Sỏi mật cholesterol là sỏi cấu thành từ cholesterol và thường nằm trong túi mật. Đây là loại sỏi mật phổ biến nhất (chiếm 80% trường hợp) và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Sỏi mật thường được chia thành 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol có thành phần chủ yếu là cholesterol, thường nằm ở trong túi mật. Ở châu Âu và Mỹ, sỏi cholesterol chiếm đa số (khoảng 80% các trường hợp bị sỏi mật). Ở Việt Nam, trước kia sỏi sắc tố mật chiếm phần lớn nhưng ngày nay, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, lười vận động, chế độ ăn bất hợp lý nên tỷ lệ sỏi cholesterol túi mật ngày càng tăng cao, chiếm tới 50% các trường hợp.
Cholesterol là một trong những chất do tế bào gan tiết ra trong dịch mật.. Đây là một cơ chế quan trọng để gan loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể.
Ứ trệ dịch mật tạo điều kiện cho sỏi cholesterol kết tủa và phát triển
Bình thường cholesterol không tan được trong nước vì thế để giúp cholesterol hòa tan được trong dịch mật, gan cũng tiết vào mật hai chất đó là acid mật và lecithin để tạo thành hỗn hợp dễ hòa tan. Nếu lượng cholesterol quá nhiều so với các acid mật và lecithin, sẽ dẫn tới sự quá bão hòa cholesterol, khiến cholesterol bị kết tủa và tạo thành sỏi. Tương tự như vậy, nếu gan không tiết đủ acid mật và lecithin, cholesterol cũng không thể hòa tan được mà có xu hướng kết tụ lại với nhau tạo thành sỏi mật.
Nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật có thể do chức năng gan kém, do chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn quá nhiều chất béo), ít vận động, hoặc do sử dụng số loại thuốc kéo dài (như thuốc tránh thai hàng ngày) làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật. Ngoài ra, sự ứ trệ dịch mật do viêm nhiễm làm giảm hoặc làm mất chức năng của túi mật, cũng tạo điều kiện để cholesterol kết tủa và hình thành sỏi.
Có nhiều phương pháp được lựa chọn trong điều trị sỏi mật cholesterol, tùy theo chức năng túi mật, kích thước sỏi, triệu chứng mà người bệnh gặp phải...
Các phương pháp nội khoa thường không ảnh hưởng xâm lấn tới cơ thể và ít gây tổn thương, các phương pháp điển hình là:
+ Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL - Extracorporeal shockwave lithotripsy): Là thiết bị tạo ra những sóng dao động dùng để làm vỡ sỏi ra thành những mảnh nhỏ. Những mảnh vỡ nhỏ này có thể trôi dọc theo đường mật mà không gây ra sự tắc nghẽn nào. Phương pháp này thường được kết hợp với ERCP để loại bỏ một số loại sỏi. Nhiều bệnh nhân được điều trị bằng cách này thường cảm thấy một cơn đau dữ dội ở 1/4 trên bụng bên phải sau khi điều trị. Do có nhiều hạn chế nên hiện tại phương pháp này thường chỉ áp dụng với nội soi để điều trị sỏi trong đường mật, còn với sỏi túi mật thì ít sử dụng hơn.
+ Thuốc làm tan sỏi: Dùng thuốc giúp tan sỏi như chenodesoxycholic, ursodesoxycholic có tác dụng làm giảm độ bão hòa cholesterol, cholesterol không kết tủa được, sỏi nhỏ dần và hết. Các thuốc này áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1.5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm. Có thể phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm để có thể làm viên sỏi tan hoàn toàn. Tuy nhiên thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa… Đặc biệt, sỏi vẫn có thể tái phát trở lại trong vài năm sau khi ngưng điều trị, kể cả khi sỏi đã tan hoàn toàn.
Khi sỏi túi mật đã có biến chứng thì phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp điều trị tốt nhất. Phẫu thuật giúp ngăn ngừa các cơn đau và một số biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tụy cấp do sỏi mật, nhiễm trùng, viêm túi mật, viêm gan... Khi túi mật bị cắt bỏ, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non. Do mật không có nơi dự trữ nên đôi khi mật sẽ chảy vào ruột non ngay cả khi không cần thiết. Hiện tượng này không gây ra vấn đề nào cả đối với hầu hết mọi người nhưng cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ cho khoảng 1% bệnh nhân. Ngoài ra do không có dịch mật dự trữ, nên bệnh nhân dễ bị đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, đặc biệt sau những bữa ăn nhiều chất béo.
Cắt bỏ túi mật bằng phương pháp mổ nội soi
+ Cắt bỏ túi mật qua nội soi: Hầu hết những ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật đều được thực hiện qua nội soi. Túi mật sẽ được lấy ra ngoài qua một đường rạch nhỏ trên bụng bằng các dụng cụ hình ống nhỏ. Những dụng cụ hình ống này có một camera và những dụng cụ phẫu thuật được gắn ở một đầu, chúng được dùng để lấy túi mật kèm với sỏi bên trong ra ngoài. Thủ thuật này gây ra sự đau đớn ít hơn là phẫu thuật hở. Chúng cũng ít gây ra các biến chứng hơn và có thời gian phục hồi nhanh hơn.
Nội soi ổ bụng vẫn ưu tiên được chọn hơn nếu nó thích hợp với bệnh nhân. Thủ thuật này được thực hiện trong phòng mổ và bệnh nhân được gây mê toàn bộ. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài 20 phút đến 1 giờ để hoàn thành.
Xem thêm: Những thông tin quan trọng về cắt túi mật nội soi
+ Cắt bỏ túi mật qua mổ hở: Đôi khi túi mật được cắt bỏ thông qua một đường rạch từ 7.5cm đến 15cm ở phần trên bên phải ổ bụng. Mổ hở thường chỉ được sử dụng khi bệnh nhân không thích hợp với mổ nội soi, mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật. Những lý do thường gặp để tiến hành mổ hở là nhiễm trùng đường mật và bệnh nhân có sẹo từ những lần phẫu thuật trước đó. Mỗi ca phẫu thuật thường kéo dài từ 45 đến 90 phút.
Nhược điểm của tất cả các phương pháp trên là sỏi thường tái phát trở lại sau khi điều trị, do các nguyên nhân gây sỏi vẫn còn. Để khắc phục hạn chế này, xu hướng sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, bào mòn sỏi như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo... được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp trị bệnh sỏi mật và phòng ngừa sỏi tái phát. Ngoài ra bạn cũng có thể loại bỏ nguy cơ hình thành sỏi cholesterol bằng cách hạn chế ăn những thực phẩm giàu cholesterol, tăng cường vận động và giảm cân.
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh sỏi mật về hiệu quả của Kim Đởm Khang