Sau khi loại bỏ sỏi mật thành công, nhiều người bệnh chủ quan nghĩ rằng đã thoát khỏi căn bệnh này vĩnh viễn. Tuy nhiên, sự rối loạn chuyển hóa dịch mật chính là một trong những nguyên nhân gây sỏi mà các phương pháp điều trị tây y không dễ gì tác động. Vì vậy sỏi mật thường tái phát sau 3-5 năm điều trị, nhiều trường hợp phải phẫu thuật đến lần thứ 4, thứ 5, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của chính họ, bác sĩ điều trị và làm tăng thêm gánh nặng về kinh phí.
Vậy sau khi đã loại bỏ sỏi hoàn toàn, có những giải pháp nào giúp phòng ngừa sỏi mật tái phát? Dưới đây là những lời khuyên bạn không nên bỏ qua.
Cố gắng không bỏ bữa ăn, ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa và hạn chế thực phẩm nhiều chất béo xấu có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật hiệu quả.
- Uống nhiều nước: 70% cơ thể bạn là nước. Đây cũng là dung môi đào thải nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa chất béo dễ dàng nên làm giảm nguy cơ sỏi mật. Người bình thường nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây giúp ngăn ngừa sỏi mật tái phát
- Giảm lượng chất béo và lượng đường ăn vào: Chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo trans - dầu hydro hóa 1 phần) và đường đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Do đó, khi bạn đã loại bỏ viên sỏi hoàn toàn, bạn vẫn cần lưu ý hạn chế sử dụng những thực phẩm này.
- Tăng cường chất xơ: Chất xơ giúp loại bỏ cholesterol xấu, đồng nghĩa với việc giảm nguy sỏi tích tụ trong túi mật. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, trái cây tươi và rau quả là những nguồn chất xơ dồi dào. Trong số các loại rau, các loại rau lá xanh đậm có xu hướng có hàm lượng chất xơ cao nhất.
- Bổ sung vitamin C: Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng vitamin C có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sỏi mật phát triển. Nó giúp cholesterol tan trong nước dễ hơn, và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Vitamin C có trong nhiều loại trái cây như cam, cũng như một số loại rau như ớt chuông đỏ.
Một số lưu ý trong chế độ ăn bạn cần biết:
- Tránh viêm đường mật, viêm túi mật: Khi đường mật, túi mật bị viêm sẽ làm tăng tổn thương ở lớp lót trong niêm mạc, gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi mật. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần tránh táo bón hoặc tiêu chảy quá lâu, bởi chúng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn dịch mật.
- Tránh giun chui ống mật: Nếu vô tình giun, sán đường ruột chui lên đường mật, chúng có thể đẻ trứng hoặc chết ở đó, làm tổ cho các thành phần trong dịch mật bám vào. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên ăn chín, uống sôi, không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Tăng cường luyện tập thể dục đã được chứng minh là một trong những giải pháp cùng chế độ ăn làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Bên cạnh đó, tập luyện cũng sẽ giúp người bệnh giữ được cân nặng và một thân hình cân đối, làm giảm nồng độ cholesterol và triglycerit.
Bạn có thể bắt đầu tập luyện bằng các bài tập đơn giản, vừa sức sau đó tăng dần mức độ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, và tối thiểu 150 phút mỗi tuần.
Tăng cường luyện tập thể dục giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật
Khi bị thừa cân hoặc béo phì, sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong dịch mật, do đó tăng nguy cơ bị sỏi mật. Bạn nên kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Tuy nhiên, hãy tránh chế độ ăn ít năng lượng để nhanh chóng giảm cân hoặc ăn chay hoàn toàn. Bởi điều đó không những không có lợi mà còn làm tăng nguy cơ tạo sỏi, do dịch mật không được đưa xuống đường tiêu hóa. Bạn chỉ nên giảm khoảng 2.5-3 kg/tuần.
Các thuốc hạ mỡ máu thường có xu hướng tăng đào thải cholesterol vào trong dịch mật. Do đó, nếu bạn đang sử dụng nhóm thuốc này cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn, kết hợp hoạt động thể lực để tăng vận động đường mật.
Sỏi mật hình thành là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất, lưu thông dịch mật, ứ trệ dịch mật, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Cùng với đó, rối loạn chuyển hóa dịch mật do cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến sỏi dễ tái phát. Do vậy, muốn ngăn ngừa sỏi tận gốc, cần có sự tác động lên toàn hệ thống để điều chỉnh sự rối loạn của hệ thống đường mật.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà tây y mang lại trong việc loại bỏ sỏi mật. Nhưng những năm gần đây, khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ, thảo dược truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi mật tái phát. Trong đó sự có mặt của 8 thảo dược truyền thống, bao gồm: Diệp hạ châu, Nhân trần, Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác có thể tác động được một phần nào đó đến yếu tố cơ địa (nguyên nhân chính gây sỏi) nên giúp phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả.
Tại Việt Nam, sự có mặt của 8 thảo dược này đã có mặt trong TPCN Kim Đởm Khang. Sản phẩm đã được nhiều người bệnh sau phẫu thuật loại bỏ sỏi sử dụng cho hiệu quả tốt.
Xem thêm: Đánh giá của người bệnh sỏi mật về Kim Đởm Khang hiệu quả
Theo nguồn:
http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/gallstones-prevention
http://www.nhs.uk/Conditions/Gallstones/Pages/Prevention.aspx