Cắt túi mật và 8 điều cần biết để tránh biến chứng nguy hiểm

Giống như mọi cuộc phẫu thuật khác, cắt túi mật cũng tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm. Vậy biến chứng sau cắt túi mật là gì? Cắt túi mật sống được bao lâu? Có nên cắt túi mật? Người bị cắt túi mật nên ăn gì? Chăm sóc sau mổ cắt túi mật ra sao?... Tất cả những điều cần biết khi cắt túi mật sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn và giảm rủi ro khi mổ cắt túi mật.

Cắt túi mật sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh hiểu rõ về phương pháp này

Cắt túi mật sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh hiểu rõ về phương pháp này

Cắt túi mật có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt túi mật ít gây ra biến chứng nguy hiểm tính mạng. Tỷ lệ gặp biến chứng nghiêm trọng sau cắt túi mật chỉ là 2,6%. Nhưng giống như mọi cuộc can thiệp phẫu thuật khác, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp biến chứng sau mổ cắt túi mật ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.

Các hệ lụy và biến chứng sau mổ cắt túi mật thường gặp bao gồm:

  • Đau vết mổ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn: Hầu hết người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt túi mật đều gặp các triệu chứng này. Để khắc phục, người bệnh có thể tiêm thuốc chống nôn trước khi tiến hành phẫu thuật và nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động gắng sức trong 1 tuần đầu sau mổ.
  • Tiêu chảy: Do không còn túi mật nên dịch mật đổ xuống ruột non với số lượng lớn, điều này có thể dẫn đến tiêu chảy trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Biến chứng này xảy ra ở hầu hết những người đã trải qua phẫu thuật, thường gặp hơn ở người béo phì và không cần phải điều trị bằng thuốc.
  • Hội chứng sau cắt túi mật: Khoảng 15% người sau mổ cắt túi mật gặp phải hội chứng này với các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, sốt. Nếu thấy các dấu hiệu này kéo dài không thuyên giảm, người bệnh cần báo cho bác sĩ để được điều trị
  • Tổn thương ống mật gây rò rỉ dịch mật, viêm gan: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của mổ cắt túi mật nội soi. Có thể giảm biến chứng này bằng cách kết hợp thủ thuật nội soi mật tụy ngược dòng.
  • Nhiễm trùng: Người bệnh cắt túi mật bằng phương pháp mổ hở có thể bị nhiễm trùng ổ bụng, đường mật, nhiễm trùng máu, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ, viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng và nhiễm trùng ngực. May mắn là tỷ lệ bị nhiễm trùng nghiêm trọng sau mổ cắt túi mật không cao.
  • Giãn ống mật chủ: Trong quá trình phẫu thuật, sỏi kích thước lớn có thể di chuyển xuống hoặc dịch mật đổ ồ ạt khi không còn nơi dự trữ gây giãn ống mật chủ.
  • Tái phát sỏi mật: Nhiều người cho rằng cắt túi mật là sẽ chữa khỏi bệnh sỏi mật. Thế nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế có tới 50% người bệnh sau cắt túi mật bị tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật. Cách tốt nhất để phòng tái phát sỏi mật sau mổ là duy trì chế độ ăn ít chất béo, tập luyện thường xuyên và bổ sung thảo dược hỗ trợ ngăn sỏi tái phát.

Cắt túi mật có sao không là băn khoăn lớn nhất của nhiều người bệnh khi đứng trước quyết định loại bỏ một bộ phận trong cơ thể

Cắt túi mật có sao không là băn khoăn lớn nhất của nhiều người bệnh khi đứng trước quyết định loại bỏ một bộ phận trong cơ thể

Có nên phẫu thuật cắt túi mật? Khi nào nên cắt?

Chỉ định mổ cắt túi mật chỉ nên được áp dụng trong các trường hợp:

  • Sỏi mật chiếm 2/3 túi mật, cản trở co bóp của túi mật, gây các cơn đau quặn vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da hoặc biến chứng như viêm tụy cấp, viêm đường mật…
  • Polyp túi mật mà kích thước tăng lên bất thường sau lần chẩn đoán đầu tiên (nghi ngờ ác tính) hoặc kích thước lớn hơn 1cm1 cm hay polyp gây ra các triệu chứng: đau quặn mật, viêm túi mật, tắc mật…
  • Viêm túi mật cấp, hoại tử túi mật, áp xe túi mật do mọi nguyên nhân.
  • Thành túi mật bị vôi hóa (túi mật sứ)
  • Có lỗ rò túi mật tá tràng, hội chứng Mirizzi, ung thư túi mật.

Bởi việc lạm dụng phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ để lại nhiều hệ quả cho người bệnh, có thể là tạm thời (vài tháng đến vài năm) hoặc suốt đời. Đặc biệt là trong trường hợp sỏi mật không triệu chứng, đa số người bệnh có thể trì hoãn phẫu thuật, bảo tồn túi mật bằng nhiều phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc khác.

