Sỏi mật - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến, rất dễ hình thành nhưng khó điều trị. Nắm được những thông tin quan trọng nhất về căn bệnh này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị sỏi mật, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sỏi mật là bệnh cơ địa, hay tái phát, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật là bệnh cơ địa, hay tái phát, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những khối rắn chắc hoặc dạng bùn được hình thành do sự kết tụ của các thành phần có trong dịch mật. Sỏi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống dẫn mật như sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan (sỏi gan)...

Sỏi mật có 3 loại chính: Sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật và sỏi hỗn hợp. Kích thước sỏi mật khác nhau tùy từng trường hợp, từ nhỏ như hạt cát hoặc thậm chí có kích thước lớn đến vài cm. 

Triệu chứng của bệnh sỏi mật

80% các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi ở túi mật. Một số người có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn. 20% còn lại có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu:

- Đau bụng: Các cơn đau quặn mật thường khởi phát sau bữa ăn nhiều dầu mỡ khoảng 30 phút, hoặc vào ban đêm khiến bạn mất ngủ. Vị trí đau ban đầu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày. - Sốt: Đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Sốt có thể xảy ra trước, hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.

- Vàng da, vàng mắt: Triệu chứng này xảy ra sau đau và sốt 1 - 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc. Vàng da mất đi chậm hơn so với đau và sốt.

Vì vậy, ngay khi phát hiện bị sỏi mật, dù đã có triệu chứng sỏi mật hay chưa, bạn cũng nên áp dụng sớm các giải pháp bài sỏi. Càng điều trị sớm, khả năng bài sỏi càng cao.

Đau vùng hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Đau vùng hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi mật

Cơ chế hình thành sỏi mật

Sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng các thành phần dịch mật. Khi này, bilirubin và calci trong sắc tố mật sẽ kết hợp với các chất béo trong mật (cholesterol, lecithin...) và làm hình thành sỏi mật. Ngoài ra, sự xuất hiện của trứng hoặc xác ký sinh trùng trong ống dẫn mật, túi mật cũng tạo điều kiện để nhân sỏi hình thành.

Nguyên nhân gây sỏi mật

Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh sỏi mật là sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan - nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật rất khó điều trị triệt để.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật bao gồm:

-  Chức năng gan suy giảm (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao...) làm giảm chất chất lượng dịch mật

-  Thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu.

-  Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh.

-  Lối sống ít vận động khiến dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho cholesterol kết tủa.

-  Sử dụng thuốc tránh thai dài ngày, làm tăng hormone estrogen từ đó làm tăng đào thải cholesterol trong mật.

-  Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng đào thải cholesterol trong dịch mật.

Cách chẩn đoán sỏi mật

Để chẩn đoán sỏi mật cần thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm:

- Siêu âm vùng bụng: Đây là phương pháp đơn giản để phát hiện và chẩn đoán sỏi mật. Siêu âm cũng có thể giúp phát hiện được hình ảnh viêm túi mật cấp.

- Chụp CT scan bụng, chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp chụp ảnh vùng gan và bụng, thường được sử dụng ở những trường hợp mắc sỏi mật nhưng khó chẩn đoán..

- Siêu âm phóng xạ: Giúp phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường mật do sỏi.

- Xét nghiệm máu: Giúp xác định lượng bilirubin trong máu, đánh giá chức năng gan, phát hiện nhiễm trùng hoặc viêm ở đường mật, túi mật, tụy.

- Nội soi mật tụy ngược dòng – ERCP với máy ảnh và tia X: Giúp phát hiện sỏi đường mật.

- Cholescintigraphy (HIDA scan): Thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý về đường mật, tắc nghẽn đường mật (do khối u hoặc do sỏi), bệnh túi mật…

Trong đó, siêu âm bụng là cách chẩn đoán sỏi mật được áp dụng phổ biến nhất.

Siêu âm bụng sẽ giúp thấy được hình ảnh sỏi mật

Siêu âm bụng sẽ giúp thấy được hình ảnh sỏi mật

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hoá khá nguy hiểm vì đa phần ít biểu hiện triệu chứng. Khi người bệnh phát hiện cũng là lúc sỏi đã gây biến chứng. Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi mật sẽ tùy thuộc vào vị trí và kích thước sỏi. Cụ thể:

 - Sỏi mật quá nhiều hoặc kích thước lớn, chiếm hơn ⅔ thể tích túi mật có thể gây tắc nghẽn dịch mật thành từng đợt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến viêm đường mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp, nặng hơn nữa là sốc do nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không xử lý cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, thậm chí có thể gây tử vong.

