Thảo dược trị tắc nghẽn đường mật hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật, phổ biến nhất là bệnh sỏi mật. Điều trị tắc nghẽn đường mật bên cạnh việc loại bỏ nguyên nhân, các nghiên cứu gần đây cho thấy, một số thảo dược truyền thống có khả năng tăng vận động đường mật, tăng lưu lượng dịch mật nên giúp hỗ trợ trị tắc nghẽn đường mật hiệu quả.

Gan là cơ quan có chức năng sản xuất dịch mật. Mật ngoài vai trò là dịch tiêu hóa giúp hấp thu chất béo và các vitamin tan trong dầu, nó còn là một trong những con đường chính giúp gan đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Hệ thống đường mật là kênh giao thông “độc đạo” dẫn dịch mật từ gan vào dự trữ trong túi mật. Đến bữa ăn có chứa chất béo, dịch mật được tống đẩy từng đợt xuống ruột non. Nếu đường dẫn mật bị tắc nghẽn, dịch mật bị ứ, có thể quay lại đầu độc gan. Nếu dịch mật thấm ngược trở lại máu, gây ngứa da và làm tổn thương nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Nghệ (Uất kim) tăng vận động đường mật, chống lại sự tắc nghẽn

Y học cổ truyền phương đông từ lâu đã sử dụng nghệ (Uất kim) như vị thuốc quý để điều trị căn bệnh gan mật. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại đã cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về tác dụng của nghệ với bệnh lý gan mật như: Curcumin có tác dụng kích thích tế bào gan bài tiết dịch mật, đồng thời tăng co bóp túi mật, vận động đường mật và lưu thông dịch mật, chống lại sự tắc nghẽn đường mật.

Củ nghệ (uất kim) – thảo dược quý giúp điều trị tắc nghẽn đường mật

Củ nghệ (uất kim) – thảo dược quý giúp điều trị tắc nghẽn đường mật

Quả dành dành (Chi tử)

Chi tử hay cây dành dành là một vị thuốc nam quý, mọc hoang hay được trồng làm cảnh ở khắp cả nước. Theo y học cổ truyền, chi tử có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thối hoàng (lợi mật, trị chứng vàng da tắc mật). Ngoài ra, thực nghiệm dược lý hiện đại còn cho thấy, ở động vật sau khi thắt ống dẫn mật, dịch chiết chi tử giúp tăng đào thải bilirubin, tăng co bóp túi mật nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn dịch mật.

Chi tử giúp tăng co bóp túi mật, chống tắc nghẽn đường mật

Chi tử giúp tăng co bóp túi mật, chống tắc nghẽn đường mật

Sài hồ, Hoàng bá – kháng khuẩn, kháng viêm đường mật

Một số hoạt chất được tìm thấy trong Sài hồ, Hoàng bá có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp chống lại sự viêm nhiễm túi mật, đường mật, chống tắc nghẽn đường mật. Đặc biệt, hoạt chất Berberin trong Hoàng bá không những kháng khuẩn, chống viêm mà còn làm hạ cholesterol máu, hạn chế sự phát triển của sỏi mật – nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn đường mật.

Hoàng bá – kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tắc nghẽn đường mật

Hoàng bá – kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa tắc nghẽn đường mật

Nhân trần, Diệp hạ châu – tăng lưu thông dịch mật, tăng cường chức năng gan

Từ lâu Nhân trần, Diệp hạ châu đã được sử dụng như những vị thuốc quý lợi gan, lợi mật. Nhờ cải thiện chức năng gan, tăng tiết và tăng lưu thông dịch mật mà từ đó chống lại sự tắc nghẽn đường mật hiệu quả.

Bạn có thể tìm thấy các thảo dược kể trên trong Tpcn Kim Đởm Khang giúp: kích thích bài tiết dịch mật, tăng co bóp đường mật, chống lại sự tắc nghẽn. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 để được Dược sỹ tư vấn trực tiếp

Ngoài ra, một số thảo dược khác có nguồn gốc từ phương Tây cũng có tác dụng chống tắc nghẽn đường mật. Các thảo dược đó gồm:

Cây cúc gai

Cây cúc gai  còn được gọi là cây kế sữa, một loại cây mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải, được sử dụng phổ biến ở các nước phương tây để hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan mật. Hợp chất silymarin có trong cúc gai có tác dụng tăng lưu thông dịch mật, giảm nồng độ cholesterol trong dịch mật, giúp ngăn ngừa hình thành sỏi mật. Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến cáo dùng 80-160 mg chiết xuất hạt cây cúc gai từ 2-3 lần/ngày có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Cúc gai ngăn ngừa hình thành sỏi – nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật

Cúc gai ngăn ngừa hình thành sỏi – nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật

Atiso

Atiso từ lâu đã được sử dụng như một loại thảo dược làm tăng dòng chảy dịch mật, ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2002 cho thấy, uống dịch chiết từ lá atiso có thể làm tăng đáng kể lưu lượng mật ở chuột. Tuy nhiên, cũng có những cảnh báo rằng sử dụng atiso làm kích thích đường mật quá mức, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong bối cảnh đường mật bị tắc nghẽn toàn bộ.

Rau sam

Rau sam – một thứ rau giản dị nhưng cũng là bài thuốc quý trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, một số nghiên cứu cho thấy thành phần purslane trong rau sam có tác dụng ngăn chặn yếu tố bất lợi do co thắt ống dẫn mật dẫn đến stress oxy hóa và tổn thương gan. Hơn nữa, do giàu hàm lượng axit béo omega-3 nên rau sam có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Mục tiêu chính trong điều trị tắc nghẽn đường mật là loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn, đồng thời cải thiện lưu lượng dịch mật để ngăn ngừa tái tắc nghẽn. Các thảo dược tự nhiên có thể giúp chống lại sự tắc nghẽn đường mật. Nhưng khi đường mật bị tắc nghẽn hoàn toàn thì can thiệp phẫu thuật là cần thiết để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Chia sẻ của người bệnh sỏi mật về hiệu quả của Kim Đởm Khang

13 siêu thực phẩm tốt cho chức năng gan

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Tham khảo: http://www.livestrong.com/article/517263-herbal-remedies-for-a-bile-duct-blockage/