TPCN Kim Đởm Khang đã được chứng minh lâm sàng tại bệnh viện về hiệu quả giúp bào mòn sỏi mật, sỏi gan, giảm triệu chứng đau viêm, đầy trướng, chậm tiêu, trì hoãn phẫu thuật và ngăn sỏi tái phát. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963 022 986 - 0962 326 300 để được tư vấn cụ thể với tình trạng của bạn.

Các phương pháp phẫu thuật cắt túi mật

Trước đây, mổ cắt túi mật chủ yếu bằng phương pháp mổ hở (loại bỏ túi mật qua vết rạch rộng ở bụng). Nhưng đến nay, đa số người bệnh sẽ được cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng và được áp dụng trong các trường hợp khác nhau.

Cắt túi mật nội soi

Quy trình phẫu thuật nội soi cắt túi mật như sau: Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được gây mê tổng quát, sau đó chèn một kim thông qua rốn và bơm khí CO2 qua kim này để tạo ra khoảng không trong ổ bụng.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng (khoảng 1cm) để đưa ống nội soi gồm dụng cụ phẫu thuật nhỏ và một camera rất nhỏ để chuyển tiếp hình ảnh bên trong ổ bụng qua màn hình video. Túi mật sẽ được tách ra từ gan và các bộ phận khác bằng dụng cụ phẫu thuật này.

Khoảng 10 năm trở lại đây, cắt túi mật nội soi thường được thực hiện cùng lúc với phương pháp nội soi tụy mật ngược dòng ERCP để ngăn ngừa tổn thương ống dẫn mật - một biến chứng nặng của mổ cắt bỏ túi mật.

Bệnh nhân cắt túi mật nội soi có thể xuất viện ngay trong ngày, tuy nhiên những trường hợp có thời gian phẫu thuật trên 1 giờ hoặc những trường hợp trước đó túi mật bị viêm tái đi tái lại nhiều lần (thành túi mật dày) vẫn phải tái nhập viện sau đó.

Cách mổ nội soi cắt túi mật ít xâm lấn nên người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh

Cách mổ nội soi cắt túi mật ít xâm lấn nên người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh

Mổ cắt túi mật

Mặc dù chỉ định mổ cắt túi mật nội soi khá phổ biến nhưng một số trường hợp không thể áp dụng được như: Người cao tuổi, nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn trong quá trình phẫu thuật cao, vị trí túi mật không rõ ràng qua hình ảnh nội soi, sỏi ống mật chủ không thể lấy được bằng nội soi, nguy cơ vỡ túi mật cao… Lúc này, người bệnh sẽ được chuyển qua mổ hở cắt túi mật.

Trong thủ thuật mổ hở túi mật này, bác sĩ cần phải mở ổ bụng với một vết rạch rộng nên người bệnh chỉ được xuất viện sau 5 -7 ngày và hạn chế làm việc trong vòng 1 tháng sau đó.

Cắt túi mật sống được bao lâu?

Người bị cắt bỏ túi mật vẫn có thể sống lâu như người bình thường. Không có nghiên cứu nào cho thấy tuổi thọ của người cắt túi mật bị ảnh hưởng sau phẫu thuật. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này. Thay vào đó, bạn cần chủ động phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Nghiên cứu Viện 103 cho thấy, những người sau phẫu thuật sỏi mật bổ sung thêm TPCN Kim Đởm Khang từ 8 thảo dược quý sẽ giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, tránh biến chứng và ngăn sỏi tái phát hiệu quả. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963.022.986 – 0962.326.300 để được tư vấn cụ thể.

Nên lựa chọn mổ túi mật ở đâu?

Người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ túi mật tại bệnh viện nhà nước hay bệnh viện tư nhân phù hợp với điều kiện của bản thân. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Xanh pôn, bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Tâm Anh, bệnh viện Nhân dân, bệnh viện 103…

Chi phí mổ cắt túi mật là bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ cắt túi mật thường dao động trong khoảng 10-20 triệu bao gồm chi phí phẫu thuật, nằm viện, chi phí hồi phục. Mức giá này phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh viện nhà nước hay tư nhân, cắt túi mật nội soi hay mổ hở, mức hưởng hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, bệnh lý mắc kèm của người bệnh…

Trên thực tế, chi phí mổ nội soi cắt túi mật thường thấp hơn mổ hở từ 3-5 triệu. Người bệnh đã tham gia bảo hiểm y tế có thể được hỗ trợ từ 40 - 100% chi phí.

Chi phí mổ nội soi cắt túi mật sẽ thấp hơn chi phí mổ hở cắt túi mật

Chi phí mổ nội soi cắt túi mật sẽ thấp hơn chi phí mổ hở cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật mất bao lâu?

Thời gian phẫu thuật nội soi cắt túi mật khá ngắn, chỉ khoảng 15 - 30 phút. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không có cảm giác đau. Sau mổ, vì vết rạch rất nhỏ nên ít đau, ít sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ, không phải nằm bất động tại giường lâu.

