Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý gan mật thường gặp. Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm buộc người bệnh phải cắt bỏ túi mật. Để bảo vệ túi mật của mình, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này.
Sỏi túi mật là bệnh tiêu hóa thường gặp và gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Sỏi túi mật là chất rắn dạng viên (sỏi viên) hoặc dạng bùn (sỏi bùn) trong túi mật. Đa số sỏi túi mật là kết tinh từ cholesterol, sắc tố mật hoặc trứng, xác ký sinh trùng. Một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị sỏi ở túi mật dạng hỗn hợp, sỏi cacbonat canxi, sỏi phosphat, sỏi canxi stearat, sỏi protein, sỏi cystine...
Số lượng và kích thước viên sỏi túi mật ở mỗi người sẽ không giống nhau. Một số người chỉ có 1 nhưng một số lại có đến 2, 3, thậm chí hàng chục viên sỏi trong túi mật. Kích thước sỏi có thể bé như hạt cát, tập trung thành đám hoặc lớn như một quả bóng golf.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi túi mật nhưng thường gặp nhất là sự mất cân bằng các thành phần trong dịch mật, ứ đọng dịch mật và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, sỏi còn có thể hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… hoặc yếu tố cơ địa cũng.
Để hiểu rõ lý do tại sao sỏi xuất hiện trong túi mật, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết: Nguyên nhân gây sỏi túi mật
Bất cứ ai từ trẻ em đến người cao tuổi đều có thể bị sỏi túi mật. Tuy nhiên bệnh sẽ thường gặp hơn ở các đối tượng sau:
- Nữ giới: Nội tiết tố nữ estrogen có thể kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol túi mật.
- Người thừa cân, béo phì: Đối tượng này thường có nồng độ cholesterol trong dịch mật cao, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành.
- Tuổi từ 40 trở lên: Tuổi tác càng cao, bạn càng có nhiều khả năng bị sỏi túi mật.
- Người bị xơ gan: Khoảng 16,8% người bệnh xơ gan sẽ bị sỏi ở túi mật. Nguyên nhân có thể do gan giảm tổng hợp muối mật và túi mật vận động kém.
- Người ít vận động, ăn nhiều chất béo, thiếu chất xơ hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch: Ở những đối tượng này, túi mật thường co bóp kém khiến dịch mật bị ứ trệ và sinh sỏi.
Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, bệnh về đường ruột…), giảm cân quá nhanh, tiền sử gia đình có người bị sỏi mật hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc thuốc hạ mỡ máu… cũng dễ bị sỏi túi mật.
Người béo phì, thừa cân sẽ dễ bị sỏi túi mật hơn
Có đến 80% trường hợp sỏi túi mật không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện túi mật có sỏi khi đi siêu âm. Khi các triệu chứng xuất hiện rõ rệt cũng là lúc sỏi đã gây biến chứng bán tắc dịch mật:
- Đau hạ sườn phải: Đây là triệu chứng điển hình của sỏi túi mật. Người bệnh có thể thấy đau từng cơn, lúc nhiều lúc ít ở vùng hạ sườn phải, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc các bữa ăn chất béo. Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Trường hợp nặng, cơn đau có thể lan ra sau lưng và kéo dài đến vài giờ.
- Rối loạn tiêu hóa (đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, ăn không ngon, sợ dầu mỡ, lợm giọng, đắng miệng, buồn nôn): Những triệu chứng này có thể tái phát nhiều lần và dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với bệnh dạ dày.
- Sốt: Đây là một trong những triệu chứng cảnh báo sỏi gây viêm túi mật. Nếu không có viêm thì rất ít khi người bệnh bị sốt.
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm, phân bạc màu: Nếu sỏi lọt xuống ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật, bạn sẽ có các triệu chứng này.
Nếu bạn đang phải chịu đựng những cơn đau bụng, đầy chướng, khó tiêu do sỏi túi mật, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia để được tư vấn cách bài sỏi và giảm triệu chứng hiệu quả từ TPCN Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng tại viện Quân y 103 và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc 2013.
