Hầu hết mọi người ít ai nghĩ rằng có ngày mình sẽ bị sỏi mật – loại sỏi được hình thành từ chính các thành phần có trong dịch mật (chủ yếu là cholesterol). Sỏi mật làm ngăn chặn dòng chảy bình thường của dịch mật và có thể gây ra các cơn đau ở hạ sườn phải, đặc biệt là sau bữa ăn giàu chất béo.
Trong hầu hết các trường hợp, sỏi mật tồn tại một cách âm thầm và “im lặng”, không gây ra triệu chứng gì, bởi vậy ít được để ý cho đến khi người bệnh tình cờ phát hiện nhờ siêu âm ổ bụng, hoặc sỏi “đủ lớn” để gây ra những cơn đau quặn cùng những biến chứng nặng nề gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tại Canada, có tới 20% phụ nữ và 10% nam giới ở độ tuổi 60 bị mắc sỏi mật, gây ra các cơn đau quặn, đầy trướng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 60 có nguy cơ sỏi mật cao gấp 3 lần so với nam giới cùng độ tuổi (do ở nữ giới, estrogen kích thích gan loại bỏ cholesterol từ máu và tăng dự trữ trong túi mật). Những người thừa cân, béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị sỏi mật.
Thay đổi chế độ ăn giúp làm giảm nguy cơ phát triển những triệu chứng và biến chứng của sỏi, đồng thời ngăn ngừa hình thành những “mầm mống” của sỏi mật. Đối với người bệnh sỏi mật, tuy chế độ ăn không thể loại bỏ sỏi nhưng sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của sỏi, đưa sỏi mật trở về với trạng thái “im lặng”.
Cắt giảm chất béo bão hòa (nguồn gốc động vật) và cholesterol không chỉ khiến sỏi ít có cơ hội hình thành, mà còn làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Thay vào đó, hãy lựa chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các sản phẩm ít chất béo.
Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy dầu ô liu - chất béo không bão hòa đơn - có thể làm giảm lượng cholesterol trong mật. Các nguồn khác của chất béo không bão hòa đơn bao gồm dầu hạt cải, dầu đậu phộng, bơ, hạnh nhân, quả hồ trăn, quả phỉ và đậu phộng.
Cần tránh hoặc hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, tôm và gan...
Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol giúp giảm các cơn đau do sỏi mật
Chất xơ trong chế độ ăn uống giúp bảo vệ chống lại sỏi mật bằng cách giảm hấp thu và tăng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Chất xơ không hòa tan có trong các loại ngũ cốc, trái cây, rau xanh... được cho là có tác dụng bảo vệ tốt nhất. Các loại thực phẩm giàu chất xơ khác có thể giúp giảm nguy cơ tạo sỏi mật bao gồm các loại đậu như đậu tây, đậu navy, đậu đen, đậu xanh...
Xem thêm: Người bệnh sỏi mật nên ăn gì
Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật bằng cách tăng tiết insulin (hormon làm giảm lượng đường trong máu). Nồng độ insulin cao làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.
Hạn chế sử dụng đường - khoảng 5 thìa cà phê (80 calo) một ngày cho phụ nữ và 9 thìa cà phê (144 calo) cho nam giới (1 thìa cà phê tương đương 4g đường). Thay thế nước ngọt và trà đường bằng nước lọc, sữa ít chất béo, nước rau hoặc thức uống không đường.
Chọn các loại thực phẩm giàu tinh bột ngũ cốc như gạo lứt, mì sợi, yến mạch, có nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế và ít kích thích tiết insulin hơn.
Nguy cơ phát triển sỏi mật tỉ lệ thuận với sự tăng của trọng lượng cơ thể, đặc biệt là những người béo bụng, mỡ bụng có thể gây ra thay đổi nội tiết tố thúc đẩy nguyên nhân hình thành sỏi mật.
Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân, hãy giảm từ từ vì giảm trọng lượng quá nhanh (hơn 1.5 kg một tuần) cũng làm tăng nguy cơ sỏi mật, do tăng tiết cholesterol trong mật. Mục tiêu giảm 0.5 – 1 kg một tuần kết hợp chế độ ăn uống cân bằng là hợp lý. Chế độ ăn chay, ăn quá ít béo hoặc bỏ bữa kéo dài có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn các cơn co bóp của túi mật, dẫn đến ứ trệ dịch mật, từ đó làm tăng nguy cơ kết tụ sỏi.
Do Vitamin C làm tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột nên khi thiếu vitamin C, dịch mật sẽ trở nên giàu cholesterol, từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi mật. Nên bổ sung ít nhất 2 loại thực phẩm giàu Vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày như: cam, bưởi, kiwi, dưa vàng, xoài, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ, ớt đỏ hoặc nước ép cà chua.
Hạn chế sự phát triển của sỏi mật với chế độ ăn giàu vitamin C
Tương tự như chất xơ, Canxi và Magie là hai khoáng chất gắn với acid mật ở ruột để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm giàu Canxi gồm: sữa, sữa chua, phô mai, đồ uống có bổ sung và nước trái cây, đậu nướng, đậu đen, đậu nành, đậu hũ, cá hồi và cá mòi đóng hộp (xương), bông cải xanh, cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ, quả sung khô và hạnh nhân.
Nguồn cung cấp Magie bao gồm đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu navy, đậu nành, đậu hũ, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, cá bơn, hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, sữa chua và mầm lúa mì.
Xem thêm:
- 8 Thảo dược quý - “khắc tinh” của sỏi mật mà bạn nên biết
- Chia sẻ kinh nghiệm chữa sỏi mật hiệu quả
Theo Leslie Beck, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng khoa học Toronto.
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi đường mật...