Polyp túi mật (hay còn gọi là u túi mật) thường lành tính và ít gây ra biến chứng. Tuy nhiên, khoảng 6-7% trường hợp sẽ gây đau, đầy trướng, chậm tiêu và phát triển thành ung thư. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu về polyp túi mật thật rõ ràng để từ đó có phương pháp phòng ngừa ung thư càng sớm càng tốt.
Một số trường hợp polyp túi mật có thể gây triệu chứng như sỏi mật
Túi mật tuy nhỏ bé, nhưng đóng vai trò không nhỏ trong việc dự trữ điều tiết dịch mật để tống xuất mật từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có thức ăn vào đường tiêu hóa (giúp tiêu hóa thức ăn). Ngoài sỏi túi mật, viêm túi mật, rối loạn vận động túi mật thì polyp là một trong những bệnh hay gặp của túi mật.
Polyp túi mật là một dạng u nhú mọc nhô ra bên trong lớp niêm mạc thành túi mật, có thể mọc đơn độc (đơn polyp) hoặc nhiều polyp túi mật cùng lúc (đa polyp túi mật). Theo thống kê, khoảng 5% người trưởng thành mắc căn bệnh này. Tùy theo nguyên nhân và tính chất polyp, polyp túi mật có thể chia thành 5 loại sau:
- Polyp cholesterol: Đây là dạng polyp túi mật phổ biến nhất, chiếm khoảng 60-70% và không có khả năng chuyển thành ác tính. Biểu hiện là niêm mạc đỏ tươi với các vùng xen kẽ lipid vàng.
- Adenomyomatosis: Có thể gặp ở 25% trường hợp thành túi mật có polyp. Tuy đây không phải dạng tiền ác tính nhưng có nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn các dạng polyp khác.
- Polyp viêm: Chiếm 10% trường hợp túi mật bị polyp và thường có kích thước dưới 10mm, xảy ra thứ phát sau khi mắc sỏi mật hoặc viêm túi mật mãn tính, không phải khối u.
- U tuyến túi mật: Có kích thước từ 5-20mm, tuy lành tính nhưng vẫn có nguy cơ tiền ác tính.
- Các dạng polyp hiếm gặp khác: Khối u tế bào hạt, u xơ, u mỡ, các mô dị hình,…
Đa số trường hợp polyp túi mật hình thành do sự khiếm khuyết trong quá trình chuyển hóa cholesterol hoặc dư thừa cholesterol. Ngoài ra, những người bị viêm túi mật mạn tính, sỏi mật hoặc chức năng gan kém, mỡ máu, thừa cân, béo phì… cũng dễ gặp tình trạng túi mật có polyp hơn.
Nguyên nhân bị polyp túi mật cũng có thể do dư thừa cholesterol
Polyp túi mật thường ít khi gây ra triệu chứng. Nhưng một số trường hợp, dấu hiệu polyp túi mật có thể tương tự như sỏi mật, bao gồm: Đau hạ sườn phải hoặc trên vùng rốn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ăn uống chậm tiêu…
Hiện nay, có nhiều người bệnh cũng băn khoăn không biết liệu polyp túi mật có phải là sỏi mật không. Trên thực tế, đây là hai bệnh lý khác nhau. Polyp thường là dạng u nhú trong túi mật còn sỏi mật là do sự tích tụ các thành phần trong dịch mật, có thể hình thành tại túi mật, đường dẫn mật trong và ngoài gan. Cách duy nhất giúp bạn xác định chính xác bản thân gặp tình trạng túi mật bị polyp hay sỏi mật là đến bệnh viện kiểm tra.
Bạn có thể khám polyp túi mật ở bất cứ bệnh viện nào. Bởi việc chẩn đoán căn bệnh này tương đối đơn giản. Phương pháp phổ biến nhất là siêu âm bụng. Tuy nhiên, siêu âm thông thường không thể xác định được polyp lành tính hay ác tính.