Bệnh sỏi túi mật là tình trạng tương đối nguy hiểm vì biến chứng xảy ra thường không báo trước, diễn biến đột ngột bất cứ lúc nào. Sự có mặt của những viên sỏi có thể cản trở sự lưu thông của dịch mật từ gan xuống túi mật để dự trữ và từ túi mật xuống ruột non để tiêu hóa chất béo.
Hơn nữa, biến chứng của sỏi túi mật còn không phụ thuộc vào kích thước sỏi. Nhiều trường hợp sỏi túi mật kích thước nhỏ (dưới 10mm) đã thường xuyên gây viêm túi mật, tắc đường ống dẫn mật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sỏi đã lấp đầy túi mật, sỏi kích thước lớn (từ 11mm đến 30mm) mà sức khỏe người bệnh vẫn hoàn toàn bình thường, chỉ đôi khi thấy buồn nôn, lợm giọng.
Một số biến chứng sỏi túi mật thường gặp bao gồm:
- Viêm túi mật, hoại tử túi mật: Tình trạng này thường gặp khi sỏi ở cổ túi mật làm tắc nghẽn dịch mật gây viêm và nặng hơn là hoại tử. Lúc này, điều trị ổn định triệu chứng và phẫu thuật cắt túi mật sẽ là chỉ định ưu tiên hàng đầu.
- Tắc ống mật chủ: Sỏi mật có thể gây tắc ống dẫn mật khiến người bệnh bị vàng da và nhiễm trùng ống dẫn mật.
- Tắc nghẽn ống tụy: Một số trường hợp sỏi túi mật lọt vào đường mật, sau đó di chuyển đến ngã ba mật tụy gây tắc các ống tụy và dẫn đến viêm tụy cấp. Biến chứng này buộc người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
- Tắc ruột do sỏi mật: Nguyên nhân là do sỏi gây rò túi mật - tá tràng. Sau đó theo đường dò này, sỏi sẽ xuống ruột non và mắc kẹt ở đoạn cuối hồi tràng gây tắc ruột.
- Ung thư túi mật: Tỷ lệ gặp biến chứng này rất nhỏ nhưng là căn bệnh ác tính nguy hiểm.
Vì thế, dù sỏi túi mật kích thước lớn hay nhỏ cũng nên điều trị sớm để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm túi mật là biến chứng sỏi túi mật thường gặp nhất
Tùy thuộc vào triệu chứng, kích thước và biến chứng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc, tán sỏi laser, dùng thảo dược Đông Y) hoặc can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp chức năng túi mật còn tốt, sỏi chưa gây biến chứng. Cụ thể:
Sử dụng thuốc uống trị sỏi túi mật
Nếu bạn bị sỏi cholesterol kích thước nhỏ hơn 1.5 cm và chưa bị vôi hóa (ngấm muối canxi), bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng thuốc làm tan sỏi có bản chất acid mật là acid urso-deoxycholic.
Nhược điểm của thuốc này là liệu trình có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, nhưng thường bị gián đoạn bởi các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Chưa kể đến tỷ lệ sỏi túi mật tái phát khá cao sau điều trị.
Tán sỏi túi mật qua da bằng laser
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn túi mật. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng laser để phá vỡ viên sỏi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với người bệnh có chức năng co bóp túi mật còn khoảng 40% trở lên, không xuất hiện polyp hay bị chia thành nhiều ngăn khác nhau…
Đối với các trường hợp viêm túi mật cấp do sỏi nhưng tuổi cao, người có bệnh toàn thân nặng như hô hấp, tim mạch không mổ được thì tán sỏi túi mật qua da bằng laser cũng là giải pháp điều trị thay thế hiệu quả.
