Biến chứng đường tiêu hóa sau cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật được coi là giải pháp điều trị bất đắc dĩ, để giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau khi sỏi gây ra triệu chứng hoặc biến chứng mà các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Sau cắt bỏ túi mật, dịch mật được đưa thẳng xuống ruột non mà không được cô đặc nên bạn có thể gặp phải những rủi ro nhất định trên đường tiêu hóa.

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình trái lê nằm dưới gan có nhiệm vụ lưu trữ dịch mật do gan sản xuất. Khi chúng ta ăn những thức ăn có nhiều chất béo sẽ kích thích túi mật co bóp tiết ra dịch mật giúp phân giải thức ăn làm cho cơ thể hấp thu chất béo dễ dàng. Sỏi túi mật, viêm túi mật mạn tính là nguyên nhân hàng đầu trong chỉ định cắt bỏ túi mật.

Biến chứng đường tiêu hóa: “Tác dụng phụ” sau cắt bỏ túi mật

Khi không còn túi mật, bạn vẫn có khả năng tiêu hóa và hấp thu chất béo, do gan vẫn sản xuất dịch mật, chỉ khác rằng chúng được đưa thẳng xuống ruột non mà không qua “kho dự trữ” nữa. Tuy nhiên, bạn có thể phải đối mặt với một hoặc nhiều vấn đề rắc rối do dịch mật đổ thẳng xuống ruột non - hậu của thủ thuật cắt bỏ túi mật, bao gồm các biến chứng rò túi mật, nhiễm trùng, xuất huyết, sốt. Nhưng phổ biến và dai dẳng nhất vẫn là biến chứng tiêu chảy trên đường tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, đầy trướng, khó tiêu, chậm tiêu.

Lý do tiêu chảy liên quan đến việc gan sản xuất dịch mật suốt ngày đêm và đổ thẳng xuống đường ruột. Nếu trong đó không có thức ăn, các muối mật sẽ kích thích niêm mạc ruột kéo nước về ruột và làm phân bị lỏng. Mặt khác, khi không đủ dịch mật ở đường tiêu hóa, chất béo không được hấp thu dễ gây đầy hơi và tiêu chảy.

Khó tiêu khi ăn nhiều dầu mỡ: Tháng đầu tiên sau cắt túi mật, cơ thể bạn có thể hơi khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn có nhiều chất béo. Chính vì vậy, bác sỹ thường khuyến cáo người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh “quá tải”, khó tiêu do dịch mật tiết ra không đủ.

Thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giải pháp cho bệnh sỏi mật, giúp hỗ trợ điều trị, làm giảm đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, phòng ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963 022 986 để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết.

Tiêu chảy tạm thời: có thể xảy ra trong thời gian đầu (khoảng một vài ngày sau phẫu thuật). Đây chỉ là triệu chứng tạm thời và không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn bị tiêu chảy (kéo dài hơn ba ngày), hãy liên lạc ngay với bác sỹ để được xử lý.

Tiêu chảy là biến chứng trên đường tiêu hóa phổ biến nhất sau cắt túi mật

Tiêu chảy mạn tính: Là tình trạng đi lỏng nhiều lần trong ngày và thường xuyên sau cắt bỏ túi mật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, có tới 17% số người bệnh sẽ bị tiêu chảy mạn tính, nam giới dưới tuổi 50 và bị béo phì là những người có nguy cơ cao nhất. Ngay cả với những người không có yếu tố nguy cơ đã nói ở trên, họ cũng có thể mắc tiêu chảy mạn tính từ vài tháng đến một vài năm sau phẫu thuật. Cách tốt nhất để hạn chế tiêu chảy mạn tính là ăn một chế độ ăn ít chất béo và sử dụng các loại thuốc hạn chế acid mật dư thừa – nguyên nhân gây ra tiêu chảy.

Táo bón tạm thời: Đây có thể là tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc giảm đau. Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ hơn như đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả giúp tạo phân mềm hơn và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, bạn có thể được kê các loại thuốc giúp làm mềm phân.

Sót sỏi trong ống mật: Sau cắt bỏ túi mật, sỏi có thể hình thành trong đường ống dẫn mật, hoặc trong đường ống dẫn mật vẫn còn sỏi. Nó có thể chặn dòng chảy dịch mật khiến bệnh nhân đau đớn, sốt, buồn nôn và nôn, bị đầy bụng, vàng da... Lúc này người bệnh cần phải thực hiện thêm các thủ thuật khác để loại bỏ viên sỏi này.

Tổn thương đường ruột: Mặc dù là rất hiếm xảy ra nhưng các dụng cụ sử dụng trong quá trình phẫu thuật sẽ gây tổn thương đường ruột. Bác sỹ phẫu thuật sẽ có các biện pháp để giảm nguy cơ tổn thương xuống mức thấp nhất. Nếu biến chứng này thực sự xảy ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt… Chính vì vậy, bạn cần được theo dõi chặt chẽ sau phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Chế độ ăn sau cắt bỏ túi mật giúp phòng ngừa biến chứng trên đường tiêu hóa

Ngoài việc phải theo dõi tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống của mình để phù hợp với khả năng đáp ứng dịch mật, khi không còn mật dự trữ. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn:

Ăn ít chất béo: Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ ít nhất một tuần sau phẫu thuật, thay vào đó, bệnh nhân nên chọn những loại thực phẩm ít chất béo như rau quả, đậu phụ, cá ít béo…

Tăng cường chất xơ: Chất xơ hòa tan ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc “khơi thông” đường tiêu hóa, ổn định đường máu và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sau cắt bỏ túi mật. Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ hòa tan có trong yến mạch, lúa mạch với lượng thức ăn tăng dần, bởi vì ăn quá nhiều chất xơ ngay từ đầu sẽ gây ra tình trạng ợ nóng và chuột rút.

Sau cắt túi mật bạn nên tăng cường ăn rau xanh và chất xơ

Chia nhỏ bữa ăn: Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp sự tiêu hóa của cơ thể tốt hơn. Một bữa ăn nên chứa các loại thực phẩm như thịt gia cầm, cá, các loại sữa ít chất béo, rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Tránh thực phẩm dễ gây tiêu chảy: Bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm có xu hướng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy như: đồ uống chứa nhiều caffeine, các sản phẩm từ sữa béo, đồ ăn quá nhiều đường hay chứa nhiều dầu mỡ.

Sau cắt bỏ túi mật, người bệnh nên học cách thích ứng với những thay đổi để đảm bảo sức khỏe. Duy trì một chế độ luyện tập và thực hiện ăn chín uống sôi, tẩy giun 6 tháng định kỳ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Trích nguồn: http://www.everydayhealth.com/ http://www.drugs.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật...

TPCN Kim Đởm Khang Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về gan - mật