Mất túi mật có sao không, cắt túi mật rồi mà sỏi vẫn tái phát thì biết làm sao… Đó là nỗi trăn trở thường trực của tất cả những người bệnh sỏi mật, sỏi gan khi được khuyên phẫu thuật. Nhật ký dưới đây ghi lại hành trình của chính người trong cuộc, vì sao họ lựa chọn không phẫu thuật và cách họ tạo ra điều kỳ diệu cho chính sức khỏe của mình.
Hải Phòng, ngày...tháng...năm
Dù đã xảy ra được vài năm nhưng cơn đau bụng do sỏi mật ngày hôm đó vẫn in đậm trong tâm trí của ông Long: “Tôi còn nhớ bữa hôm đó nhà ăn muộn hơn mọi ngày. Ăn xong là khoảng 8 rưỡi, chẳng hiểu sao tự nhiên tôi thấy bụng phải cứ đau đau. Cơn đau ngày một tăng dần, rồi người sốt cao hầm hập. Đến 11 rưỡi đêm không chịu được, cả nhà mới tức tốc kéo nhau vào viện cấp cứu”. Kết quả, ông được chẩn đoán sỏi mật biến chứng, viên sỏi kích thước đến 33mm, bác sĩ khuyên ông nên phẫu thuật cắt túi mật.
Quyết định không cắt túi mật, ông tặc lưỡi cho qua: “Sống chung với nó thôi chứ chẳng có cách nào khác”. Thế nhưng mọi chuyện với ông lại chẳng dễ dàng như vậy. Mỗi lần ăn uống có chút dầu mỡ là ông lại thấy tưng tức mạn sườn phải, hay bị đi táo, đi lỏng, người cũng mệt mỏi hơn trước. Nhiều lúc đau quá, ông nằm lăn lộn trên giường, đến nỗi rơi cả xuống đất mà chẳng biết.
Nam Định, ngày...tháng...năm
Cũng lựa chọn không phẫu thuật như ông Long, nhưng trường hợp của ông Hải lại nghiêm trọng hơn khi bị sỏi đường mật trong gan, đường kính tận 23mm. Một tuần trước khi phát hiện bệnh, ông đã thấy sức khỏe mình là lạ: “Tôi ăn uống rất khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân có màu bạc, soi gương thấy da rất vàng, mắt cũng vàng, sút 3 cân”. Nghĩ mình bị dạ dày nên ông chủ quan không đi khám. Ai ngờ… Tối hôm đó ông bị đau bụng dữ dội, nằm nghiêng cũng đau, bên phải cũng đau, bên trái cũng đau, chổng mông cũng đau, người sốt hầm hầm hơn 40 độ lận.
Trường hợp như ông Hải, ông Long không phải hiếm gặp. Rất nhiều người bệnh sỏi mật, sỏi gan khi nghe đến phẫu thuật đều chần chừ, không đơn giản chỉ vì họ sợ đau hay sợ tốn tiền. Hơn hết, họ lo sợ thứ đang chờ đợi mình sau cánh cửa phẫu thuật ấy liệu có phải là những di chứng sau cắt túi mật.
Họ sợ khả năng tái phát sỏi trở lại, bởi sỏi mật vốn là bệnh cơ địa. Lúc ấy chẳng chẳng nhẽ phải mổ lần nữa sao? Con người chứ đâu phải máy móc, làm sao chịu được mổ đi mổ lại suốt ngày. Được đâu chẳng thấy chỉ thấy mất thêm, thêm ngày nằm viện, thêm đau đớn, thêm phiền hà vợ con.
Hay sợ mất túi mật rồi, nhỡ vẫn chán ăn, khó tiêu, đầy hơi y như trước. Ăn uống phải chú ý từng ly. Nhà có mấy mống người mà vì mình một món phải nấu 2 kiểu.
Đó chẳng phải nỗi sợ vu vơ mà thực tế lại xảy ra rất nhiều. Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân phẫu thuật chỉ giải quyết được phần ngọn, không tác động được vào gốc rễ sinh sỏi như rối loạn chức năng gan, giảm vận động đường mật, nhiễm khuẩn.
Dù nhiều lần tìm đến thuốc để giảm đau nhưng hơn ai hết, ông Hải, ông Long biết sỏi mật khó tan, đâu dễ điều trị, để viên sỏi trong người thì chẳng biết yên được mấy bữa. Vì thế suốt 2 năm trời, họ đã thử rất nhiều cách. Lần thì tỉ mẩn nướng từng quả dứa ép lấy nước uống. Lần thì lọ mọ ngồi sao khô sung uống thay nước lọc hàng ngày. Còn có mấy đợt, ông Long nghe người ta đồn thầy lang nọ có bí truyền giúp tan sỏi mật tốt lắm. Dù cách nhà mấy chục cây, ông vẫn lần mò đến tận nơi để lấy về dùng. “Tôi không sợ phải dùng kiên trì. Tôi cũng chẳng sợ tốn tiền. Chỉ cần tan sỏi được thì khó đến mấy, tốn tiền triệu tôi cũng làm”
Không chỉ dùng cách dân gian, thuốc nam, thuốc bắc, ông còn cố gắng thay đổi cả nếp sinh hoạt hàng ngày của mình. Thay vì ăn uống thỏa sức như trước, giờ đây ông chẳng dám đụng đũa đến mấy món dầu mỡ nữa. Mỗi ngày ông cố tập đủ 4000 lần vẩy tay. Con số lớn như vậy nhưng không ngày nào ông quên. Cứ ai mách cách nào, ông đều thử, vậy mà sỏi vẫn không tan.
Thế nhưng, đôi khi lúc nản chí nhất lại là lúc con người ta tìm được hướng đi cho mình. Ông Hải bảo đó là cơ duyên, là cái số mình nó may mắn khi tình cờ xem trên mạng thấy có chuyên gia giới thiệu sản phẩm hỗ trợ tan sỏi mật được nghiên cứu ở bệnh viện 103. Ngẫm có chuyên gia rồi bệnh viện lớn đàng hoàng, ông cũng mua về dùng thử.
Giờ đây khi nỗi lo phẫu thuật đã qua, ông Long vẫn kiên trì dùng Kim Đởm Khang mỗi ngày 2 viên để phòng ngừa. Gặp ai bị sỏi mật, ông cũng mách dùng. “Tôi chỉ mong không ai phải sống trong cảnh lo lắng suốt ngày vì phẫu thuật như tôi nữa”.
Ngoài ông Long và ông Hải, rất nhiều người bệnh sỏi gan mật đã thoát khỏi nỗi lo phẫu thuật nhờ sử dụng Kim Đởm Khang. Bạn có thể lắng nghe câu chuyện của họ trong video dưới đây.
Họ đã kiên trì cùng Kim Đởm Khang giúp tan sỏi mật mà không cần phẫu thuật.
Còn bạn thì sao?