Cẩn trọng với biến chứng rối loạn cơ vòng oddi sau cắt túi mật

Rối loạn cơ vòng Oddi sau cắt túi mật là hiện tượng cơ vòng Oddi không đóng mở đúng lúc và nhịp nhàng. Điều nay khiến cho dịch mật và dịch tụy ứ lại, gây viêm đường mật, viêm tụy và làm xuất hiện những cơn đau quặn bụng.

Cơ vòng Oddi là gì?

Cơ vòng Oddi (hình tròn) là cơ có thể đóng và mở nhằm điều tiết lượng dịch tiêu hóa (dịch mật và dịch tụy) vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Bình thường cơ vòng Oddi luôn đóng kín, nhằm tránh dịch vị và vi khuẩn ở đường tiêu hóa xâm nhập vào đường mật và ống tụy. Khi thức ăn xuống đến đường tiêu hóa, cơ vòng Oddi mở ra cho phép dịch tiêu hóa đi xuống ruột non, giúp cơ thể  tiêu hóa thức ăn.

Rối loạn cơ vòng Oddi được phân chia thành 3 loại: I, II và III. Rối loạn loại I và II có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu hoặc siêu âm phát hiện ống mật giãn. Rối loạn loại III thường khó phát hiện, triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng.

Rối loạn cơ vòng Oddi thường gặp ở những người sau cắt túi mật

Rối loạn cơ vòng Oddi thường gặp ở những người sau cắt túi mật

Tpbvsk Kim Đởm Khang giúp làm giảm các biến chứng sau cắt túi mật, phòng ngừa tái phát sỏi. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963.022.986 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.

Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn cơ vòng Oddi?

Người đã phẫu thuật cắt túi mật có nguy cơ cao bị rối loạn cơ vòng Oddi. Phụ nữ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gới. Tuy nhên, đến nay nguyên nhân gây bệnh thực sự chưa được làm rõ.

Triệu chứng của bệnh rối loạn cơ vòng Oddi

Các triệu chứng của bệnh rối loạn cơ vòng Oddi bao gồm:

- Đau bụng (triệu chứng thường gặp nhất)

- Buồn nôn và nôn mửa

- Sốt

- Ởn lạnh

- Tiêu chảy

Các triệu chứng trên có thể nhẹ hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc dai dẳng, kéo dài.

Sau cắt túi mật, nếu thấy xuất hiện 1 trong các dấu hiệu kể trên cần nhập viện sớm để được theo dõi và điều trị.

Cách điều trị rối loạn cơ vòng Oddi

Mục tiêu điều trị bệnh rối loạn cơ vòng Oddi là làm giảm áp lực lên cơ vòng, giảm đau và khôi phục dòng chảy của dịch mật và dịch tụy vào ruột non.

Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể và các triệu chứng nặng hay nhẹ của người bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau như:

- Dùng thuốc: Điều trị rối loạn chức năng cơ vòng Oddi bằng thuốc là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, do không xâm lấn và không gây biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi phẫu thuật. Thuốc giãn cơ trơn thường được sử dụng làm dịu sự co thắt quá mức của cơ vòng Oddi và làm giảm các triệu chứng. Nhược điểm của thuốc là xuất hiện các tác dụng bất lợi cho cơ thể.

- Phẫu thuật: Tiến hành phẫu thuật để mở và tái tạo lại cơ vòng Oddi. Trong trường hợp này, các bác sỹ sẽ tiếp cận vị trí cơ vòng Oddi thông qua tá tràng.

- Phương pháp nội soi: Sử dụng thiết bị nội soi để xác định vị trí cơ vòng Oddi, sau đó cắt cơ này nhằm tránh cơ co lại trong tương lai. Đặt vào vị trí cơ một đoạn stent tạm thời để giữ cho cơ vòng mở, khôi phục lại dòng chảy của dịch mật và dịch tụy.

Rối loạn cơ vòng Oddi gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu biết rõ về bệnh giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Xem thêm: 

Chế độ ăn sau mổ sỏi mật

Kim Đởm Khang - giải pháp giúp bài sỏi mật không phẫu thuật

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật

Tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/sphincter-of-oddi-dysfunction