Viêm đường mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường mật là bệnh lý nhiễm trùng ống mật chủ do nguyên nhân chủ yếu là sỏi đường mật. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm gan, xơ gan, nhiễm trùng toàn thân, ung thư đường dẫn mật…

Viêm đường mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Viêm đường mật có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Viêm đường mật là gì?

Viêm đường mật là tình trạng nhiễm trùng khiến niêm mạc ở ống dẫn mật từ gan xuống ruột non có kích thước lớn hơn bình thường.

Thông thường, dịch mật được sản xuất từ gan xuống ruột non tiêu hoá chất béo sẽ được điều tiết bởi vận động đường mật, tránh tình trạng ứ đọng lâu ngày tạo thành sỏi. Khi có tình trạng viêm đường mật, quá trình này sẽ bị rối loạn, lưu thông đường mật không đảm bảo và gây nhiều rủi ro cho người bệnh.

Có nhiều cách phân loại bệnh viêm đường mật:

  • Theo tính chất: Bệnh sẽ được chia thành viêm đường mật cấp và viêm đường mật mạn. Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
  • Theo nguyên nhân hình thành: Nếu viêm đường mật do vi khuẩn tại đường mật hay u đường mật gây ra sẽ được gọi là viêm đường mật tiên phát. Trường hợp bệnh là hậu quả của một bệnh lý khác như sỏi mật, nhiễm trùng đường mật sau phẫu thuật sẽ được gọi là viêm đường mật thứ phát.
  • Theo vị trí: Viêm đường mật được phân thành 2 loại trong gan và ngoài gan.

Ngoài các loại viêm đường mật trên, hiện nay cũng có tình trạng viêm đường mật xơ hóa nguyên phát (viêm đường mật tự miễn). Tuy nhiên tỷ lệ gặp rất hiếm..

Nguyên nhân viêm đường mật là gì?

Nguyên nhân gây viêm đường mật có thể do các loại vi khuẩn (Klebsiella spp., Escherichia coli, Enterobacter spp., enterococci và streptococci), do các bệnh lý gây ứ tắc dịch mật (sỏi đường mật, ung thư ống mật, dị dạng đường mật…). Trong đó, các trường hợp bị viêm đường mật do sỏi chiếm tỷ lệ nhiều nhất.

Ngoài ra, vi khuẩn gây viêm đường mật có thể được xâm nhập trong quá trình phẫu thuật (nội soi mật tuỵ ngược dòng để kiểm tra đường dẫn mật, phẫu thuật cắt túi mật qua nội soi…), nhiễm vi khuẩn tại đường ruột hay nhiễm trùng máu. Nhiễm giun hoặc ký sinh trùng đường ruột cũng làm tăng nguy cơ gây viêm đường mật.

Nghiên cứu tại Viện 103 cho thấy, viên uống thảo dược Kim Đởm Khang có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đường mật hiệu quả. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép và có mặt tại hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Hãy gọi cho chuyên gia qua số 0963 022 986 để được tư vấn chi tiết.

Triệu chứng viêm đường mật thường gặp

Các triệu chứng điển hình của viêm đường mật được gọi tên là tam chứng Charcot, bao gồm:

  • Đau: Là triệu chứng điển hình nhất, đau có thể rất dữ dội. Vị trí đau ban đầu là hạ sườn phải và gây cứng cơ vùng thượng vị, sau đó lan lên ngực, ra sau lưng hoặc lên vùng vai phải.
  • Sốt cao: Nếu trong giai đoạn cấp tính sốt có thể lên tới 39 – 40 độ C, kèm theo rét run, vã mồ hôi.
  • Vàng da: Do ứ dịch mật, các sắc tố mật ngấm vào máu gây vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu…

Ngoài ra, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như người mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, đầy trướng, chậm tiêu, ngứa toàn thân do ứ mật…

Để chẩn đoán viêm đường mật, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, men gan, chẩn đoán hình ảnh… Các xét nghiệm này giúp chẩn đoán chính xác viêm đường mật, đánh giá mức độ và nguyên nhân viêm, qua đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Để chẩn đoán viêm đường mật, bạn sẽ cần xét nghiệm máu

Để chẩn đoán viêm đường mật, bạn sẽ cần xét nghiệm máu

Nhiễm trùng đường mật có nguy hiểm không?

Viêm đường mật nếu phát hiện đã ở giai đoạn muộn, không được theo dõi và điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm đường mật xơ hoá: Xảy ra khi tình trạng viêm đường mật tái phát nhiều lần, khiến đường mật mất chức năng vận động tống đẩy dịch mật. Nặng hơn có thể dẫn đến viêm mủ đường mật.
  • Chảy máu đường mật: Người bệnh có thể nôn ra máu, chất nôn có màu nâu, sốt cao vàng da,
  • Nhiễm khuẩn máu: Là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm và rất khó điều trị, gây ra các triệu chứng nặng nề như sốt cao, rét run, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt…
  • Áp xe đường mật: Trên hình ảnh lâm sàng thấy nhiều ổ áp xe nhỏ, sốt cao, gan to và đau.
  • Viêm gan: Viêm gan do dịch mật bị ứ đọng làm tổn thương các tế bào gan, gây vàng da, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
  • Ung thư đường mật: Biến chứng này rất hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng viêm đường mật khác như viêm tụy, viêm thận, suy thận... Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh viêm đường mật, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm đường mật hoàn toàn có thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, cách điều trị phải được cá nhân hoá theo từng tình trạng bệnh. Để nhận được lời khuyên chuẩn xác nhất từ chuyên gia, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 0963 022 986.

