Cắt túi mật nội soi và 7 thắc mắc thường gặp

Khi đứng trước chỉ định cắt túi mật nội soi, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất hoang mang, lo lắng. Mặc dù đã được trấn an đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và không gây ra nhiều đau đớn, nhưng những điều đó có thể chưa đủ để làm bạn an tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp cho 7 câu hỏi thường gặp về cắt túi mật nội soi để bạn hiểu kỹ hơn về phương pháp này.

Cắt túi mật nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhằm loại bỏ sỏi túi mật

Cắt túi mật nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhằm loại bỏ sỏi túi mật

Khi nào cần cắt túi mật nội soi?

Cắt túi mật nội soi sẽ được chỉ định khi:

  • Sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật, sỏi nằm kẹt tại cuống túi mật, chặn hoàn toàn đường ra vào của dịch mật.
  • Sỏi gây viêm túi mật tái đi tái lại nhiều lần, viêm túi mật cấp tính, áp xe túi mật, hoại tử túi mật...
  • Túi mật đã bị vôi hóa không còn chức năng dự trữ và cô đặc dịch mật
  • Trong túi mật vừa có sỏi, vừa có polyp túi mật – một dạng giả u

Ngược lại nếu sỏi không làm phát sinh bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào thì không cần phải mổ cắt túi mật nội soi. Nguyên nhân là do sau phẫu thuật, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ gặp phải các biến chứng trên đường tiêu hóa.

Nghiên cứu tại Viện 103 cho thấy, viên uống thảo dược Kim Đởm Khang có hiệu quả giúp tan sỏi túi mật không phẫu thuật, giảm đau, đầy trướng chậm tiêu và ngăn sỏi tái phát. Hãy gọi cho chuyên gia qua số: 096.302.2986 - 096.232.6300để được tư vấn chi tiết.

Ưu điểm của phương pháp cắt túi mật nội soi

So với cách mổ hở, mổ nội soi cắt túi mật có nhiều ưu điểm hơn

  • Thay vì một vết rạch lớn, phương pháp này chỉ cần 4 vết rạch nhỏ trên ổ bụng để đủ cho dụng cụ nội soi đi vào bên trong. Vì thế, vết mổ nội soi cắt túi mật thường nhỏ và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Tình trạng đau sau hậu phẫu được giảm xuống tối đa.
  • Hồi phục nhanh hơn so với phương pháp mổ hở, thường vào khoảng 4  – 6 tuần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ xâm lấn của cuộc phẫu thuật lên cơ thể.
  • Người bệnh có thể ra về ngay sau phẫu thuật vài giờ.

Mổ mật nội soi có nhiều ưu thế hơn so với phương pháp mổ hở

Mổ mật nội soi có nhiều ưu thế hơn so với phương pháp mổ hở

Cắt túi mật nội soi hết bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí mổ cắt mật nội soi sẽ dao động trong khoảng 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí phẫu thuật/thủ thuật, chưa có chi phí thuốc men, giường bệnh và các phụ phí khác. Do đó, để có con số gần chính xác nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc bệnh viện nơi bạn điều trị để được hướng dẫn cụ thể. Nếu bạn có bảo hiểm y tế, bạn sẽ giảm được một phần chi phí.

Cần làm gì trước khi cắt túi mật nội soi?

Dưới đây là một số yêu cầu mà bạn cần tuân thủ tiến hành trước khi phẫu thuật cắt túi mật nội soi:

  • Bạn phải được tiến hành xét nghiệm định danh nhóm máu, chụp X quang, siêu âm, nội soi ERCP…
  • Bạn không được ăn mà phải để dạ dày và ruột hoàn toàn trống rỗng trong quá trình phẫu thuật. Bạn có thể được cung cấp chất dinh dưỡng bằng đường uống trước ngày mổ một đến hai ngày.
  • Tắm rửa sạch sẽ trước khi diễn ra ca phẫu thuật.
  • Nếu đang sử dụng thuốc chống đông aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác, thuốc chống viêm, vitamin E… thì cần thông báo cho bác sĩ.
  • Bỏ hút thuốc lá

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi có thể để lại một số di chứng trên tiêu hóa. Hãy gọi cho chuyên gia qua số 096.302.2986 - 096.232.6300 để được tư vấn chi tiết về các di chứng này cũng như cách ngăn chặn chúng.

Quy trình cắt túi mật nội soi diễn ra như thế nào?

Mổ nội soi cắt túi mật sẽ diễn ra tuần tự theo các bước như sau:

  • Người bệnh được gây mê toàn thân để đảm bảo ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật. Bụng được bơm phồng lên bằng khí carbon dioxide (CO-2) – một loại khí không độc hại với cơ thể.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông nhỏ, đầu có chứa một chiếc camera đưa vào ổ bụng thông qua các vết rạch. Hình ảnh bên trong ổ bụng sẽ được hiển thị trên một màn hình vi tính phóng đại để quan sát ở bên trong và tiến hành cắt túi mật. Nếu phát hiện sỏi trong ống mật chủ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các biện pháp can thiệp khác để lấy toàn bộ sỏi.
  • Kết thúc quá trình, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa dụng cụ và túi mật được loại bỏ ra ngoài, vết mổ được đóng lại bằng một hay hai vết khâu hoặc chỉ cần băng phẫu thuật.