Ngoài ra, có một số phương pháp khác cũng được dùng để chẩn đoán thành túi mật có polyp hay không gồm: Siêu âm nội soi (EUS), chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ…
Polyp túi mật không thể tự biến mất hoặc tự hết. Để giải quyết tình trạng thành túi mật có polyp, cách thường dùng hiện nay là cắt túi mật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi polyp có nguy cơ ung thư cao. Đa số trường hợp còn lại, mục tiêu ưu tiên vẫn là phòng ngừa polyp túi mật tăng kích thước gây ung thư.
Polyp túi mật không thể tự biến mất
Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy tình trạng túi mật bị polyp có thể lây từ người này sang người khác hay di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Khoảng 92% polyp túi mật là lành tính, không gây nguy hiểm hay làm xuất hiện bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Số ít còn lại có thể gây ra những biến chứng cấp tính như viêm túi mật, ứ trệ dịch mật… đặc biệt là tiến triển thành ung thư.
Vì thế, thay vì lo lắng polyp túi mật có ảnh hưởng gì không thì việc áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa nguy cơ ung thư là điều mà tất cả người bệnh cần thực hiện.
Kim Đởm Khang là giải pháp từ 8 thảo dược quý giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, hỗ trợ bào mòn hoặc ngăn polyp túi mật tăng kích thước. Hãy gọi cho chuyên gia qua số điện thoại 096.302.2986 - 0962 326 300 để được tư vấn chi tiết.
Có rất nhiều cách điều trị polyp túi mật khác nhau nhưng thường gặp nhất là siêu âm theo dõi, kết hợp thay đổi lối sống và chữa polyp túi mật bằng thuốc nam hoặc phẫu thuật cắt túi mật.
Trong hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội châu Âu về điều trị polyp túi mật, siêu âm theo dõi sẽ được áp dụng trong các trường hợp:
- Polyp túi mật < 5mm, không có các yếu tố nguy cơ ác tính (trên 50 tuổi, tiền sử viêm xơ đường mật, polyp không cuống, thành túi mật dày 4mm): Siêu âm định kỳ 1 năm/1 lần.
- Polyp túi mật < 5mm và có yếu tố nguy cơ ác tính hoặc polyp kích thước 6 – 9mm, không có các yếu tố nguy cơ: Siêu âm định kỳ 6 tháng đến 1 năm.
- Polyp túi mật kích thước 6 – 9mm, chưa có triệu chứng nhưng có các yếu tố nguy cơ: Siêu âm theo dõi chặt chẽ từ 3 – 6 tháng một lần.
Theo TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên trưởng khoa A9, Viện Y Học Cổ Truyền Quân đội, từ xa xưa ông cha ta đã áp dụng các phương pháp chữa polyp túi mật bằng Đông y. Điển hình như Uất Kim với hoạt chất curcu-min đã được chứng minh có khả năng phòng ngừa sự phát triển của các khối u. Hay Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Chi tử, Chỉ xác, Kim tiền thảo giúp kháng khuẩn kháng viêm, tăng vận động đường mật và tăng cường chức năng gan, lợi mật để tránh polyp tăng kích thước.
Ngày nay, để tận dụng các thảo dược chữa polyp túi mật này, các nhà khoa học đã nghiên cứu bào chế nên các sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm chức năng. Trong số đó, TPCN Kim Đởm Khang là giải pháp từ đông y chữa polyp túi mật đã có nghiên cứu tại bệnh viện 103 được nhiều chuyên gia, nhà thuốc đánh giá cao.
Đặc biệt, đã có rất nhiều người không may gặp tình trạng thành túi mật có polyp sử dụng Kim Đởm Khang cho hiệu quả ngoài mong đợi. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một trong số họ qua video dưới đây:
Túi mật bị polyp kích thước 4,5mm đã không còn là nỗi lo của chú B (Nghệ An) sau khi sử dụng TPCN Kim Đởm Khang
Bên cạnh đó, cũng có nhiều kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian như quả sung chữa polyp túi mật hay bồ công anh chữa polyp túi mật. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các mẹo truyền miệng và chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Do chưa có thuốc giúp làm tan polyp nên phẫu thuật cắt túi mật được coi là phương pháp duy nhất xử lý polyp túi mật hiện nay trong Tây y.