Cách điều trị viêm đường mật trong Tây y và Đông y

Phụ thuộc vào mức độ và biến chứng do viêm đường mật gây ra mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Phác đồ thường là sử dụng thuốc Tây y để điều trị ổn định triệu chứng, dùng thảo dược Đông y để ngăn tái phát và điều trị nguyên nhân gây viêm là sỏi mật. Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng khi viêm đường mật gây biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây y

Trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn là chỉ định hàng đầu để điều trị viêm đường mật cấp tính. Đa phần người bệnh sẽ đáp ứng rất tốt với các loại kháng sinh nhóm peniciIIin, kháng sinh nhóm cephaIosporin, kháng sinh nhóm quinoIon….

Thuốc kháng sinh có hiệu quả với trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, còn với phần lớn trường hợp bị viêm đường mật do sỏi thì đây cũng chỉ được xem là giải pháp tình thế để cải thiện triệu chứng.

Ngoài kháng sinh, các thuốc hỗ trợ như giảm đau, hạ sốt, thuốc làm làm giãn cơ trơn cũng sẽ được chỉ định để làm giảm triệu chứng cho bệnh nhân.

Dùng các cây thuốc nam

Điều trị viêm đường mật bằng thuốc nam đang cho thấy nhiều lợi thế nhờ tác động toàn diện lên các nguyên nhân gây bệnh là nhiễm khuẩn và sỏi đường mật. Trong đó, bài thuốc từ 8 vị thuốc nam sau đây được đánh giá cao hơn cả: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo.

Nghiên cứu tại viện 103 cho thấy sự kết hợp của 8 loại thảo dược trên tạo ra tác động tổng thể trên hệ thống gan mật, khóa hết các nguyên nhân có thể gây viêm đường mật. Tác dụng này có được cũng nhờ cơ chế kháng khuẩn, kháng viêm cũng như lợi mật, tăng vận động đường mật để bài sỏi mật.

BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) đã nghiên cứu tác dụng chữa viêm đường mật của bài thuốc 8 thảo dược quý trong luận văn tiến sĩ

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc 8 thảo dược trên dưới dạng viên nang Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc giúp:

  • Giúp giảm viêm đường mật, tránh phẫu thuật và không lo viêm tái phát.
  • Giúp làm mềm sạn sỏi và bào mòn sỏi mật, sỏi gan.
  • Giúp giảm triệu chứng viêm đường mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, nôn, sốt, vàng da chỉ sau 2-4 tuần.

Kim Đởm Khang giúp bào mòn sỏi đường mật 23mm, không còn biến chứng tắc mật hay viêm đường mật

Sỏi quá lớn gây viêm đường mật cũng tan sạch nhờ sử dụng Kim Đởm Khang

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Kim Đởm Khang, bạn có thể gọi điện theo số 0963 022 986 - 0932.326.300.

Mổ viêm đường mật

Khi viêm đường mật gây biến chứng nặng nề, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng (để lấy sỏi, gắp giun) hoặc phẫu thuật đặt stent đường mật (để khơi thông dòng chảy dịch mật)...

Trên thực tế, vẫn có tỷ lệ lớn người bệnh tiếp tục tái phát viêm đường mật do sỏi mật mới hình thành chỉ thời gian ngắn. Vì vậy, nhiều chuyên gia cũng đánh giá mổ viêm đường mật cũng chỉ là giải pháp tình thế để xử trí nhanh chóng triệu chứng cho người bệnh.

Làm gì để phòng ngừa viêm đường mật?

Một chế độ ăn khoa học cũng là cách phòng bệnh viêm đường mật hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, dễ gây kích ứng tiêu hoá.
  • Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol (thịt mỡ, da và nội tạng động vật, thịt bò, lòng đỏ trứng…), cắt giảm các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là loại chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh…
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, tránh ăn quá no, có thể chia nhiều bữa nhỏ.

Viêm đường mật hoàn toàn có thể điều trị triệt để nếu phát hiện sớm và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đừng chủ quan khi nhận được chẩn đoán viêm đường mật vì bệnh có thể gây ra những biến chứng hết sức nặng nề. Sử dụng thảo dược Đông y kết hợp với chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục đang là xu hướng điều trị viêm đường mật được nhiều chuyên gia và người bệnh lựa chọn.

Theo nguồn: patient.info, nlm.nih.gov, emedicine.medscape.com

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có hiệu quả thay thế thuốc điều trị.