Sỏi ống mật chủ chiếm 80% bệnh sỏi mật và dễ gây ra các biến chứng cấp nguy hiểm như tắc đường mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bài sỏi, giảm những triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu cũng như tránh rủi ro cho sức khỏe người bệnh.
Vị trí sỏi ống mật chủ
Nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Vi khuẩn gây tổn thương thành đường mật khiến các tế bào viêm loét bong vào dịch mật, đồng thời làm kết tủa một số thành phần của dịch mật (sắc tố mật, muối mật) và tạo thành các viên sỏi. Một số trường hợp khác, giun chui lên ống mật mang theo trứng hoặc xác giun ở trong ống mật sẽ là nhân sỏi cho sắc tố mật lắng đọng bám vào, phát triển dần thành bệnh sỏi ống mật chủ.
Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc thời kì tiền mãn kinh, đái tháo đường, béo phì… cũng là những yếu tố nguy cơ sỏi ống mật chủ. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và đặc biệt ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật sau 3 năm thì nguy cơ hình thành sỏi ống mật chủ rất cao.
Nhiễm trùng đường mật là yếu tố quan trọng trong hình thành bệnh sỏi ống mật chủ
Triệu chứng sỏi ống mật chủ hay sỏi mật nói chung thường không rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu. Tuy nhiên khi đường mật bị tắc nghẽn thì sẽ xuất hiện 3 triệu chứng điển hình (tam chứng Charcot) là đau hạ sườn phải, sốt, vàng da.
- Đau hạ sườn phải: Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và kéo dài, có thể sau ăn 1 – 2h hoặc xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong ngày. Đau lan lên ngực hoặc ra sau lưng. Nguyên nhân gây ra các cơn đau thường do sỏi di chuyển hay do tăng co bóp ống mật, tăng nhu động túi mật và tăng áp lực đường mật.
Đau hạ sườn phải đột ngột, dữ dội – triệu chứng điển hình của sỏi mật trong ống mật chủ
- Sốt: Dịch mật ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn tiết ra nội độc tố gây sốt cao 39 – 40°C, run lạnh, vã mồ hôi. Triệu chứng sốt thường xuất hiện sau 2 – 3h xảy ra các cơn đau quặn hoặc đôi khi xuất hiện cùng lúc với cơn đau.
- Vàng da, vàng mắt: Là triệu chứng xảy ra muộn nhất, sau 24 – 48h xuất hiện triệu chứng đau, sốt. Dịch mật bị tắc nghẽn và ứ đọng ở gan, bilirubin trong dịch mật vào máu gây vàng da, vàng niêm mạc mắt.
Ngoài ra, bệnh nhân sỏi ống mật chủ còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Nôn, buồn nôn, ngứa (do nhiễm độc muối mật), vàng mắt, nước tiểu vàng sẫm (do sắc tố mật đào thài qua nước tiểu), phân bạc màu (do thiếu sắc tố mật).
TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ làm mềm và bào mòn sỏi ống mật chủ, giảm triệu chứng và ngăn biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra. Sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng tại viện Quân y 103. Hãy gọi theo số hotline 096.302.2986 - 096.232.6300 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp nhé.
Khi tần suất, mức độ xuất hiện các triệu chứng trên ngày càng tăng thì người bệnh cần sớm đi khám để được tiến hành một số xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu và chụp, siêu âm ổ bụng, đường mật, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Các chỉ số như bạch cầu, bạch cầu đa nhân, bilirubin máu, phosphatase kiềm, ure máu, men gan sẽ tăng cao trong trường hợp sỏi gây tắc nghẽn đường mật.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nồng độ sắc tố mật và muối mật tăng cao. Do dịch mật bị ứ trệ tại gan, dẫn đến sắc tố mật, muối mật đi vào máu và được đào thải qua nước tiểu.
- Chụp X – quang ổ bụng, đường mật:
+ Chụp ổ bụng: Có thể thấy hình ảnh nghi ngờ sỏi ở ống mật chủ.
+ Chụp cản quang đường mật: Cho kết quả kém chính xác nên ít được sử dụng.
+ Chụp đường mật qua da: Có thể thấy số lượng, vị trí của sỏi và còn có tác dụng dẫn lưu dịch mật ra ngoài. Được áp dụng trong trường hợp tắc mật mà đường mật giãn to. Tuy nhiên có thể dẫn đến các tai biến như chảy máu đường mật, tràn mật vào máu, ngấm mật phúc mạc.
