Bùn mật hay còn gọi sỏi bùn, là hỗn hợp của các hạt vi chất kết tủa từ các thành phần có trong dịch mật, phổ biến nhất là tinh thể cholesterol và muối calcium bilirubinat - là tiền thân của sỏi mật. Các yếu tố thuận lợi để tạo sỏi bùn có thể do rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan; chế độ ăn giàu chất béo; do mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu …
Sỏi bùn thường không có triệu chứng, ở một số thời điểm có thể thấy các dấu hiệu đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn thoảng qua nhưng thường không chú ý. Chỉ tới khi bùn mật gây viêm túi mật, đường mật cấp thì các triệu chứng cấp tính mới xuất hiện. Trong các trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Anh Vũ Văn Thưởng – 39 tuổi, Hải Phòng cho biết: “Tôi chưa bao giờ trải qua một cơn đau nào khiếp đảm đến như thế. Cơn đau xuất hiện từ chiều và mỗi lúc một tăng dần, đau lan từ vùng bụng phải lên đến bả vai khiến tôi không thể di chuyển và hít thở sâu được. Cho tới khi nhập viện cấp cứu tôi mới biết lý do đau là nhiễm trùng đường mật do sỏi bùn”.
Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có đến 90% các trường hợp nhiễm khuẩn túi mật cấp là do sỏi gây ra. Biến chứng hay gặp trong viêm túi mật cấp là viêm mủ và áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại thư và thủng túi mật… Có khoảng 25 - 30% trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ túi mật, số còn lại nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, các triệu chứng viêm thuyên giảm sau 1 - 4 ngày, nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với tình trạng viêm tái diễn thường xuyên sau đó. Nguyên do bùn mật khó điều trị dứt điểm bởi yếu tố cơ địa và việc điều trị nội khoa vô cùng khó khăn. Vì thế, những giải pháp giúp hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa biến chứng sỏi mật, phòng ngừa tái phát sỏi luôn thu hút được sự quan tâm chú ý của tất cả mọi người.
Mới đây, tạp chí chuyên ngành đã đăng tải kết quả nghiên cứu về việc kết hợp đông, tây y trong điều trị sỏi mật, nhiễm trùng đường mật cho kết quả khả quan. Nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân nhập viện do viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật bởi các nguyên nhân khác nhau (do sỏi viên, sỏi bùn, giun chui ống mật, tái phát sỏi, tái phát viêm…). Họ được sử dụng kết hợp với TPCN Kim Đởm Khang, có sự theo dõi, đánh giá của bác sĩ theo định kỳ. Kết quả sau 6 tháng sử dụng cho thấy: Các triệu chứng đau, sốt, vàng da cải thiện rõ rệt, không thấy có biểu hiện của tắc mật tái phát sau điều trị, kích thước sỏi trong gan ngoài gan giảm.
Anh Thưởng tuy không phải là đối tượng của nhóm nghiên cứu, nhưng biết thông tin về TPCN Kim Đởm Khang, anh đã sử dụng ngay sau khi ra viện, nhằm phòng ngừa nguy cơ viêm túi mật cấp tái diễn và phục hồi chức năng tiêu hóa. Đến nay, sau hơn một năm, anh không thấy cơn đau quay trở lại, ăn uống không còn bị đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, kích thước sỏi giảm từ 20mm còn 5mm. Kết quả này phù hợp với kết quả của nhóm nghiên cứu.
Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu là tín hiệu đáng mừng, giúp cho cả bệnh nhân và thầy thuốc có thêm giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, viêm đường mật túi mật cũng như dự phòng tái phát sỏi, tái viêm.
(Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc điều trị)