9 biến chứng sau mổ cắt túi mật và cách phòng ngừa bằng thảo dược

So với các phẫu thuật khác, cắt túi mật được đánh giá là một phương pháp điều trị sỏi túi mật và sạn túi mật tương đối nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, kể cả khi được thực hiện ở những cơ sở y tế hiện đại nhất, người bệnh vẫn có nguy cơ đối diện với những biến chứng sau mổ cắt túi mật. Cùng tìm hiểu về những biến chứng này và cách phòng ngừa trong bài viết sau.

Biến chứng sau mổ cắt túi mật có thể làm giảm chất lượng sống của người bệnh

Biến chứng sau mổ cắt túi mật có thể làm giảm chất lượng sống của người bệnh

Túi mật có hình dạng giống như một quả lê nhỏ, nằm ở phía trên bụng phải, ngay sát gan. Nó có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật – một chất được sản xuất bởi gan giúp quá trình hấp thu chất béo được dễ dàng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, nhưng nguyên nhân hàng đầu là do sỏi túi mật gây biến chứng.

Những biến chứng sau mổ cắt túi mật

Người bệnh sau cắt túi mật có thể gặp một số biến chứng như đau chảy máu vết mổ, rò rỉ dịch mật, rối loạn tiêu hóa, hội chứng sau cắt túi mật, tái phát sỏi mật, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng, tổn thương ống mật, ruột, mạch máu… Việc chủ động tìm hiểu về các biến chứng này sẽ giúp bạn giảm rủi ro cho mình.

Đau và chảy máu vết mổ

Nhiều người bệnh chia sẻ rằng sau khi cắt túi mật vẫn bị đau. Một số người thì gặp tình trạng chảy máu tại vết mổ hở hoặc vết rạch để luồn ống nội soi. Cả 2 tình trạng này đều là biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật

Để khắc phục, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế đi lại và vận động mạnh trong khoảng thời gian 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Đồng thời thay băng thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để làm giảm nguy cơ chảy máu vết mổ.

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bạn có thể gặp biến chứng đau hoặc chảy máu vết mổ

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bạn có thể gặp biến chứng đau hoặc chảy máu vết mổ

Hội chứng sau cắt túi mật

Sau cắt túi mật, khoảng 15% người gặp phải các triệu chứng tương tự như khi vẫn còn sỏi mật như đau bụng, khó tiêu khi ăn đồ dầu mỡ, tiêu chảy, vàng da và mắt, sốt… Hiện tượng được gọi là hội chứng sau cắt túi mật, có thể biến mất sau vài tuần hoặc xuất hiện dai dẳng đến vài tháng.

- Tiêu chảy sau cắt túi mật: 

Sau khi cắt túi mật, dịch mật được đẩy trực tiếp từ gan vào ruột non, kể cả khi không có chất béo. Vì vậy, biến chứng sau mổ cắt túi mật như tiêu chảy là khó tránh khỏi.

Tình trạng tiêu chảy (phân lỏng và chảy như nước kèm theo cảm giác cấp bách hơn 2 lần mỗi ngày) có thể chỉ xảy ra tạm thời hoặc kéo dài nhiều ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới dưới 50 tuổi, người béo phì sẽ có nguy cơ mắc tiêu chảy mãn tính sau khi phẫu thuật cắt túi mật cao hơn.

Nếu bị tiêu chảy từ 3 ngày trở lên, bạn cần báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc cầm tiêu chảy như như lope-ramide, thuốc làm giảm hấp thu acid mật như choles-tyramine hoặc alu-minum hydro-xide. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn chất béo, caffeine, đồ ngọt, sữa và các sản phẩm từ sữa để giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa tiêu chảy nặng hơn.

Tiêu chảy là một biến chứng sau cắt túi mật thường gặp

Tiêu chảy là một biến chứng sau cắt túi mật thường gặp

- Đầy trướng, khó tiêu khi ăn đồ dầu mỡ:

Trong tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh có thể gặp tình trạng đầy trướng, khó tiêu do thiếu dịch mật, đặc biệt là sau những bữa ăn nhiều chất béo. Ăn một chế độ ăn ít béo có thể hạn chế được tình trạng này.

- Táo bón tạm thời:

Một số người bị táo bón do các thuốc giảm đau mà họ phải uống sau mổ cắt túi mật. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ (đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả) có thể giúp ngăn ngừa và giảm táo bón. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc làm mềm phân để hạn chế hiện tượng này.

TPCN Kim Đởm Khang đã được kiểm chứng về hiệu quả giúp giảm tình trạng đau, đầy trướng, tiêu chảy, táo bón và ngăn chặn nhiều biến chứng sau cắt túi mật khác. Hãy gọi tới số 0963 022 986 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Nhiễm trùng

Có khoảng 6% người bệnh phát sinh nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật mổ hở… Đó là do vi khuẩn tấn công vết mổ hoặc xâm nhập vào trong bụng gây nên quá trình viêm nhiễm.

Tuy nhiên, bạn yên tâm rằng biến chứng sau cắt túi mật này hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng cách tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật.

Rò rỉ mật sau mổ

Sau khi cắt túi mật, bác sĩ sẽ sử dụng một loại kẹp đặc biệt để bịt kín các đầu ống nối giữa túi mật với ống mật chủ và gan. Lúc này, dịch mật có thể rò rỉ ra ngoài.

