Sỏi mật có thể “yên vị” trong túi mật hoặc trong các ống dẫn mật mà không làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Trong những trường hợp này chỉ cần theo dõi thêm, nhưng khi sỏi gây triệu chứng hoặc biến chứng thì điều trị là cần thiết. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật như: dùng thuốc tan sỏi, phẫu thuật loại sỏi hoặc nội soi mật tụy ngược dòng,…
Sỏi mật cần thiết phải điều trị khi sỏi gây tắc nghẽn dịch mật, gây viêm đường mật/túi mật với các triệu chứng như: đau hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu, sốt cao, vàng da… Ngoài ra, người bệnh bắt buộc phải cắt túi mật nếu phát hiện túi mật bị vôi hóa, đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư túi mật về sau.
Riêng ở những người trẻ tuổi cần được điều trị ngay cả khi sỏi không gây ra triệu chứng, bởi quá trình phát triển dài ngày, khả năng sỏi gây ra biến chứng sẽ cao hơn so với những người lớn tuổi. Vì vậy, điều trị sớm sẽ giúp phòng ngừa trước những nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải.
Sỏi mật kèm theo một hoặc nhiều bệnh lý sau cũng cần được điều trị vì làm tăng nguy cơ biến chứng:
Sỏi mật cần thiết phải điều trị nếu sỏi đã gây triệu chứng/biến chứng.
Tham khảo thêm những thông tin về bệnh sỏi mật:
Kinh nghiệm điều trị sỏi mật hiệu quả
Tùy theo triệu chứng, loại sỏi, kích thước sỏi mà có các phương pháp điều trị sỏi mật khác nhau. Nếu người bệnh chỉ bị đau nhẹ và không thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và khuyến khích áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát cơn đau.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng với tần suất dày đặc hơn, các phương pháp điều trị bao gồm:
Cắt túi mật là phương pháp điều trị khá phổ biến cho bệnh sỏi túi mật, được thực hiện theo một trong hai cách là mổ mở (mổ phanh) và mổ nội soi. Ngày nay, cắt túi mật nội soi được sử dụng phổ biến hơn vì ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh hơn mổ mở.
Sau cắt túi mật, gan vẫn tiếp tục sản xuất dịch mật, nhưng do không còn nơi dự trữ nên người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng trên đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu… sau khi ăn nhiều chất béo. Trong đó có khoảng 10% người bệnh bị tiêu chảy mạn tính sau cắt túi mật. Mặt khác, cắt túi mật rồi không có nghĩa là khỏi hoàn toàn sỏi mật, mà vẫn có đến 30 - 50% người bệnh tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật sau 5 năm.
Phương pháp ERCP được thực hiện khi có sỏi lớn nằm trong ống mật chủ, sỏi trong gan... Các viên sỏi lớn sẽ được tán nhỏ trước rồi mới đưa ra khỏi ống mật chủ. Khi ống mật bị hẹp gây tắc mật có thể dùng bóng nong để làm rộng chỗ hẹp, hoặc đặt stent trong ống mật để dẫn lưu dịch mật.
ERCP có những rủi ro liên quan đến gây mê, các biến chứng bao gồm thủng đường mật, xuất huyết và viêm tụy.
Thuốc hòa tan sỏi mật là 2 loại acid mật: acid ursodesoxycholic (tên thương mại Urso, Actigall, urodiol) và acid chenodesoxychlolic (tên thương mại: Chenodal, chenodiol), có tác dụng hòa tan cholesterol, nhờ đó hòa tan dần viên sỏi.
Mặc dù tiện lợi nhưng thuốc chỉ có hiệu quả đối với sỏi cholesterol (thường là sỏi túi mật), đường kính dưới 2cm, không có tác dụng với sỏi sắc tố mật.
Thời gian sử dụng có thể kéo dài từ vài tháng đến 2 năm, nên người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
Sỏi mật cholesterol có thể được hòa tan bằng thuốc có bản chất là acid mật
Tán sỏi bằng sóng siêu âm ít khi được chỉ định để điều trị sỏi mật, chủ yếu là dành cho những người có sỏi bị kẹt trong ống dẫn mật. Phương pháp này sử dụng năng lượng của sóng siêu âm để tán sỏi mật, làm vỡ viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ. Những mảnh nhỏ này có thể trôi dọc theo đường mật xuống ruột hoặc được gắp bỏ ra ngoài bằng thông qua nội soi tụy mật ngược dòng.
Người bệnh cùng bác sĩ có thể quyết định thời điểm, cũng như các phương pháp điều trị sỏi mật sao cho phù hợp.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng bài thuốc gồm 8 thảo dược truyền thống hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, kết hợp với chế độ ăn khoa học, tập luyện thường xuyên không những giúp bào mòn dần viên sỏi, làm giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng mà còn ngăn ngừa được sỏi tái phát. Đây là giải pháp an toàn, đạt hiệu quả cao được nhiều người bệnh và bác sĩ tin tưởng lựa chọn.
Danh sách bình luận
Bạn mắc sỏi mật 11 mm nhưng không rõ sỏi nằm ở vị trí nào, hiện bạn có triệu chứng gì không? Hãy để lại thông tin cụ thể hơn để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn tốt nhất nhé.
Thân mến!
Kích thước của sỏi vẫn chưa quá lớn
Hiện nay, nội soi cắt túi mật vẫn là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị bệnh sỏi túi mật nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải cắt bỏ túi mật.
Nếu bạn chưa xuất hiện các triệu chứng như đau, đầy trướng, chậm tiêu thì bạn không nên quá lo lắng, bởi vì cắt bỏ túi mật là không cần thiết. Bạn vẫn có thể sống chung hòa bình với bệnh bằng cách ăn hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol như: lòng đỏ trứng, da, nội tạng động vật, ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Phương pháp an toàn, hiệu quả hơn trong điều trị sỏi túi mật được nhiều người hướng đến là sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như Tpcn Kim Đởm Khang. Chiết xuất từ các dược liệu truyền thống như Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Diệp hạ châu,…tác dụng toàn diện lên hệ thống gan mật, tăng tiết dịch mật, tăng vận động đường mật giúp bào mòn sỏi dần dần và đến khi sỏi có kích thước đủ nhỏ, có thể tống xuất sỏi ra ngoài. Bạn nên duy trì ít nhất từ 3-6 tháng với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chúng tôi xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm của một bệnh nhân mắc sỏi túi mật kích thước tới 3,3 cm nhưng nhờ kiên trì sử dụng sản phẩm Kim Đởm Khang kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cùng vận động thường xuyên, mà sỏi đã tan hoàn toàn và không cần phẫu thuật cắt túi mật, hãy lắng nghe câu chuyện của họ:
https://youtu.be/4m6kU4zkrB0
Chúc bạn mạnh khỏe!
Thân mến!
Chúc bạn sức khỏe!