Sỏi mật có chữa được không? Những phương pháp điều trị sỏi mật

Sỏi mật là bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người nhưng thực tế nhiều người mắc bệnh chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này và luôn băn khoăn bệnh sỏi mật có chữa được không? Có những phương pháp nào điều trị sỏi mật? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Bệnh sỏi mật có chữa được không?

Sỏi mật là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Sỏi mật hình thành từ sự lắng đọng bất thường của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, acid mật, bilirubin,… Sỏi mật có thể nằm trong túi mật (sỏi túi mật), ống mật chủ (sỏi ống mật chủ) hoặc trong các ống gan (sỏi đường mật trong gan). Phần lớn người mắc sỏi mật không dễ phát hiện bởi các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, thậm chí không hề có triệu chứng gì. Khoảng 25% tổng số các trường hợp xuất hiện cơn đau hạ sườn phải, sốt, vàng da,… và được thường được chỉ định phẫu thuật để tránh những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm đường mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy,…

Bệnh sỏi mật có thể chữa được và có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật như:  theo dõi hoặc can thiệp phẫu thuật tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh.

Sỏi mật có chữa được không là vấn đề nhiều người bệnh luôn thắc mắc

Sỏi mật có chữa được không là vấn đề nhiều người bệnh luôn thắc mắc

Tìm hiểu các phương pháp điều trị sỏi mật

Điều trị sỏi mật có nhiều phương pháp và các phương pháp này khác nhau tùy thuộc vào vị trí sỏi, các triệu chứng do sỏi gây ra và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đa phần những trường hợp sỏi mật không gây triệu chứng thì không cần can thiệp điều trị.

Điều trị sỏi túi mật

- Dùng thuốc làm tan sỏi (bản chất là các acid mật): áp dụng với sỏi cholesterol kích thước dưới 1,5 cm; thời gian kéo dài từ 6 – 24 tháng. Các thuốc này thường có tác dụng phụ gây loét đường tiêu hóa và sỏi vẫn có thể tái phát sau điều trị.

- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất: hiện phương pháp này ít được sử dụng trên lâm sàng do có nhiều rủi ro trong điều trị.

- Cắt túi mật nội soi: Dùng trong trường hợp sỏi túi mật kích thước lớn, gây đau nhiều, viêm túi mật. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong điều trị sỏi túi mật, rút ngắn thời gian nằm viện, ít gây đau và người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau mổ.

- Cắt túi mật bằng mổ phanh: Được áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại, viêm mủ túi mật hoặc một số trường hợp đặc biệt không thể mổ nội soi.

Bài viết liên quan:

Những cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Tan sỏi, hết đau nhờ giải pháp thiên nhiên

Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Điều trị sỏi trong gan và sỏi ống mật chủ

- Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng cắt cơ Oddi (ERCP): được áp dụng điều trị sỏi ống mật chủ, kích thước sỏi dưới 1.5 cm. Phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật. - Tán sỏi ngoài có thể bằng sóng: được áp dụng với những sỏi lớn (dùng sóng tán nhỏ viên sỏi ra). Thường kết hợp với phương pháp nội soi để lấy sỏi ra khỏi đường mật. - Phẫu thuật lấy sỏi: áp dụng khi sỏi quá lớn và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc để điều trị ổn định như thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc lợi mật… nhằm cải thiện triệu chứng trước khi có chỉ định điều trị tiếp theo.

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng - ERCP điều trị sỏi ống mật chủ

Phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng - ERCP điều trị sỏi ống mật chủ

Phương pháp điều trị sỏi mật bằng các thảo dược đông y

Theo đông y, sỏi mật còn được gọi là chứng thạch đởm, nguyên nhân sinh sỏi là do can uất khí trệ (ứ trệ dịch mật); ăn uống không điều độ hoặc do ngoại cảm thấp nhiệt (bệnh từ bên ngoài đưa tới như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng). Vì thế, theo các chuyên gia y học cổ truyền, để trị sỏi mật hiệu quả cần phải tác động được vào tất cả các nguyên nhân gây sỏi, đó là: Tăng cường chức năng gan để tăng bài tiết dịch mật, chống lại sự ứ trệ dịch mật; tăng co bóp túi mật để bào mòn sỏi; kháng khuẩn – kháng viêm phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật.

Trong số rất nhiều bài thuốc trị sỏi mật, phải kể đến bài thuốc trị sỏi mật từ 8 thảo dược: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo có tác dụng tăng tiết dịch mật, tăng lưu thông dịch mật làm mềm dần viên sỏi; tăng co bóp túi mật để tống đẩy các cặn sỏi ra ngoài, ngăn ngừa hình thành sỏi mới; giảm các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu sau ăn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh sỏi mật. Muốn không bị sỏi mật cần hạn chế ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, các chất béo động vật như phủ tạng động vật, trứng,…; ăn nhiều chất xơ để giúp tiêu hóa; tăng vận động để tránh thừa cân béo phì, chữa kịp thời các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa.

Người mắc bệnh sỏi mật không nên quá lo lắng về vấn đề bệnh sỏi mật có chữa được không, vì nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa được.

Tham khảo: https://www.verywellhealth.com/gallbladder-disease-treatment-4164119