- Siêu âm nội soi: Có thể thấy được đặc điểm của sỏi mật trong ống mật chủ. Phương pháp này thường được sử dụng nhiều nhất vì đạt hiệu quả cao, dễ thực hiện, chi phí thấp và không gây tai biến.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Đây là phương pháp vừa có thể chẩn đoán, vừa có thể điều trị bệnh sỏi ống mật chủ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRCP): Đây là một kĩ thuật tiên tiến có thể cho thấy rất chi tiết hình ảnh của ống mật, gan, túi mật, tuyến tụy với độ chính xác 95% và độ đặc hiệu 83%, đặc biệt hiệu quả trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ. Tuy nhiên chi phí còn khá cao nên ít được ứng dụng thực tế hơn so với các phương pháp trên.
- CT – Scan: Giúp xác định chính xác hình dạng, kích thước của viên sỏi và khảo sát đường mật trong, ngoài gan. Đồng thời còn có thể chẩn đoán phân biệt với một số nguyên nhân gây tắc đường mật ngoài gan như u đầu tụy, u tá tràng…và phát hiện sớm áp xe gan nếu có. Tuy nhiên chi phí khá tốn kém.
Nếu không được điều trị đúng cách, sỏi ống mật chủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, có thể kể đến như:
- Viêm tụy cấp: Biến chứng này dễ xảy ra khi viên sỏi rơi xuống và làm tắc nghẽn tại ngã ba mật tụy. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng với tiên lượng nặng như suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết... thậm chí có thể tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.
- Viêm đường mật: Nguyên nhân do sỏi gây tắc nghẽn đường mật khiến dịch mật bị ứ đọng. Khi này, vi khuẩn dễ phát triển gây viêm và khiến bệnh nhân sỏi ống mật chủ bị đau dữ dội, sốt cao. Nếu tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm đường mật bị chít hẹp, giảm khả năng vận động và tống đẩy sỏi.
- Áp xe đường mật, áp xe gan: Viêm đường mật nặng sẽ dẫn đến áp xe đường mật. Một số trường hợp, viêm có thể lan rộng lên các đường mật trong gan và gây áp xe gan. Nếu gặp biến chứng này, người bệnh có thể bị đau hạ sườn phải, sốt cao, vàng da, gan to.
- Viêm phúc mạc mật: Dịch mật bị ứ đọng trong đường mật có thể thấm qua thành túi mật vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Biến chứng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Sốc nhiễm trùng đường mật: Đây cũng là một trong những biến chứng hiếm gặp do sỏi mật trong ống mật chủ gây ra nhưng lại có tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng sỏi ống mật chủ khác như chảy máu đường mật, xơ gan, hội chứng gan thận, ung thư đường mật. Tuy nhiên tỷ lệ gặp sẽ ít hơn.
Viêm tụy cấp là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi ống mật chủ
Để điều trị sỏi ống mật chủ, bạn có thể áp dụng các phương pháp Tây Y hoặc sử dụng các thảo dược Đông Y. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và được áp dụng trong những trường hợp khác nhau.
Cách chữa sỏi ống mật chủ trong Tây Y chủ yếu là can thiệp phẫu thuật. Trừ các trường hợp có biến chứng viêm, người bệnh sẽ được dùng thuốc để ổn định sức khỏe, sau đó mới can thiệp.
1. Thuốc điều trị sỏi ống mật chủ
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau… để giảm triệu chứng cho người bệnh (thường gặp trong điều trị sỏi bùn ống mật chủ vì loại sỏi này dễ gây viêm). 80% người bệnh sẽ đáp ứng tốt với các thuốc này, chỉ có 20% sức khỏe sẽ diễn biến xấu đi. Những trường hợp này sẽ được chỉ định đặt ống dẫn lưu đường mật Kehr và phẫu thuật cấp cứu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc điều trị sỏi ống mật chủ có bản chất là acid mật hoặc tính dầu để hoà tan sỏi dạng cholesterol và chưa xuất hiện biến chứng. Đại diện tiêu biểu của nhóm này gồm acid urso-deoxycholic, acid cheno-deoxycholic, rowa-chol. Tuy nhiên, do chỉ có hiệu quả với sỏi nhỏ, tác dụng phụ lại nhiều nên việc sử dụng các thuốc này trên lâm sàng để điều trị sỏi ống mật chủ vẫn còn khá hạn chế.