Không phải mọi trường hợp túi mật có polyp đều phải mổ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải phẫu thuật nếu polyp túi mật gây đau, đầy trướng, chậm tiêu với mức độ nghiêm trọng và tái phát thường xuyên; kích thước polyp ≥ 10mm; có cả sỏi và polyp túi mật, vài polyp túi mật...
Đặc biệt trong thời gian theo dõi, polyp có dấu hiệu ác tính như kích thước polyp phát triển nhanh (có thể tăng gấp đôi so với lần siêu âm trước), chân lan rộng, hình không đều đặn, gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng như đau sốt tái phát nhiều lần… thì cần phẫu thuật cắt túi mật ngay.
Phẫu thuật cắt túi mật được đánh giá là phương pháp tương đối an toàn và có hiệu quả cao, giúp loại bỏ hoàn toàn polyp. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, nhiều người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng tương tự như bị sỏi mật, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Chưa kể đến vẫn có tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng chảy máu, nhiễm trùng... Đồng thời, chức năng gan mật bị rối loạn khi cơ thể không còn túi mật cũng là nguyên nhân khiến sỏi mật dễ hình thành trong đường mật.
Nhìn chung, chi phí mổ polyp túi mật thường rơi vào khoảng 5 - 7 triệu. Tuy nhiên, chi phí này có thể thay đổi tùy theo việc bạn tiến hành cắt polyp túi mật ở đâu (bệnh viện tư nhân hay nhà nước), phương pháp được chỉ định là mổ nội soi polyp túi mật hay mổ hở, mức độ chi trả của bảo hiểm y tế...
Để phòng tránh polyp túi mật tăng kích thước, bạn cần thực hiện một chế độ ăn đảm bảo khoa học nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Rất nhiều người bệnh đều thắc mắc bị polyp túi mật kiêng ăn gì để tránh polyp không tiến triển thành ung thư. Trên thực tế, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, thức ăn chiên xào, rán, đồ chiên đi chiên lại nhiều lần, thức ăn nhanh,…
- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, pho mai…
- Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, tinh bột tinh chế như các loại bánh quy, bánh ngọt…
Ăn nhiều đồ chiên rán sẽ khiến kích thước polyp túi mật tăng nhanh.
Tuy không tồn tại món ăn chữa polyp túi mật nhưng bạn vẫn nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho chức năng gan mật bao gồm:
- Hoa quả giàu vitamin (B, C, D, E), chất khoáng như các loại quả họ cam, táo, lê… giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hạn chế nguy cơ hình thành và phát triển polyp.
- Rau xanh, củ quả giàu chất xơ như su hào, cải bắp, cà rốt… sẽ giúp vận động ở đường tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu do polyp.
- Các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hạnh nhân, hướng dương… rất tốt cho sức khỏe, có thể giúp ngăn ngừa polyp.
- Lựa chọn các loại sữa ít chất béo và đường.
Ngoài chế độ ăn, một quá trình tập luyện thường xuyên, lâu dài cũng mang lại rất nhiều lợi ích để giúp bạn hạn chế sự phát triển của polyp túi mật. Người có polyp túi mật nên duy trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày để giúp gan mật hoạt động tốt hơn.
Polyp túi mật là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy không phải tất cả nhưng sẽ có một tỷ lệ nhỏ polyp tiến triển thành ung thư. Vì vậy, thay vì chờ đợi polyp tự biến mất, hãy bắt đầu áp dụng ngay các biện pháp được gợi ý trong bài viết để giảm rủi ro cho mình.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Theo nguồn: ncbi.nlm.nih.gov, healthline.com, jpmsonline.com