COVID-19 và những ảnh hưởng khó lường trên hệ thống gan mật

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với sức khỏe là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, tác động của COVID-19 với bệnh gan mật vẫn còn nhiều hạn chế. Liệu virus có gây ra viêm gan hay bệnh gan khác không? Những bệnh nhân ghép gan, ung thư gan liệu có rủi ro cao hơn người bình thường khi mắc COVID-19? Các phương pháp điều trị virus hiện tại có gây độc cho gan mật không?... Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

COVID-19 ảnh hưởng tới người bệnh gan mật như thế nào?

Ở những người bệnh nhập viện vì COVID-19, tình trạng rối loạn chức năng gan xảy ra khá phổ biến. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng của COVID-19 cũng tỷ lệ thuận với mức độ rối loạn chức năng gan.

Người bị tăng men gan

Một nghiên cứu từ New York tiến hành trên 5700 bệnh nhân cho thấy:

  • Có đến 58,4% người bị tăng men gan AST > 40 UI/L và 39% trường hợp tăng men gan ALT > 60 UI/L. 
  • Có 2,1% (tương ứng với 56 người tình nguyện) xuất hiện tổn thương gan cấp tính do tăng men gan (AST hoặc ALT) vượt 15 lần mức bình thường. Trong 56 người này có 3 người được xuất viện, còn lại 53 người đã tử vong.

Ngoài tác động từ COVID-19, men gan ALT/ AST tăng còn có thể xuất phát từ nhiễm độc gan do thuốc, cơn bão cytokine và/ hoặc tình trạng thiếu oxy liên quan đến viêm phổi…

Nhiều bệnh nhân COVID-19 xuất hiện di chứng men gan cao

Nhiều bệnh nhân COVID-19 xuất hiện di chứng men gan cao

Người bị xơ gan

Theo nghiên cứu tại New York, có khoảng 2-11% đối tượng có sẵn bệnh gan nói chung và 0,4% xơ gan nói riêng trong số bệnh nhân COVID-19. Cho đến nay thì tác động của virus SARS-COV 2 đến bệnh nhân xơ gan vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ rằng xơ gan làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng suy hô hấp cấp.  

Người bị gan nhiễm mỡ

Một nghiên cứu tại Trung Quốc trên 202 bệnh nhân COVID-19 cho thấy nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn và khả năng tiến triển nặng hơn ở những người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác được thực hiện trên 214 người tình nguyện tại Trung Quốc cũng khẳng định bệnh gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở mọi đối tượng, không phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc, bệnh mắc kèm là tiểu đường, tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu…

Người bị ung thư biểu mô tế bào gan

Thực tế lâm sàng ghi nhận: Những bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và khả năng tiến triển nặng hơn người bình thường. Tuy vậy, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân lý giải cho mối liên hệ giữa COVID-19 với bệnh ung thư biểu mô tế bào gan.

Người có chỉ định ghép gan

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên thực hiện cấy ghép gan trong thời gian dương tính với COVID-19 bởi tỷ lệ tử vong khá cao (lên đến 20,5%), tập trung ở những người trên 65 tuổi và đã trải qua phẫu thuật ghép gan từ hơn 10 năm trước (nghiên cứu từ Ý).

Theo lý thuyết, việc dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch mạnh để tránh thải ghép cũng khiến nguy cơ COVID-19 trở nặng cao hơn, tác nhân gây nhiễm trùng tấn công mạnh hơn. Tuy nhiên, có một vài báo cáo nhỏ cho thấy kết quả lâm sàng tích cực ở những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị ức chế miễn dịch, được lý giải có thể do hội chứng giải phóng cytokine gây tăng nồng độ IL-6, IL-8 và TNF- trong huyết thanh.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa có cơ sở lý luận cho việc giảm hoặc điều chỉnh thuốc ức chế miễn dịch ở những bệnh nhân đã điều trị ổn định COVID-19. Chỉ cần chú ý giảm liều corticosteroid để tránh suy tuyến thượng thận, giảm liều Azathioprine hoặc mycophenolate nếu có giảm bạch huyết hoặc suy giảm phổi.