2. Phẫu thuật sỏi ống mật chủ
Tùy theo sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng, mổ lấy sỏi ống mật chủ hay tán sỏi ống mật chủ. Mục tiêu điều trị đều là lấy hết sỏi và đảm bảo dịch mật lưu thông tốt sau phẫu thuật.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP):
Đây là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ Tây y trong điều trị sỏi ống mật chủ, ngay cả ở những trường hợp cấp cứu. Bởi tỷ lệ lấy hết sỏi thành công của phương pháp mổ nội soi sỏi ống mật chủ rất cao trong khi nguy cơ biến chứng rất thấp (khoảng 5%). Tuy nhiên, có tới 50% người bệnh xuất hiện tình trạng sỏi ống mật chủ tái phát chỉ trong vòng 5 năm áp dụng phương pháp này.
- Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi:
Ống mật chủ thường được rạch dọc ở mặt trước và sử dụng các thiết bị, dụng cụ để gắp viên sỏi ra khỏi đường mật. Với những viên sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ dùng rọ để bắt sỏi. Còn những viên sỏi kích thước lớn thường kết hợp với kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể nhằm phá vỡ thành những mảnh nhỏ hơn để dễ lấy ra ngoài.
Hiện nay, các bác sĩ thường ít chỉ định mổ sỏi ống mật chủ do lo ngại những rủi ro tiềm ẩn đến sức khỏe người bệnh. Thống kê cho thấy vẫn có tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng sau mổ sỏi ống mật chủ như nhiễm trùng, chảy máu...
- Tán sỏi ống mật chủ:
Phương pháp này được chia thành 2 loại chính là tán sỏi ống mật chủ trong cơ thể và ngoài cơ thể. Nhiều chuyên gia đánh giá tán sỏi ống mật chủ có ưu điểm là ít xâm lấn, ít đau nhưng hiệu quả thực tế không cao, có thể cần tiến hành nhiều lần và chỉ có hiệu quả với sỏi nhỏ.
Nội soi mật tụy ngược dòng là 1 trong những phương pháp điều trị bệnh sỏi ống mật chủ phổ biến hiện nay
Với các trường hợp sỏi mật trong ống mật chủ chưa có triệu chứng hoặc đã điều trị ổn định bằng thuốc nhưng muốn trì hoãn phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược Đông Y. Không chỉ an toàn, 8 thảo dược Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác, Kim tiền thảo còn được chứng minh có tác dụng:
1. Giúp bào mòn sỏi ống mật chủ, cả sỏi có bản chất là cholesterol, sỏi sắc tố hay sỏi hỗn hợp. 2. Hỗ trợ kháng viêm, phòng biến chứng viêm đường mật. 3. Tăng cường chức năng gan, giảm triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu.Thay vì đun sắc phức tạp, bạn có thể tìm thấy toàn bộ 8 thảo dược quý này trong TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm giúp bào mòn sỏi mật trong ống mật chủ đầu tiên được kiểm chứng hiệu quả tại bệnh viện 103.
Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều người bệnh sỏi ống mật chủ đã tan sỏi sau khi sử dụng sản phẩm. Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của một người bệnh như vậy trong video dưới đây:
Bà Phạm Thị Sinh chia sẻ kinh nghiệm bào mòn sỏi ống mật chủ 2,7cm
Chế độ ăn không khoa học sẽ khiến sỏi mật trong ống mật chủ dễ tăng kích thước và gây biến chứng. Do đó, bên cạnh các giải pháp điều trị kể trên, bản thân người bệnh hoặc những người nhà đang chăm sóc bệnh nhân sỏi ống mật chủ cần xây dựng chế độ ăn uống theo các lời khuyên sau.
- Những thực phẩm nên hạn chế: Thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol (mỡ, nội tạng, động vật, sữa béo, thức ăn nhanh); thực phẩm nhiều đường (bánh, kẹo, nước giải khát có gas…)
- Những thực phẩm nên ăn: Rau xanh, quả tươi, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá, sữa đậu nành, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch…).
Đặc biệt bạn cần ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, không bỏ bữa. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm giun sán (phòng bệnh sỏi ống mật chủ), hạn chế ứ trệ dịch mật khiến sỏi tăng kích thước hoặc hình thành sỏi mới.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người sỏi ống mật chủ để ngăn sỏi tăng kích thước
Sỏi ống mật chủ là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Chủ động điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro trong tương lai. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại gọi điện hoặc để lại bình luận dưới bài viết này, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp cụ thể.
Trích nguồn: merckmanuals.com, healthline.com, en.wikipedia.org, virginiamason.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.