống phần đầu ruột non, nơi có lỗ đường mật - tụy. Sau đó, hệ thống ERCP sẽ làm giảm áp lực trong đường mật, giúp sỏi gan dễ thoát ra ống mật chủ rồi xuống tá tràng và loại bỏ sỏi đơn giản hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian phẫu thuật ngắn, thời gian hồi phục nhanh và ít biến chứng, hiệu quả tốt với người bị cả sỏi gan và sỏi ống mật chủ. Tuy nhiên, ERCP không áp dụng được với sỏi lớn hơn 2cm, sỏi nằm sâu trong gan (sỏi nhu mô gan), đường mật bị chít hẹp, xơ hóa đường mật…
Là sản phẩm từ thảo dược duy nhất đã có nghiên cứu tại viện 103, TPCN Kim Đởm Khang giúp bào mòn sỏi gan hiệu quả mà không cần phẫu thuật, giảm đau sốt vàng da, tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ đến số hotline 096.302.2986 - 096.232.6300 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.
Đây là một kỹ thuật khó và phức tạp, thường được chỉ định khi số lượng sỏi nhiều, sỏi tạo thành dải trong ống gan, không thể nội soi được. Người có bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu không áp dụng phương pháp này được.
Trước đây, mổ hở lấy sỏi được coi là cách điều trị sỏi đường mật trong gan “kinh điển”. Hiện nay, phương pháp này ít được coi là chỉ định đầu tay vì nhiều nhược điểm. Đó là thời gian mổ kéo dài, người bệnh mất nhiều thời gian để hồi phục nhưng tỷ lệ sót sỏi có thể lên đến 90%.
Mổ cắt gan là giải pháp cuối cùng khi 3 phương pháp trên không đem lại hiệu quả. Thông thường, chỉ có khoảng 15% người bệnh được chỉ định phương pháp này. Đó là các trường hợp sỏi gan bị xơ hóa đường mật, có khối u đường mật, sỏi gan nhiều và nằm quá sâu, gây tắc nghẽn đường mật, viêm gan mạn tính, áp xe gan hoặc teo nhu mô gan.
Phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi gan nhưng không thể tác động đến nguyên nhân hình thành sỏi. Do đó, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao. Đồng thời, sau khi mổ cắt gan, chức năng gan cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như giảm sản xuất dịch mật, giảm chuyển hóa glucose và đào thải độc tố… khiến người bệnh thường xuyên bị đau bụng, đầy trướng, khó tiêu sau bữa ăn, người mệt mỏi hoặc dễ nổi mụn nhọt.
Mổ cắt gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan
Trong và sau khi mổ sỏi đường mật trong gan, người bệnh có thể đối diện với một số biến chứng nguy hiểm như chảy máu ổ bụng, chảy máu đường mật, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu…
Ngoài ra, thống kê cũng cho thấy một tỷ lệ lớn người bệnh có biểu hiện buồn nôn, khó nuốt, tê cổ họng, chướng bụng, đầy hơi, đau tức hạ sườn phải sau can thiệp. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện nay, tổng chi phí ca phẫu thuật mổ sỏi gan thường vào khoảng 15 - 20 triệu. Chi phí này có thể thay đổi đôi chút, phụ thuộc vào phương pháp mổ, bệnh viện thực hiện và tình trạng người bệnh.
Ví dụ như tại bệnh viện Việt Đức, chi phí mổ sỏi trong gan bằng nội soi là 1.500.000 - 3.000.000 đồng, chưa bao gồm chi phí khám chữa bệnh trước và sau mổ. Trong khi đó, chi phí ca tán sỏi trong gan vào khoảng 2.000.000 - 2.500.000 đồng. Còn chi phí phẫu thuật nội soi cắt gan (chưa bao gồm đầu dao cắt gan siêu âm, keo sinh học, dao cắt hàn mạch, hàn mô) là 2.500.000 đồng.
Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ phần nào chi phí. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ về vấn đề này trước khi thực hiện phẫu thuật.
Bạn có thể mổ sỏi đường mật trong gan ở hầu hết các bệnh viện đa khoa. Dưới đây là 10 địa chỉ uy tín nhất, có nhiều ca phẫu thuật sỏi gan thành công mà bạn có thể tham khảo:
1/ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2/ Bệnh viện Bạch Mai - 78 Đường Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
3/ Bệnh viện Xanh Pôn - 12 Chu Văn An, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
4/ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
5/ Bệnh viện 103 - 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội
6/ Bệnh viện Đại học y Hà Nội - 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
7/ Bệnh viện Đại học y TPHCM - 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
8/ Bệnh viện Nhân dân 115 - 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
9/ Bệnh viện Chợ Rẫy - 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
10/ Bệnh viện Gia Định - 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Gia Định HCM là một địa chỉ mổ sỏi gan tốt
Sau phẫu thuật, điều khiến các bác sĩ trăn trở nhất chính là tỷ lệ tái phát sỏi gan rất cao. Trong khi đó, sỏi tái phát thường nằm rải rác trong nhu mô gan, khó lấy hết. Thống kê cho thấy có đến 50% trường hợp đã mổ sỏi gan khó có thể can thiệp lần nữa. Vì thế, các phương pháp chăm sóc để phòng tái phát sỏi dưới đây là vô cùng quan trọng mà người bệnh nào cũng nên áp dụng.
Dù đã phẫu thuật thành công, bạn vẫn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, các món chiên rán, thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Những thực phẩm giàu đường, tinh bột cũng nên cắt giảm vì đường là nguyên liệu tạo thành chất béo trong gan.
Thay vào đó, người bệnh sỏi gan cần bổ sung các chất béo tốt trong dầu ô liu, dầu dừa, quả bơ và các thực phẩm ít cholesterol như thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, sữa tách béo… Đồng thời, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi (việt quất, mâm xôi, dâu tây, trái cây họ cam quýt…), ngũ cốc (bánh mì, yến mạch) để làm chậm hấp thu chất béo.
Bạn cũng cần lưu ý uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể và thanh lọc chức năng gan.
Sau mổ sỏi gan, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau quả
Sau phẫu thuật mổ sỏi trong gan, bạn nên bắt đầu với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ đến khi tập khoảng 30 phút/ ngày. Những môn thể dục như đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh, gym... sẽ giúp tăng vận động đường mật, tránh dịch mật bị ứ trệ gây hình thành sỏi gan.
Với thành phần 8 thảo dược quý, Kim Đởm Khang là giải pháp hỗ trợ từ thảo dược duy nhất hiện nay giúp lấy sỏi trong gan mật không cần phải phẫu thuật và phòng ngừa tái phát sỏi có kiểm chứng lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện quân đội 103 cho thấy 100% người bệnh tham gia nghiên cứu không còn triệu chứng tắc mật tái phát, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt, hạ men gan; giảm đáng kể tỷ lệ tái phát sỏi trong gan sau can thiệp và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Khắc phục được nhược điểm của phương pháp mổ sỏi gan trong Tây y, Kim Đởm Khang giúp bào mòn sỏi gan và ngừa tái phát hiệu quả
Tốt nhất cứ 6 tháng/ lần, bạn nên định kỳ đi tẩy giun vì đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu hình thành nhân sỏi.
Trên đây là 5 điều quan trọng nhất định bạn cần biết nếu có chỉ định mổ sỏi gan. Nắm được các lưu ý này không chỉ giúp bạn có ca phẫu thuật thành công, hạn chế gặp phải biến chứng mà còn ngăn ngừa sỏi gan tái phát hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Virginiamason, Uofmhealth, benhvienvietduc.org,