Cơ chế phá huỷ hệ thống gan mật của COVID-19

Virus SARS-COV 2 xâm nhập và phá huỷ hệ thống gan mật qua 2 con đường chính:

  • Thứ nhất là xâm nhập trực tiếp vào tế bào gan: Nghiên cứu bệnh lý ở những bệnh nhân COVID-19 cũng đã xác nhận sự hiện diện của virus SARS- COV 2  ở nhu mô gan.
  • Thứ hai là xâm nhập qua thụ thể ACE2: Cả tế bào gan và tế bào ống mật đều có chứa thụ thể ACE2 nên dễ dàng tạo thành cầu nối để virus SARS - COV 2 xâm nhập và phá huỷ. Trên thực tế, số lượng thụ thể này tại tế bào ống mật nhiều hơn tế bào gan. Vì thế, những tổn thương do COVID-19 gây ra tại ống mật cũng nặng nề hơn tại gan. 

Người bệnh gan mật cần làm gì để giảm thiểu rủi ro từ COVID-19?

Những đối tượng có bệnh gan cần tuân thủ quy định 5K theo hướng dẫn từ Bộ y tế, đồng thời nắm được những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng để có hướng xử trí kịp thời. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định hay hướng dẫn từ bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn khoa học, nhiều rau xanh và vitamin để tăng cường đề kháng.

Một số lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh gan mật cần chú ý trong thời gian bị COVID-19 như sau:

- Ngoài 3 bữa chính, nên bổ sung 1 - 2 bữa phụ với sữa, nước trái cây tươi, nước ép… Không nên bỏ bữa dễ khiến cơ thể thêm mệt mỏi vì thiếu năng lượng.

- Tăng lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, có thể từ đạm động vật (thịt, cá, trứng…) hoặc từ thực vật (đậu, đỗ). 

- Khẩu phần ăn hàng ngày cần đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất béo, chất xơ, protein.

- Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, mức đường tối đa nạp vào cơ thể là <10% tổng mức năng lượng nạp vào trong ngày.

- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo động vật như da, mỡ và nội tạng, lòng đỏ trứng, thịt bò…

- Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào…

- Uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày để tăng khả năng thải độc của gan.

Bên cạnh đó, người có bệnh lý gan mật và COVID-19 cũng có thể sử dụng thêm những thảo dược Đông y để tăng cường và phục hồi chức năng gan mật, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe. 

Hiện nay, nhiều chuyên gia gan mật đã tin tưởng lựa chọn bài thuốc từ 8 thảo dược quý sau đây cho người bệnh của mình: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo

8 thảo dược quý trong viên uống Kim Đởm Khang

Cơ chế tác dụng trên gan mật của 8 thảo dược quý đã được viện 103 đảm bảo

Sự kết hợp của 8 thảo dược quý này là đại diện duy nhất từ Đông y đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện 103, cho hiệu quả toàn diện với các bệnh lý gan mật. Cụ thể, bài thuốc này giúp tăng cường chức năng gan, phục hồi và bảo vệ tế bào gan, điều hoà quá trình sản xuất dịch mật. Nhờ đó, người bệnh sử dụng sẽ thấy tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan hay men gan cao được cải thiện đáng kể. 

TPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp toàn diện từ 8 thảo dược quý giúp tăng cường chức năng gan mật

Viên uống TPCN Kim Đởm Khang từ 8 thảo dược quý, đã có nghiên cứu của viện 103 và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm giúp hạ men gan, cải thiện tình trạng viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, hiệu quả có thể quan sát rõ ràng ngay từ tháng đầu tiên sử dụng TPCN Kim Đởm Khang. 

Kim Đởm Khang là giải pháp phù hợp cho người bệnh gan mật giúp phòng ngừa rủi ro từ COVID-19

Kim Đởm Khang là giải pháp phù hợp cho người bệnh gan mật giúp phòng ngừa rủi ro từ COVID-19

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật và bệnh gan

Mặc dù trong hầu hết nghiên cứu, rối loạn chức năng gan mật do COVID-19 đều ở mức độ nhẹ nhưng không thể phủ nhận khả năng SARS-COV 2 gây khởi phát bệnh gan hoặc gây tiến triển nặng hơn ở người có sẵn bệnh nền. Vì thế, nắm được những biện pháp giảm thiểu rủi ro từ COVID-19 là cần thiết với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người đã sẵn bệnh lý gan mật.

Tài liệu tham khảo: elsevier.es