Những phương pháp điều trị sỏi mật không phẫu thuật

Trường hợp sỏi mật gây biến chứng nặng thì cần phải phẫu thuật loại sỏi nhằm tránh những nguy cơ tiềm ẩn lên sức khỏe do sỏi mật gây ra. Trong thực tế, phẫu thuật sỏi mật cũng có thể gây nên một số biến chứng nhất định hơn nữa không phải trường hợp nào cũng phẫu thuật được, bởi vậy ngày càng có nhiều người quan tâm tới các phương pháp điều trị sỏi mật không phẫu thuật.

Điều trị sỏi mật bằng thuốc tan sỏi

Với sỏi túi mật có bản chất là cholesterol có thể được điều trị bằng thuốc tan sỏi với bản chất là các acid mật như Ursodiol hoặc Chenodiol. Các thuốc này có tác dụng làm hòa tan bớt cholesterol trong viên sỏi, giảm sự quá bão hòa cholesterol trong dịch mật.

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol, sỏi có kích thước nhỏ (< 2 cm), thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng – 2 năm. Do bản chất là acid nên thuốc cũng có thể gây tổn thương đường tiêu hóa khi sử dụng kéo dài.

Dùng hóa chất làm tan sỏi trực tiếp

Sử dụng hỗn hợp MTBE (Methyl – Tertiary – Butyl – Ether) bơm vào đường mật qua nội soi để làm tan sỏi cholesterol nhưng phương pháp này có tác dụng phụ nghiêm trọng là đau dữ dội, bởi vậy phương pháp này hiện ít được áp dụng.

Điều trị sỏi mật bằng tán sỏi bằng sóng

Tán sỏi mật bằng sóng là một phương pháp điều trị sỏi mật không phẫu thuật với mục đích là phá vỡ viên sỏi bằng sóng xung kích hoặc sóng siêu âm. Phương pháp này có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với dùng thêm acid mật để hỗ trợ làm mềm viên sỏi. Hiện nay phương pháp này ít được áp dụng để điều trị sỏi mật do hiệu quả không cao.

Tpcn Kim Đởm Khang chứa 8 loại thảo dược: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác, Diệp hạ châu cho tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp cải thiện triệu chứng sỏi mật và bào mòn sỏi hiệu quả. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0963 022 986 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) điều trị sỏi mật

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thường được sử dụng để điều trị sỏi đường mật. Các bác sỹ sẽ luồn ống nội soi nhỏ (có gắn camera và có thể uốn cong) qua miệng người bệnh xuống thực quản, dạ dày và phần đầu ruột non – nơi có lỗ thông đường mật, tụy. Thông qua lỗ này, các bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang để chụp hình đường mật – tụy, từ đó có thể xác định chính xác vị trí, số lượng, kích thước sỏi trong đường mật hoặc phát hiện dấu hiệu bất thường của đường mật. Sau đó, tùy theo trường hợp bệnh cụ thể bác sĩ điều trị sẽ tiến hành gắp sỏi hoặc tán sỏi bằng sóng.

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi mật không phẫu thuật khá an toàn, tuy nhiên sau khi thực hiện, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng nhất định như: buồn nôn, cảm giác tê ở cổ họng, khó nuốt hoặc các biến chứng ít gặp hơn (tổn thương đường mật, viêm tụy, thủng tá tràng,…)

Điều trị ứ mật do sỏi bằng cách đặt ống dẫn lưu hoặc stent đường mật

Đặt ống dẫn lưu đường mật qua da nhằm mục đích giảm áp lực cho gan, tái lập lại sự lưu thông của dịch mật do sỏi mật gây tắc nghẽn, tạo đường hầm để loại sỏi đường mật hoặc sỏi bị sót sau phẫu thuật.

Sau khi tình trạng tắc mật được kiểm soát tốt, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị nguyên nhân gây tắc mật mà chủ yếu là do sỏi mật.

Điều trị sỏi mật bằng 8 thảo dược quý

Hiện nay, ngoài phương pháp điều trị sỏi mật bằng Tây y thì xu hướng mới được nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng là dùng các thảo dược tự nhiên trị sỏi mật. Một trong số đó là sử dụng bài thuốc trị sỏi mật từ 8 loại thảo dược quý gồm: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác, Diệp hạ châu cho tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, tăng bài tiết dịch mật, tăng vận động đường mật để cải thiện triệu chứng và bào mòn sỏi mật hiệu quả.

Tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/gallbladder/non-surgical-treatments-for-gallstones.aspx

http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/gallstones-other-treatment