Đối với bệnh sỏi mật, chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm nặng thêm tình trạng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu, đồng thời khiến viên sỏi tăng kích thước nhanh hơn. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ sỏi túi mật nên ăn gì - kiêng gì để bảo vệ sức khỏe gan mật và phòng ngừa biến chứng.
Biết được sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị
Một chế độ ăn khoa học không giúp bào mòn sỏi nhưng sẽ ngăn sỏi túi mật tăng kích thước và hạn chế các triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra.Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bị sỏi túi mật nên ăn:
Ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mật. Tuy nhiên, nếu không có chất béo, túi mật không được co bóp lại làm ứ trệ dịch mật, dễ làm tăng kích thước sỏi mật. Vì vậy, bạn nên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo tốt với lượng vừa phải để giúp giữ cho túi mật khỏe mạnh.
Chất béo tốt là những chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu, dầu hạt cải; quả bơ, hạt điều, hồ đào. Nếu chiên xào, bạn nên sử dụng dầu dừa thay cho mỡ động vật, nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 1 - 2 muỗng cà phê dầu/ngày. Nguồn chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa) cũng được tìm thấy trong các loại cá biển (cá hồi, cá thu).
Người bị sỏi túi mật nên ăn các chất béo tốt
Người bệnh sỏi túi mật nên bổ sung 30 - 40 gam chất xơ mỗi ngày. Tốt nhất là chất xơ hòa tan (có độ nhớt cao) giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, phòng táo bón, tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn. Sau đây là một số lưu ý khi bổ sung chất xơ:
- Ăn tối thiểu 3 khẩu phần rau xanh và 2 khẩu phần trái cây trong ngày. Một khẩu phần tương đương 15gam. Bạn nên ăn trái cây vào bữa sáng, bữa ăn phụ; ăn rau vào các bữa chính.
- Các loại rau giàu chất xơ hòa tan: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu bắp, đậu lăng…
- Các loại quả giàu chất xơ hòa tan: Cam, bưởi, mâm xôi, dâu tây, quýt... Khi sử dụng những loại trái cây này, bạn không nên sử dụng dưới dạng nước ép mà nên ăn cả quả để tận dụng tối đa nguồn chất xơ có trong đó.
- Nếu bạn yêu thích ăn vặt, đừng chọn bánh kẹo ngọt mà nên ăn hạt hướng dương, hạt bí, hồ đào, hạnh nhân… vì đây cũng là những nguồn bổ sung chất xơ rất tốt cho sức khỏe.
Lecithin là một thành phần quan trọng trong dịch mật, giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Hàm lượng lecithin thấp trong dịch mật có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi cholesterol túi mật.
Những thực phẩm nhiều lecithin bạn nên tiêu thụ gồm các loài họ đậu, kiều mạch, mầm lúa mì.
Bạn nên lựa chọn nguồn protein có nguồn gốc từ thực vật như gạo, mì, ngô và các loại hạt khác vì các thực phẩm này gần như không chứa chất béo bão hòa, không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh sỏi túi mật.
Protein trong gạo, mì không làm ảnh hưởng đến kích thước sỏi túi mật
Bất cứ khi nào cảm thấy bụng khó chịu, đau hạ sườn phải, bạn nên ngay lập tức uống một cốc nước lớn, các cơn đau có thể giảm sau 1 giờ. Bởi nước là dung môi rất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng đào thải độc tố và làm giảm kích thích co túi mật. Thay vì uống nước lọc, bạn có thể cho một vài giọt tinh dầu hoặc 1 vài lát chanh thái mỏng, chúng cũng sẽ rất có ích cho hoạt động của đường mật.
Bên cạnh những thực phẩm tốt nên ăn thì cũng có những loại thực phẩm không tốt mà người sỏi túi mật nên hạn chế.
Chất béo xấu là những chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật - tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và gây ra cơn đau túi mật. Những chất béo này có nhiều trong các sản phẩm từ sữa nguyên chất, pho mát, bơ, thịt gia cầm…
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh các chất béo chuyển hóa (hay chất béo trans) có trong đồ chiên rán, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn (bánh quy, khoai tây chiên, xúc xích, thịt đóng hộp, thịt hun khói).
Đồ chiên, rán, đồ ăn nhanh rất không tốt cho người bị sỏi túi mật
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol, chúng sẽ làm tăng kích thước sỏi túi mật. Những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol bạn nên hạn chế: Lòng đỏ trứng, gan, tôm, bơ, thịt gà, đồ ăn nhanh, phô mai que…
Bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất bột, đường đã qua quá trình tinh luyện, chiết tách làm giảm bớt hàm lượng chất xơ và bổ sung thêm các vi chất, khoáng chất khác. Nếu sử dụng quá nhiều nguồn tinh bột này có thể làm đường trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, tiểu đường.
Các triệu chứng sỏi mật sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn những thực phẩm có thể gây kích ứng, dị ứng đường tiêu hóa. Thực phẩm dễ gây tình trạng này có sữa, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng…
Khi bị sỏi túi mật, thay vì ăn 3 bữa chính, bạn có thể chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Bởi ăn quá no có thể khiến hệ tiêu hóa và đường mật bị quá tải, túi mật càng co bóp mạnh hơn, dẫn tới triệu chứng đau mạn sườn phải, đầy trướng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Tin vui cho bạn: Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tan sỏi mật từ thảo dược như TPBVSK Kim Đởm Khang. Với thành phần gồm 8 thảo dược quý (Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Kim tiền thảo, Chỉ xác), Kim Đởm Khang có tác dụng:
- Giúp làm mềm sạn sỏi, tan sỏi mật không phẫu thuật
- Hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu
- Phòng ngừa sỏi tái phát sau mổ
8 thảo dược quý trong Kim Đởm Khang giúp bài sỏi túi mật không đau, không phẫu thuật
Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên cả nước (SĐK: 834/2018/ĐKSP). Đây là một trong số ít sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh cho thấy có hiệu quả tốt và độ an toàn cao đối với người bệnh sỏi mật.
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh đã tan sỏi mật tự nhiên nhờ Kim Đởm Khang
Có thể nói rằng chế độ ăn luôn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Vì vậy, bạn hãy ghi nhớ sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì để tránh rối loạn tiêu hóa và nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh sỏi túi mật, đừng ngần ngại gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 0962 326 300 - 0963 022 986 hoặc để lại bình luận dưới bài viết này, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp cụ thể.
Biên tập viên sức khỏe Thảo Ngọc
Tài liệu tham khảo: patient.info, webmd.com, healthline.com