Sử dụng thuốc Đông Y điều trị sỏi túi mật
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích vượt trội của phương pháp chữa sỏi túi mật bằng đông y. Trong đó chắc chắn phải kể đến 8 thảo dược Kim tiền thảo, Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Chỉ xác. Không chỉ giúp giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu, ngừa biến chứng, sử dụng 8 thảo dược này còn giúp bào mòn và dự phòng sỏi túi mật tái phát sau phẫu thuật hiệu quả.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 8 thảo dược trên trong TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho sỏi túi mật đã được kiểm chứng tại bệnh viện 103. Hơn 10 năm ra đời, hiệu quả của Kim Đởm Khang đã được chứng thực bởi hàng ngàn người bệnh. Điển hình như trường hợp của ông Long (Hải Phòng) với sỏi túi mật 33mm trong video dưới đây:
Ông Nguyễn Trọng Long chia sẻ về hiệu quả tan sỏi túi mật của Kim Đởm Khang
Mổ sỏi túi mật sẽ được áp dụng khi sỏi chiếm hơn ⅔ thể tích túi mật, sỏi túi mật nhiều tụ thành đám, túi mật viêm mạn tính, thành dày mất chức năng dự trữ và co bóp dịch mật, trường hợp mắc cả sỏi và polyp túi mật… Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi cắt túi mật.
- Mổ nội soi cắt túi mật: Lấy sỏi túi mật qua nội soi là kỹ thuật mổ ít xâm lấn, có độ an toàn và hiệu quả cao, thời gian hồi phục của người bệnh thường ngắn. Chỉ với vài vết mổ nhỏ trên thành bụng, bác sĩ có thể tiến hành quan sát và tiến hành cắt bỏ túi mật có chứa viên sỏi bằng các dụng cụ mổ nội soi. Sau đó, túi mật được kéo ra ngoài cơ thể bằng giỏ bắt qua vết mổ..
Xem thêm: Những thông tin quan trọng về cắt túi mật nội soi
- Mổ mở cắt túi mật: Với phương pháp mổ hở, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt một vết mổ dài khoảng 15cm ở thành bụng để bộc lộ túi mật và cắt bỏ đi. Hiện nay phương pháp này ít được áp dụng do một số nhược điểm như vết mổ lớn, người bệnh đau và mất máu nhiều hơn, thời gian phục hồi chậm. Đồng thời, vết sẹo để lại trên đường ống dẫn mật cũng có nguy cơ gây đau viêm hoặc dễ tích tụ tạo sỏi trong tương lai.
Tuy nhiên, với các trường hợp sỏi túi mật gây biến chứng nặng hoặc không thể tiến hành mổ nội soi, túi mật bị hoại tử, nguy cơ vỡ túi mật, viêm phúc mạc và thấm mật phúc mạc... thì bác sĩ buộc phải chỉ định mổ hở.
Nếu người bệnh bị đồng thời sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ, sỏi ở ống gan thì song song với việc cắt túi mật sẽ áp dụng thêm kỹ thuật nội soi để tìm và loại bỏ sỏi trước hoặc trong quá trình phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt túi mật được áp dụng trong điều trị sỏi túi mật gây biến chứng.
Chi phí một ca phẫu thuật cắt túi mật không quá lớn vào khoảng 5 - 7 triệu đồng chưa kể chi phí khác phát sinh, hơn nữa, chi phí phẫu thuật ở các bệnh viện tư, bệnh viện công cũng khác nhau, vì thế, người bệnh nên cân nhắc kỹ để lựa chọn được nơi điều trị phù hợp.
Xem thêm: Sỏi túi mật kích thước bao nhiêu thì phải mổ?
Dù không giúp bào mòn sỏi nhưng một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp dự phòng sỏi túi mật mới hình thành, làm chậm quá trình phát triển của sỏi cũ và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi sau mổ. Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên áp dụng:
- Ăn tăng cường rau xanh, chất xơ, hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như mỡ, da, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh...
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
- Ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường thải độc cho gan.
- Giảm cân từ từ, tốt nhất bạn chỉ nên giảm 0,5 - 1kg mỗi tuần.
- Vận động 30 phút/ngày, hạn chế ngồi nhiều.
Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn chi tiết cho người bị sỏi túi mật
Sỏi túi mật là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện ra sỏi. Hiểu rõ về bệnh, cách điều trị và chủ động phòng ngừa là giải pháp tốt nhất giúp bạn tránh được nguy cơ phải phẫu thuật và ngăn sỏi túi mật tái phát sau điều trị.
Tài liệu tham khảo: Everydayhealth.com, Medicalnewstoday.com, Healthline.com