Phương pháp tán sỏi ống mật chủ: Hiệu quả đến đâu?

Tán sỏi ống mật chủ là phương pháp được phát triển dựa trên kỹ thuật tán sỏi đường tiết niệu. Nhưng không đơn giản như đường tiết niệu, tán sỏi ống mật chủ gặp khá nhiều khó khăn và phức tạp do sự khác nhau về giải phẫu đường mật. Vậy tán sỏi ống mật chủ có những phương pháp nào? An toàn không? Hiệu quả đến đâu? Thông tin trong bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn.

Sỏi ống mật chủ là sỏi nguyên phát (hình thành trong ống mật chủ) hoặc sỏi từ đường dẫn mật trong gan, sỏi túi mật di chuyển xuống ống dẫn mật. Kích thước sỏi ống mật chủ nhỏ có thể theo dòng chảy của dịch mật lọt qua cơ vòng oddi xuống tá tràng. Nếu sỏi lớn hoặc có nhiều viên, chúng có thể bị kẹt trong đường dẫn mật, gây tắc nghẽn đường mật, từ đó dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật, viêm tụy cấp….

Vị trí ống dẫn mật chủ và sỏi ống mật chủ trong đường mật

Vị trí ống dẫn mật chủ và sỏi ống mật chủ trong đường mật

Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0963 022 986 (trong giờ hành chính) để được tư vấn thêm về Tpcn Kim Đởm Khang - Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị sỏi ống mật chủ được nhiều người bệnh sử dụng hiệu quả.

Các phương pháp tán sỏi ống mật chủ

Tán sỏi ống mật chủ được chia thành 2 phương pháp chính, đó là tán sỏi trong và ngoài cơ thể. Tán sỏi ngoài cơ thể thường kết hợp với các phương pháp xâm lấn, chẳng hạn như nội soi mật tụy ngược dòng, nội soi qua da.

Tán sỏi trong cơ thể

Phương pháp tán sỏi trong cơ thể được bắt đầu khá sớm, trong những thập niên 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều nhược điểm, thực hiện khá khó khăn khi đó bởi các kỹ thuật nội soi chưa phát triển.

- Tán sỏi cơ học: Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng rọ bắt sỏi, sau đó nghiền chúng bằng lực cơ học để phân nhỏ viên sỏi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của phương pháp tán sỏi cơ học, chẳng hạn như kích thước sỏi, số lượng sỏi, đường kính ống mật chủ, sự tương quan giữa kích thước ống mật chủ và sỏi, mức độ tắc nghẽn dịch mật. Phương pháp tán sỏi cơ học thường được áp dụng song song cùng nội soi mật tụy ngược dòng, với tỉ lệ thành công có thể lên tới 80%.

- Tán sỏi điện thủy lực: Hiện nay ít được áp dụng do nguy cơ tổn thương mô lân cận, các mảnh vỡ của sỏi có kích thước khá lớn và thường thất bại với trường hợp mắc bệnh lâu năm, sỏi cứng đã bị vôi hóa thành túi mật.

- Tán sỏi laser: Trước đây việc sử dụng tia laser để phá vỡ sỏi không hiệu quả do laser liên tục tạo nhiệt, làm tăng nguy cơ tổn thương mô xung quanh. Hiện nay phương pháp này đã được cải thiện, các tia laser có thể tự động nhận biết sỏi, ngưng phát tia khi tiếp xúc với thành đường mật nên mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể, hay tán sỏi mật qua da, tán sỏi bằng sóng xung kích là phương pháp được chỉ định trong một số trường hợp không thể phẫu thuật hoặc can thiệp lấy sỏi. Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng của sóng xung kích hội tụ tập trung vào viên sỏi mật, ép viên sỏi bằng một áp lực lớn để phá vỡ sỏi, tạo thành nhiều mảnh nhỏ khác nhau, từ đó theo dịch mật sỏi có thể lọt qua cơ vòng oddi vào đường ruột.

Ưu điểm của tán sỏi bằng sóng xung kích đó là ít xâm lấn, không can thiệp tới cơ thể. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng với sỏi nhỏ hơn 2cm, hiệu quả không cao, cần tiến hành nhiều lần.

Tán sỏi ống mật chủ tuy an toàn nhưng hiệu quả không cao

Tán sỏi ống mật chủ tuy an toàn nhưng hiệu quả không cao

Như vậy hiệu quả của phương pháp tán sỏi là không rõ ràng và việc áp dụng trên người bệnh đang còn có nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, đa phần khi đến khám và điều trị sỏi ống mật chủ tại viện sẽ được cho thuốc giảm đau và khuyến cáo lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) hoặc phẫu thuật mổ hở. Tuy nhiên, chúng đều có chung nhược điểm khi không thể ngăn ngừa sỏi tái phát. Hơn nữa, việc lạm dụng việc phẫu thuật lấy sỏi cũng có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm.

Trị sỏi ống mật chủ hiệu quả với thảo dược

Khi điều trị sỏi ống mật chủ, cần đảm bảo các yếu tố: giảm triệu chứng, giảm biến chứng, bào mòn sỏi kết hợp điều trị trúng đích để ngăn ngừa sỏi tái phát sau điều trị. Gan là cơ quan tạo ra dịch mật, do đó, muốn trị sỏi mật, chức năng gan phải được tăng cường, dịch mật phải tăng lưu thông để hết trì trệ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng bài thuốc có chứa 8 thảo dược truyền thống gồm:  Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu ..đã và đang mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh sỏi mật. Với tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, trúng đích vào cơ chế bệnh sinh của sỏi ống mật chủ mà ngày nay, việc ứng dụng của chúng trong chữa trị sỏi mật đã được rất nhiều người bệnh chia sẻ mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm: 

8 Thảo dược quý - “khắc tinh” của sỏi mật mà bạn nên biết

Cách loại bỏ sỏi mật không phẫu thuật

Theo nguồn:

http://cursoenarm.net/UPTODATE/contents/mobipreview.htm?39/9/40080?source=related_link

http://cursoenarm.net/UPTODATE/contents/mobipreview.htm?36/4/36943?source=see_link