Khi sự rò rỉ dịch mật xảy ra, bạn có thể được chỉ định mổ lại để hút dịch mật và rửa sạch sẽ trong khoang bụng. Nếu trì trệ không giải quyết nhanh chóng, nhiễm trùng phúc mạc là điều tất yếu xảy ra và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Phẫu thuật sỏi mật có thể gây ra biến chứng rò rỉ mật

Phẫu thuật sỏi mật có thể gây ra biến chứng rò rỉ mật

Tổn thương ống mật

Đây là biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật nghiêm trọng nhất. Ống mật có thể bị giãn, bị rách làm mật rò rỉ ra ngoài dẫn đến tổn thương gan. Chính vì vậy trước ca phẫu thuật, bạn sẽ được chỉ định chụp X – quang đường mật. Nếu ống dẫn mật bị thương và được phát hiện trong quá trình phẫu thuật, nó cần được sửa chữa ngay lập tức. Trong một số trường hợp phải được tiến hành chỉnh hình ngay sau đó để giảm thiểu nguy cơ gây nên các biến chứng sau khi cắt túi mật nghiêm trọng hơn.

Tổn thương ruột và mạch máu

Các dụng cụ nội soi được sử dụng để loại bỏ túi mật có thể làm tổn thương các cơ quan xung quanh như ruột và mạch máu. Nguy cơ này tăng lên nếu túi mật bị viêm. Tuy nhiên, đây là một biến chứng sau cắt túi mật hiếm gặp và thường được xử lý ngay trong quá trình phẫu thuật. Nếu nó xảy ra, bạn có thể thấy đau bụng, buồn nôn, ói mửa và sốt.

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu và thường xảy ra ở tĩnh mạch chân. Vì vậy, trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể được yêu cầu đi tất nén để phòng ngừa biến chứng này.

Viêm dạ dày, viêm tuỵ

Viêm dạ dày cũng là biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật thường gặp. Nguyên nhân là do phản ứng của cơ thể khi dịch mật từ gan sẽ được đưa thẳng xuống tá tràng và trào ngược lên dạ dày. Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị viêm tuỵ do dịch mật tràn vào ống tuỵ.

Tái phát sỏi mật

Có một thực tế mà ít người biết là 30 - 50% người bệnh sau cắt túi mật bị tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật sau 3 - 5 năm phẫu thuật. Nguyên nhân là do cắt túi mật chỉ giải quyết được phần ngọn, không tác động vào các nguyên nhân gây sỏi mật.

Thảo dược giúp ngăn chặn biến chứng sau mổ cắt túi mật

Có nhiều thảo dược thiên nhiên giúp phòng và cải thiện biến chứng sau mổ sỏi mật

Có nhiều thảo dược thiên nhiên giúp phòng và cải thiện biến chứng sau mổ sỏi mật

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã làm sáng tỏ tác dụng hữu ích của các thảo dược truyền thống trong việc hỗ trợ ngăn chặn biến chứng cho người bệnh đã cắt túi mật. Nổi bật trong đó phải kể đến 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Nhân trần, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác.

Nghiên cứu cho thấy, 8 thảo dược này khi được phối hợp cùng nhau sẽ mang lại tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật

  1. Giúp cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa (đau, đầy trướng, tiêu chảy…)
  2. Giúp chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
  3. Chặn đứng các nguyên nhân gây sỏi mật, từ đó ngăn sỏi tái phát sau phẫu thuật cắt túi mật hiệu quả.

Để tận dụng tối đa tác dụng của 8 thảo dược, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã tinh chế các thảo dược này thành viên nang Kim Đởm Khang. Hiệu quả giúp bài sỏi mật, giảm đau viêm, chống biến chứng và ngăn sỏi tái phát của sản phẩm đã được kiểm chứng tại viện 103. Dưới đây là chia sẻ từ người bệnh đã thoát khỏi nỗi lo biến chứng sau khi cắt túi mật nhờ sử dụng Kim Đởm Khang:

Biến chứng sau cắt túi mật cải thiện chỉ sau 2-3 tuần dùng Kim Đởm Khang

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang tại Viện 103

Một số lưu ý khác trong chăm sóc sau mổ cắt túi mật

Bên cạnh việc sử dụng TPCN Kim Đởm Khang từ 8 thảo dược quý, người đã cắt túi mật cần có một chế độ ăn sinh hoạt khoa học để nhanh hồi phục hơn. Dưới đây là các lời khuyên của chuyên gia Gan mật cho những bệnh nhân phải phẫu thuật cắt túi mật.

  • Nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu sau trong 1 tuần đầu sau mổ, sau đó có thể tăng thô và dần trở về chế độ ăn bình thường như trước khi phẫu thuật.
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, những đồ ăn chiên rán hay thực phẩm có nhiều đường
  • Ăn đủ chất xơ, ăn nhiều đậu đỗ, lạc, vừng...
  • Ăn chín, uống sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần để dự phòng loại sỏi do giun.
  • Không nhấc vật nặng hoặc làm việc nặng trong thời gian từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật.

Đầy đủ các lưu ý trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết: Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ cắt túi mật

Việc cắt bỏ túi mật là điều bắt buộc trong một số trường hợp nhằm loại bỏ sỏi trong túi mật và tránh các mối nguy hiểm do sỏi gây ra. Tuy vẫn tồn tại những biến chứng sau mổ cắt túi mật nhưng người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện nếu áp dụng những lưu ý trong bài viết trên.

Nguồn tham khảo: nhs.uk, everydayhealth.com