- Sỏi mật ở gan có thể gây ứ mật trong gan, dẫn đến áp xe gan, xơ gan và suy gan.

Nếu bạn đang gặp phải những biến chứng như trên, hãy gọi điện cho chuyên gia theo số điện thoại dưới đây để được tư vấn cách khắc phục.

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Không có phương pháp điều trị chung cho tất cả các loại sỏi. Do vậy, các bác sĩ sẽ căn cứ trên từng trường hợp cụ thể để có các chỉ định khác nhau. Dưới đây là những phương pháp điều trị sỏi mật hiện đang được áp dụng tại Việt Nam:

Sử dụng thuốc trị sỏi mật

Điều trị nội khoa bằng các thuốc trị sỏi mật, cụ thể hơn là thuốc sỏi mật rowachoI sẽ được chỉ định trong trường hợp bị sỏi cholesterol nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Tuy nhiên, thời gian điều trị kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Tán sỏi mật qua da

Phương pháp tán sỏi mật qua da có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp sỏi đường mật. Còn các trường hợp sỏi mật khác, đặc biệt là sỏi mật ở gan, phương pháp này sẽ ít hiệu quả hơn.

Phẫu thuật lấy sỏi, mổ cắt túi mật

Trong những trường hợp sỏi gây biến chứng nghiêm trọng hoặc sỏi lớn, không thể sử dụng thuốc, mắc kèm cả sỏi mật và polyp túi mật thì bác sĩ thường chỉ định cắt túi mật hoặc can thiệp loại sỏi bằng phẫu thuật mổ nội soi, mổ hở hoặc nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Ngày nay phẫu thuật mổ sỏi mật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Để biết địa chỉ phẫu thuật uy tín, bạn có thể tham khảo bài viết: Các bệnh viện mổ sỏi mật tốt nhất.

Giải pháp mới: Tan sỏi mật từ bài thuốc 8 thảo dược

Những nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những lợi ích khó có thể thay thế của các thảo dược truyền thống trong việc chữa sỏi mật. Điển hình trong số đó là 8 thảo dược quý gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo mang lại tác động toàn diện trên hệ thống gan mật nhờ:

->   Tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật

->   Tăng chất lượng dịch mật

->   Ngăn ngừa sỏi phát triển

->   Bào mòn sỏi dễ hơn; kháng khuẩn, kháng viêm.

Đặc biệt về lâu dài, sự kết hợp của 8 thảo dược này còn giúp điều chỉnh bất thường trong hoạt động của đường mật, ngăn ngừa sỏi mật tái phát hiệu quả.

Thay vì việc phải đun sắc cồng kềnh, tốn thời gian, chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm TPBVSK Kim Đởm Khang từ bài thuốc 8 thảo dược kể trên. Sản phẩm đã và đang được nhiều người đón nhận, các chuyên gia tin dùng giúp người mắc sỏi mật có một giải pháp chữa trị hoàn hảo, tránh được nguy cơ phẫu thuật.

Mời bạn xem chia sẻ của những người đã bài sỏi hiệu quả nhờ Kim Đởm Khang trong video sau:

Chia sẻ của người bệnh về hiệu quả bài sỏi mật tự nhiên không đau, không phẫu thuật của Kim Đởm Khang

Xem thêm:

5 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả nhất

Cách trị sỏi mật tại nhà hiệu quả, tiết kiệm

Người bệnh sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì, sinh hoạt ra sao?

Để nâng cao hiệu quả chữa sỏi mật, cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn sỏi gây biến chứng, người bệnh cần có chế độ ăn, lối sống khoa học. Cụ thể:

- Tuân thủ đúng theo chế độ ăn bệnh sỏi mật: Nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các thức ăn nhiều mỡ, giàu cholesterol. - Tăng cường luyện tập, vận động thể chất. - Thực hiện ăn uống vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Không nên ăn thức ăn đường phố; trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. - Không dùng các thuốc mỡ máu, nội tiết khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì? Chế độ ăn và những lưu ý

Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và thăm khám định kỳ. Khi thấy có một vài triệu chứng giống như trên thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật. Nếu còn băn khoăn về bệnh sỏi mật, đừng ngần ngại gọi điện hoặc bình luận dưới bài viết, chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Tài liệu tham khảo: healthline.com, articles.mercola.com, health.harvard.edu