Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cách để điều trị dứt điểm

Rất nhiều người bệnh khi được chẩn đoán polyp túi mật và không có chỉ định điều trị đều băn khoăn “Bệnh polyp túi mật có nguy hiểm không?”. Thực tế, 92% polyp túi mật là lành tính, 8% là có nguy cơ chuyển thành ung thư. Vậy có cách nào để điều trị dứt điểm polyp hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh polyp túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh polyp túi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh polyp túi mật có nguy hiểm không?

Trước hết, để trả lời được câu hỏi “Bị polyp túi mật có nguy hiểm không?”, bạn cần hiểu được “Bệnh polyp túi mật là gì?”.

Polyp túi mật là những u nhú hình thành từ lớp niêm mạc bên trong của túi mật. Thống kê cho thấy 92% polyp túi mật chỉ là các khối cholesterol được tích tụ lại do vận động túi mật kém, mất cân bằng thành phần dịch mật, chức năng gan kém. Loại polyp này không nguy hiểm, không có nguy cơ tiến triển ung thư. Chúng chủ yếu gây cản trở lưu thông dịch mật, gây rối loạn tiêu hóa (đau hạ sườn phải, chướng bụng, chậm tiêu…) và tăng nguy cơ viêm túi mật, tắc mật…

Còn lại 8% trường hợp polyp sẽ có nguy cơ phát triển thành các tế bào ung thư rất nguy hiểm. Đặc điểm nhận dạng loại polyp này thường là kích thước > 10mm. Đặc biệt, những polyp có kích thước lớn hơn 15mm có tới 46 – 70 % nguy cơ chứa các tế bào ung thư.

Bệnh polyp túi mật có chữa được không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Dù không có thuốc Tây giúp làm tan polyp túi mật, bạn vẫn còn 2 lựa chọn giúp điều trị polyp túi mật, đó là sử dụng thảo dược Đông y hoặc phẫu thuật cắt túi mật. Mỗi phương pháp này sẽ có những ưu nhược điểm riêng và được sử dụng cho những trường hợp polyp khác nhau.

Nếu bạn bị polyp túi mật và đang phân vân không biết có nên phẫu thuật hay không, hãy gọi cho chuyên gia để được cho lời khuyên cụ thế nhé.

Điều trị polyp túi mật: Phẫu thuật không phải lựa chọn duy nhất

Sử dụng thảo dược Đông y và phẫu thuật cắt túi mật đang là 2 cách giúp điều trị polyp túi mật phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Trên thực tế, không phải mọi trường hợp có polyp túi mật đều cần phải phẫu thuật.

Sử dụng thảo dược Đông y

Nhiều thảo dược Đông y đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị polyp túi mật. Trong đó không thể không kể đến bài thuốc từ 8 thảo dược quý sau: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Nghiên cứu tại viện 103 cho thấy bài thuốc này giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể, tránh polyp tăng kích thước và bào mòn polyp cholesterol, ngăn ngừa viêm túi mật, hạn chế nguy cơ ung thư túi mật. Từ đó, người bệnh có thể trì hoãn được phẫu thuật, bảo tồn túi mật và chung sống hoà bình với polyp lâu dài.

Hiện nay, để mua được đủ các thảo dược này không khó. Thế nhưng, việc điều chỉnh tỷ lệ giữa các thành phần cùng thời gian đun sắc kéo dài, khó đảm bảo chất lượng dược liệu là trở ngại thực sự với những người bệnh polyp túi mật.

Để giải quyết bài toán này, TPCN Kim Đởm Khang dạng viên nang đã ra đời. Thống kê từ người bệnh thực cho thấy sản phẩm có hiệu quả tốt nhất với polyp túi mật kích thước nhỏ dưới 10mm (3mm, 5mm, 7mm).

Cho đến nay, Kim Đởm Khang là sản phẩm từ thảo dược duy nhất cho người bệnh polyp túi mật được kiểm chứng tại bệnh viện và nhận được đánh giá cao từ nhiều chuyên gia đầu ngành cũng như người bệnh khắp cả nước. Bạn có thể lắng nghe câu chuyện của người bệnh đã tan sạch polyp 4,5mm sau 2 tháng nhờ Kim Đởm Khang trong video dưới đây:

Polyp túi mật tan sạch sau 2 tháng chỉ nhờ dùng 4 viên Kim Đởm Khang mỗi ngày

Phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thường được chỉ định khi polyp > 10mm để tránh nguy cơ ung thư túi mật. Trong đó, cắt túi mật nội soi có thể giải quyết polyp nhanh chóng, tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tuy nhiên, túi mật là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống gan mật, giúp tích trữ và cô đặc dịch mật. Khi không còn túi mật, dòng chảy của dịch mật bị thay đổi có thể gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài (tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, đau hạ sườn phải), thậm chí hình thành sỏi trên đường ống dẫn mật.

Thực tế, có nhiều người bệnh gặp tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, cắt túi mật để điều trị polyp túi mật xong lại phải chữa tiếp sỏi mật. Để giảm thiểu rủi ro này, nhiều bác sĩ đã khuyên người bệnh nên sử dụng Kim Đởm Khang để cân bằng lại hoạt động hệ thống gan mật, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá 2-4 tuần và ngăn sỏi mật hình thành sau phẫu thuật cắt túi mật.

Người bị polyp túi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể phần nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh polyp túi mật.

  • Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như chất béo từ cá, dầu oliu và hạn chế chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo no trong thực phẩm chế biến sẵn,…)
  • Hạn chế ăn ngũ cốc đã tinh chế (tìm thấy trong ngũ cốc có đường, gạo trắng, bánh mì và mì ống) và đường được cho là có nguy cơ cao gây ra bệnh túi mật. Thay vào đó nên ăn các loại ngũ cốc như gạo nâu, bánh mì nguyên chất.
  • Nên ăn các chất xơ lành mạnh trong rau xanh và trái cây tươi để giúp ngăn ngừa sỏi mật.
  • Uống đủ 2 lít nước và vận động thường xuyên ít nhất từ 30 phút mỗi ngày.
Nắm được thông tin bệnh polyp túi mật kiêng ăn gì giúp nâng cao hiệu quả điều trị

Nắm được thông tin bệnh polyp túi mật kiêng ăn gì giúp nâng cao hiệu quả điều trị

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “Polyp túi mật có nguy hiểm không?”. Đa phần polyp túi mật bệnh lành tính thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì vẫn có một tỷ lệ nhất định polyp có nguy cơ chuyển thành ung thư. Hãy theo dõi thường xuyên sự phát triển của polyp kết hợp với chế độ ăn khoa học và thảo dược có thể giúp bạn điều trị polyp hiệu quả, trì hoãn phẫu thuật cắt túi mật.

Tài liệu tham khảo: Benhvien108.vn, Ncbi.nlm.nih.gov, Radiopaedia.org

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có hiệu quả thay thế thuốc chữa bệnh.