Người bị cắt túi mật nên ăn gì và sinh hoạt thế nào?

Người bệnh sau cắt túi mật sẽ cần một sự cải cách nhỏ trong chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng sau mổ túi mật để hạn chế các biến chứng trên đường tiêu hóa, cũng như phòng ngừa nguy cơ sỏi mật tái phát.

Với chế độ ăn, người bị cắt túi mật nên:

  • Ăn cháo hoặc thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hoá trong 1 tuần đầu sau mổ.
  • Hạn chế sử dụng chất béo (đồ chiên xào, mỡ, phủ tạng động vật,…).
  • Tăng dần lượng chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi phù hợp với đáp ứng của cơ thể.
  • Chia nhỏ bữa ăn, từ 3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ.
  • Tránh ăn quá no, đặc biệt là sau bữa tối.
  • Tránh xa việc uống bia ít nhất trong vòng 1 năm sau phẫu thuật cắt túi mật để hạn chế rủi ro không mong muốn tới sức khoẻ. Bởi bia rượu sẽ làm tổn thương chức năng gan, dễ gây ra một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan… Điều này ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng dịch mật, nhất là khi cơ thể lúc đó đã không còn túi mật để điều tiết. Hậu quả tất yếu là các triệu chứng rối loạn tiêu hoá có thể trở nên trầm trọng hơn, dễ tích tụ hình thành sỏi mới.
  • Sử dụng sữa tách béo thay vì các loại sữa có hàm lượng chất béo cao. Vì dịch mật lúc này đổ trực tiếp từ gan xuống ruột non, không qua quá trình cô đặc ở túi mật nên quá trình tiêu hoá chất béo cũng dịch mật cũng bị rối loạn. Việc bổ sung sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng như đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu...

Cắt túi mật có được uống sữa không? Có thể nhưng phải là sữa tách béo

Cắt túi mật có được uống sữa không? Có thể nhưng phải là sữa tách béo

Về chế độ sinh hoạt, bạn nên nên đi bộ, làm việc nhẹ nhàng trong vòng 1 tháng sau đó. Đồng thời đừng quên khám lại trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật hoặc bất cứ khi nào thấy các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau

  • Sốt kéo dài trên 39 độ C, ớn lạnh…
  • Chảy máu, xuất hiện mủ, mẩn đỏ ở các vết mổ
  • Trướng bụng, đau bụng dữ dội
  • Đau nhưng dùng thuốc giảm đau không đỡ
  • Buồn nôn hoặc nôn kéo dài
  • Vàng da, vàng mắt,
  • Ho dai dẳng hoặc khó thở
  • Không thể ăn uống được.

Xem thêm: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật - Những điều cần lưu ý

Cách phòng biến chứng sau khi phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật thành công không có nghĩa là bệnh sỏi mật của bạn đã khỏi hoàn toàn, bởi một trong những nguyên nhân gây sỏi chính là yếu tố cơ địa. Do vậy, sỏi vẫn có nguy cơ tái phát ở những vị trí khác nhau trong hệ thống đường mật.

Ngày nay, người bệnh và bác sĩ có xu hướng tìm về các thảo dược truyền thống do mang lại hiệu quả cao, ít tác dụng phụ và có khả năng điều trị tận gốc bệnh sỏi mật.

Trong số nhiều dược liệu tốt cho bệnh gan mật, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới đều đồng nhất quan điểm về hiệu quả của 8 thảo dược quý bao gồm Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của thang thuốc gồm bát vị này không những giúp làm giảm nhanh di chứng thường gặp phải trên đường tiêu hóa sau mổ túi mật, mà còn gián tiếp điều chỉnh những rối loạn của hệ thống gan mật, nhờ đó ngăn ngừa sỏi tái phát.

Thay vì đun sắc như trước đây, viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã sản xuất thành công viên nang Kim Đởm Khang chứa đầy đủ 8 thảo dược này, vừa mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng mà vẫn giữ nguyên tinh chất của từng loại dược liệu. Dưới đây là chia sẻ từ người bệnh đã may mắn thoát khỏi di chứng sau mổ cắt túi mật nhờ sử dụng Kim Đởm Khang:

Không còn nỗi lo rối loạn tiêu hoá và sỏi mật tái phát từ khi dùng Kim Đởm Khang

Xem thêm: Đánh giá của người bệnh và chuyên gia về Kim Đởm Khang

Với sự phát triển của y học hiện đại, phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện khá nhanh chóng với hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi không còn nỗi lo sỏi mật, người bệnh lại phải đối diện với những rủi ro trên hệ thống tiêu hoá cũng như mối nguy sỏi tái phát sau điều trị. Việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, tập luyện phù hợp và sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên là giải pháp đang được nhiều chuyên gia tư vấn để giúp người bệnh tránh được những rủi ro sau khi thực hiện cắt túi mật.

Tham khảo: webmd.com, gallbladderattack.com, healthline.com, hopkinsmedicine.org, nhs.uk

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.