Tán sỏi túi mật bằng laser - Phương pháp điều trị bảo tồn túi mật

Tán sỏi túi mật bằng laser holmium là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp điều trị sỏi túi mật an toàn, hiệu quả mà vẫn bảo tồn được túi mật. Hiện nay, một số bệnh viện lớn tại Việt Nam đã áp dụng thành công phương pháp này, người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng sau can thiệp.

Phương pháp tán sỏi túi mật bằng laser holmium

Hiện nay, trong điều trị sỏi túi mật thì phương pháp cắt túi mật nội soi là phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên với một số trường hợp, tán sỏi túi mật bằng laser lại là phương pháp tối ưu hơn.

Tán sỏi túi mật được chỉ định trong các trường hợp:

- Viêm túi mật do sỏi mà bệnh nhân có bệnh lý nặng không thể gây mê được.

- Những bệnh nhân túi mật còn chức năng (khi thực hiện test chức năng túi mật) và có nhu cầu bảo tồn túi mật.

Hình sỏi được bơm rửa ra ngoài qua cống tán sỏi

Ca tán sỏi túi mật đầu tiên trên thế giới được y văn ghi nhận vào nằm 1988 bởi M. J Kellett và được phát triển ở nhiều trung tâm trên thế giới với tỷ lệ loại bỏ hoàn toàn sỏi đến 95%, tỷ lệ tai biến

Trước đây việc sử dụng tia laser để phá vỡ sỏi ít được sử dụng do laser liên tục tạo nhiệt, làm tăng nguy cơ tổn thương mô xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này đã được cải thiện, các tia laser holmium có thể tự động nhận biết sỏi, ngưng phát tia khi tiếp xúc với thành túi mật nên mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

Áp dụng thành công tán sỏi bằng laser tại Việt Nam

Trong thời gian vừa qua bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã áp dụng thành công phương pháp tán sỏi túi mật bằng laser holmium qua nội soi ống cứng.

Bệnh nhân nam 81 tuổi vào viện vì đau bụng vùng mạn sườn phải và sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính xác định bệnh nhân có tình trạng viêm túi mật cấp do sỏi. Tuy nhiên bệnh nhân có nhiều bệnh lý toàn thân nặng kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp và đặc biệt là bị rối loạn chức năng thông khí rất nặng, có nguy cơ tử vong cao khi gây mê và phẫu thuật. Cuối cùng, các bác sỹ đã lựa chọn phương pháp tán sỏi qua da bằng laser để điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp này vừa lấy được sỏi, giải quyết được tình trạng viêm, vừa tránh phải phẫu thuật.

Bệnh nhân được đặt ống dẫn lưu đường mật tạo đường hầm để đưa dịch mật viêm ra ngoài, giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Sau đó 5 ngày, các bác sĩ dùng tia laser tán nhỏ sỏi và hút sỏi ra ngoài. Trong quá trình can thiệp, bệnh nhân không cần phải gây mê, chỉ dùng một lượng thuốc giảm đau nhỏ và hoàn toàn tình táo trong quá trình điều trị. Sau khi kiểm tra túi mật hết tình tràng viêm và hết sỏi bệnh nhân được ra viện sau 3 ngày.

Quá trình tán sỏi túi mật bằng laser holmium tại BV ĐH Y Hà Nội

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng phương pháp tán sỏi túi mật qua da bằng laser thường chỉ được khuyến khích trong các trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện để phẫu thuật. Bởi, sau can thiệp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: xuất huyết, viêm đường mật, viêm túi mật… Bên cạnh đó, việc bảo tồn túi mật cũng đồng nghĩa với việc giữ lại địa điểm để sỏi mật có thể dễ dàng tái phát trở lại.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Tài liệu tham khảo

https://radiologyhanoi.com/khong-phan-loai/330-soi-tui-mat-phuong-phap-dieu-tri-bao-ton-duy-nhat.html