Sỏi túi mật ít khi làm phát sinh triệu chứng nên khó được phát hiện sớm để điều trị, hoặc có điều trị thì tỷ lệ tái phát sỏi khá cao (trên 50%) nên dễ khiến người bệnh nản trí. Nhưng bằng sự kết hợp giữa các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền có thể giải quyết triệt để tình trạng này.
Túi mật là một túi nhỏ, màu xanh, nằm ở dưới thùy gan phải, có chức năng lưu trữ dịch mật (được gan sản xuất). Khi có thức ăn ở đường tiêu hóa, túi mật sẽ tống xuất dịch mật từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột non, làm nhiệm vụ tiêu hóa chất béo.
Sỏi túi mật là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật (chiếm 90%), dạng sỏi thường gặp là sỏi cholesterol. Sỏi thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Trong quá trình phát triển sỏi túi mật có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật từ túi mật ra ngoài. Khi túi mật co bóp sẽ làm gia tăng áp lực bên trong lòng của nó, gây phù nề, viêm và cuối cùng là hoại tử túi mật.
Sỏi túi mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sỏi có gây ra triệu chứng hoặc biến chứng, bạn có thể được chỉ định các phương pháp điều trị tây y như: dùng thuốc và phẫu thuật.
- Thuốc làm tan sỏi:
Thuốc hòa tan sỏi có bản chất là acid mật sẽ giúp giảm tiết cholesterol ở gan, do đó giảm độ bão hòa cholesterol trong dịch mật. Thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 6 – 18 tháng, tuy nhiên chỉ thành công với sỏi có kích thước nhỏ (< 1.5cm), chưa bị calci hóa, nhưng thường bị gián đoạn do tác dụng phụ của thuốc. Sau khi ngưng điều trị, hầu hết người bệnh bị tái phát lại sỏi sau 5 – 10 năm.
Ngoài ra, khi sỏi đã gây viêm túi mật, viêm đường mật… bạn có thể được chỉ định thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm…
- Phẫu thuật điều trị sỏi túi mật:
+ Không thể gắp sỏi từ túi mật đi ra ngoài, vì vậy với những trường hợp sau đây, người bệnh cần phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi: Sỏi gây biến chứng viêm túi mật cấp, hoặc viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần.
+ Sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật.
+ Túi mật bị mất chức năng (vôi hóa túi mật)
Để loại bỏ túi mật, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định mổ nội soi. Phương pháp này sử dụng một loại dụng cụ đặc biệt đưa vào qua đường ổ bụng thông qua những lỗ rạch rất nhỏ để bộc lộ túi mật. Mổ nội soi cắt túi mật có ưu điểm là tiến hành rất nhanh chóng, khá an toàn, người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật
Trong trường hợp túi mật bị viêm nhiễm nặng, kích thước sỏi mật lớn, phương pháp mổ hở truyền thống sẽ được khuyến khích. Với phương pháp này, thời gian người bệnh phục hồi từ 4 – 6 ngày, nguy cơ xuất hiện biến chứng cũng nhiều hơn.
Phẫu thuật có ưu điểm là giải quyết nhanh tình trạng bệnh, phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không vì thế mà phương pháp này được lạm dụng. Bởi, dù cơ thể vẫn khỏe mạnh khi không còn túi mật, nhưng dịch mật sẽ không được cô đặc mà đưa thẳng xuống ruột non, nên người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng trên đường tiêu hóa như: đầy trướng, chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày do dịch mật trào ngược… Hơn nữa, có đến 50% người bệnh sau phẫu thuật cắt túi mật phải quay lại bệnh viện lấy sỏi lần hai, do sỏi tái phát tại các vị trí khác trên đường mật. Chính vì vậy, để điều trị sỏi mật hiệu quả, về lâu dài phải giải quyết được triệt để các vấn đề do sỏi gây ra.
Chúng ta không hoàn toàn phủ nhận lợi thế của Tây y, nhưng trong nhiều trường hợp chưa cần thiết phải phẫu thuật cắt túi mật, thì Đông y lại chính là lợi thế. Bởi nguyên nhân gây bệnh sỏi mật là sự hội tụ của nhiều yếu tố, đó là những bất thường trong quá trình sản xuất, lưu thông dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài và nhiễm khuẩn dịch mật. Vì vậy, muốn trị sỏi tận gốc, phải giải quyết triệt để được các nguyên nhân sinh sỏi, đó là: tăng cường chức năng gan để tăng chất lượng dịch mật, tăng vận động đường mật để hạn chế sự ứ trệ dịch mật và kháng khuẩn, kháng viêm.
Trong số hàng ngàn thảo dược từ lâu đã được thầy thuốc Đông y sử dụng để trị các bệnh về gan mật, nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng hữu ích khó thay thế của 8 thảo dược quý gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo. Nhờ tác động kép trên hệ thống gan mật, giúp cân bằng và điều chỉnh rối loạn của cơ thể, mà bài thuốc này đã và đang là giải pháp được nhiều người bệnh chia sẻ sử dụng có hiệu quả. Chúng không những giúp loại bỏ các triệu chứng do sỏi túi mật gây ra như đau, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, mà còn hỗ trợ tống xuất và bào mòn sỏi ra khỏi đường mật và ngăn ngừa tái sỏi hiệu quả.
Tại Việt Nam, Viện thực phẩm chức năng đã kết hợp thành công 8 thảo dược quý kể trên trong cùng một sản phẩm có tên thương mại là TPCN Kim Đởm Khang, vừa mang lại sự tiện lợi cho người bệnh trong quá trình sử dụng mà vẫn giữ được tinh chất quý giá trong từng loại dược liệu.
Sản phẩm từ Đông y giúp hỗ trợ điều trị sỏi túi mật
Lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực của người bệnh bị sỏi túi mật kích thước 33mm nhưng sau 9 tháng sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang sỏi đã tan hoàn toàn, sức khỏe được cải thiện.
Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi túi mật bằng cách tạo lập cho mình một thói quen sống lành mạnh hơn. Ăn một chế độ cân bằng, cân đối chất dinh dưỡng, nhưng hãy nhớ hạn chế đồ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol. Nếu bạn muốn giảm cân, hãy nhớ giảm cân từ từ và cũng đừng thực hiện một chế độ ăn kiêng toàn bộ dầu mỡ. Duy trì tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, 3 ngày/tuần cũng là một trong số nhiều giải pháp bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung và sức khỏe đường mật nói riêng.
Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn chi tiết cho người bị sỏi túi mật
Theo nguồn: http://emedicine.medscape.com http://www.healthline.com