Trong quá trình mổ nội soi cắt túi mật, bạn sẽ được gây mê toàn thân

Trong quá trình mổ nội soi cắt túi mật, bạn sẽ được gây mê toàn thân

Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, đặc biệt trong kỹ thuật mổ nội soi vùng bụng thì cắt túi mật nội soi không ngừng cải tiến từ: Giảm kích thước dụng cụ nội soi, giảm số vết mổ, phẫu thuật qua các lỗ tự nhiên… nhằm giảm sự xâm lấn đến mức tối thiểu, giảm đau và giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật.

Hiện nay, các kỹ thuật cắt túi mật nội soi phổ biến nhất bao gồm:

  • Cắt túi mật nội soi truyền thống với 4 vết mổ nhỏ trên thành bụng
  • Cắt túi mật nội soi 1 lỗ qua rốn
  • Cắt túi mật nội soi qua các lỗ tự nhiên (NOTES – phẫu thuật không vết mổ)

Một số ít các trường hợp như người béo phì, đã phẫu thuật nhiều lần hoặc sau khi cho dụng cụ nội soi vào trong bụng mà phát hiện ra những bất thường như: Túi mật bị viêm nặng, có u đường mật, sỏi nhiều đường mật…, người bệnh sẽ được chuyển sang phương pháp mổ hở để đảm bảo an toàn.

Những biến chứng sau cắt túi mật nội soi

Trong quá trình nội soi cắt túi mật, có 1 tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp biến chứng liên quan đến thuốc gây mê, chảy máu trong phẫu thuật, nhiễm trùng, viêm phổi, tổn thương ngoài ý muốn ở ruột non hoặc ống dẫn mật do dụng cụ nội soi, rò rỉ dịch mật vào phúc mạc…

Sau cắt túi mật, có khoảng 15% người bệnh gặp phải các triệu chứng tương tự như lúc chưa phẫu thuật (hội chứng sau cắt túi mật) bao gồm: Đau bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt cao. Các triệu chứng này thường không kéo dài quá lâu, sau thời gian vài tuần chúng sẽ biến mất hoặc cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, điều khiến các bác sĩ đau đầu nhất lại chính là tỷ lệ tái phát sỏi tại vị trí khác trên đường ống dẫn mật vẫn còn khá cao sau mổ túi mật nội soi. Thống kê cho thấy có đến 50% người bệnh tái phát sỏi chỉ sau 3 năm và đối diện với nguy cơ tái phẫu thuật. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Tái phát sỏi mật và rối loạn tiêu hoá là 2 rủi ro đáng quan tâm nhất sau mổ mật nội soi

Tái phát sỏi mật và rối loạn tiêu hoá là 2 rủi ro đáng quan tâm nhất sau mổ mật nội soi

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân cắt túi mật nội soi

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên lựa chọn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa (canh, cháo, súp), tránh dầu mỡ, kiêng chất béo, vận động nhẹ nhàng trong phòng bệnh.

Khi được về nhà, bạn nên nhớ thay băng và vệ sinh vết mổ thường xuyên. Khoảng 2 tuần đầu nên tắm vòi hoa sen thay vì ngâm trong bồn tắm để hạn chế tổn thương vết mổ. Trường hợp phải đặt ống dẫn lưu do còn sót sỏi ống mật chủ hoặc để làm thông dòng chảy dịch mật, người bệnh cần để ý lượng dịch mật chảy ra hàng ngày, nếu thấy có các thay đổi về màu sắc, số lượng cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Thông thường sau khi mổ cắt túi mật, cơ thể sẽ cần thời gian để thích nghi với việc thiếu vắng túi mật. Do đó việc xuất hiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón… là khó tránh khỏi. Để làm giảm các triệu chứng này, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhạt trong vài tuần đầu sau phẫu thuật, ăn ít chất béo và cholesterol, lựa chọn những chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa trong thực vật), ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tránh những loại thực phẩm khó tiêu; không nên ăn quá no,..
  • Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng, có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên nên hạn chế công việc nặng, gắng sức trong khoảng vài tháng.
  • Sử dụng TPCN Kim Đởm Khang để làm giảm các triệu chứng sau cắt túi mật, cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng tốc độ hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa sỏi tái phát. Đây là sản phẩm từ thảo dược duy nhất cho người bệnh sỏi mật và đã cắt túi mật được nghiên cứu tại viện 103. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu tác dụng của Kim Đởm Khang còn được báo cáo tại Hội nghị gan mật toàn quốc.

Chỉ sau 2 tuần dùng Kim Đởm Khang, các triệu chứng rối loạn tiêu hoá sau cắt túi mật của cô Len (Hải Dương) cải thiện đáng kể

Trong trường hợp bạn có các triệu chứng như sốt dai dẳng hơn 39 độ C, vàng da hoặc vàng mắt, đau bụng dữ dội mà dùng thuốc giảm đau không đỡ, nôn mửa liên tục, có dịch mủ ở vết mổ, chảy máu vết mổ, sưng ổ bụng, ho dai dẳng hoặc khó thở… cần quay lại bệnh viện ngay để được thăm khám và xử lý.

Tóm lại, trước khi cắt túi mật nội soi, bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Đồng thời sau phẫu thuật, bạn phải dần học cách làm quen với việc thiếu vắng túi mật thông qua việc lựa chọn thực phẩm và có chế độ tập luyện khoa học để phòng ngừa tái phát sỏi.

Xem thêm: Cắt túi mật sống được bao lâu – mối quan tâm của người bệnh

Theo nguồn: laparoscopyhospital.com, webmd.com, my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org 

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.