Khi được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, nhiều người bệnh thường lo lắng cắt túi mật sống được bao lâu? Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.
Cắt túi mật sống được bao lâu là băn khoăn của nhiều người bệnh khi phải loại bỏ một bộ phận trên cơ thể
Phẫu thuật cắt túi mật là chỉ định điều trị cần thiết trong các trường hợp sỏi mật quá lớn, sỏi mật gây biến chứng, viêm đường mật, viêm túi mật nghiêm trọng, teo túi mật, u túi mật… Phẫu thuật này không quá phức tạp và ít gây ra các tai biến trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên sau mổ cắt túi mật, người bệnh sẽ có thể gặp 1 số biến chứng và ảnh hưởng sức khỏe nhất định.
Mật do gan tiết ra để giúp tiêu hóa chất béo và được dự trữ chủ yếu trong túi mật. Tại đây, dịch mật được cô đặc hơn. Và khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp tống đẩy dịch mật xuống đường tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn.
Khi không còn túi mật, gan vẫn tiếp tục sản xuất dịch mật như bình thường và chảy trực tiếp xuống đường tiêu hóa. Vì thế, thời gian đầu người bệnh sẽ gặp phải hội chứng sau cắt túi mật như chán ăn, chậm tiêu hoặc tiêu chảy... Nhưng bằng cách điều chỉnh lại quá trình bài tiết dịch mật, người bệnh sẽ thích ứng với việc thiếu vắng túi mật và các triệu chứng kể trên sẽ giảm dần. Điều mà người bệnh cần lo lắng hơn là các biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ cắt túi mật.
Người bệnh cắt túi mật sẽ phải đối diện với một số biến chứng như nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường mật, chảy máu vết mổ, rò rỉ dịch mật, hội chứng sau cắt túi mật… Tuy nhiên biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật thường gặp nhất phải kể đến tái phát sỏi mật tại các vị trí khác trong đường mật.
Thống kê cho thấy cứ 10 người cắt túi mật sẽ có từ 3 - 5 người bị tái phát sỏi sau 3 năm can thiệp. Điều này khiến người bệnh phải tái nhập viện, thậm chí phải can thiệp tán sỏi, lấy sỏi lần 2, lần 3.
Các chuyên gia Gan mật khuyến cáo: Phẫu thuật chỉ giúp loại bỏ viên sỏi đang có, không giúp người bệnh triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh về sau. Vì vậy sau phẫu thuật, người bệnh cần có chế độ chăm sóc để giảm nguy cơ biến chứng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nghiên cứu lâm sàng tại viện 103 về TPCN Kim Đởm Khang sau phẫu thuật cho thấy sản phẩm giúp làm tan sỏi mật còn sót, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, tránh biến chứng và ngăn sỏi tái phát hiệu quả. Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963.022.986 để được tư vấn cụ thể.
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của người cắt túi mật bị ảnh hưởng. Bạn không cần quá lo lắng về việc mất đi túi mật bởi chúng ta hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh mà không cần túi mật. Chỉ cần kiên nhẫn áp dụng các giải pháp hỗ trợ cùng lối sống lành mạnh, cơ thể bạn sẽ dần thích nghi với việc không còn nơi dự trữ dịch mật.
Tuổi thọ của người cắt túi mật không bị ảnh hưởng sau phẫu thuật
Cắt túi mật là phẫu thuật tương đối đơn giản và được thực hiện thường quy ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh. Hiện tại, có 2 phương pháp chính trong phẫu thuật cắt túi mật là mổ nội soi và mổ hở.
- Mổ hở: Các bác sĩ sẽ tạo một vết rạch lớn ở ổ bụng để lấy túi mật ra. Mổ hở cắt túi mật thường được chỉ định trong một số trường hợp khó thực hiện phẫu thuật nội soi, người bệnh nghi ngờ ung thư túi mật, người bệnh xơ gan, rối loạn chảy máu hoặc ở phụ nữ mang thai,...
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Cách mổ nội soi cắt túi mật là bác sĩ sẽ tạo những vết rạch nhỏ ở bụng để đưa dụng cụ phẫu thuật qua vết rạch và tiến hành loại bỏ túi mật. Cắt túi mật nội soi được đánh giá là khá an toàn, thời gian hồi phục nhanh và đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong điều trị sỏi túi mật.
Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, 6 lưu ý sau đây có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tốt và hạn chế những biến chứng.
1. Uống đủ nước: Khi tỉnh lại sau phẫu thuật, người bệnh nên uống một ngụm nhỏ nước và tăng dần lên theo giới hạn chịu đựng của cơ thể. Mất nước, mệt mỏi làm chậm quá trình hồi phục, bởi vậy, uống một chút nước sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên ra khỏi giường và đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng ngay khi sức khỏe đã ổn định. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh nguy cơ táo bón hoặc liệt ruột sau mổ. Không nhấc hoặc mang vác vật nặng trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần sau mổ.
3. Sử dụng TPCN Kim Đởm Khang: Nghiên cứu được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ của viện 103 cho thấy Kim Đởm Khang giúp làm tan sỏi còn sót lại sau phẫu thuật, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá sau phẫu thuật, ngăn biến chứng nhiễm khuẩn và đặc biệt là tránh sỏi tái phát tại vị trí khác trên đường dẫn mật. Bởi thống kê cho thấy, có đến 50% trường hợp bị tái phát sỏi mật chỉ trong vòng 3-5 năm sau điều trị.
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của TS.BS Dương Xuân Nhương (Chủ Nhiệm khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện quân y 103) về kết quả của nghiên cứu này cùng những đánh giá về Kim Đởm Khang trong video sau:
Chuyên gia chia sẻ về kết quả nghiên cứu của Kim Đởm Khang sau phẫu thuật
Nghiên cứu lâm sàng của sản phẩm đã được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Cho đến nay, Kim Đởm Khang vẫn là sản phẩm duy nhất từ thảo dược làm được điều này.
Không chỉ thuyết phục được những chuyên gia khó tính nhất, sản phẩm còn đứng vững trên thị trường từ năm 2012 nhờ hiệu quả thực tế trên người bệnh. Điển hình như câu chuyện của bác Nguyễn Thị Len (Hải Dương) trong video dưới đây.
Sau phẫu thuật cắt túi mật, bác Len thường xuyên bị đau nhức hạ sườn phải, mỗi bữa ăn có một chén cơm mà bụng thì cứ trướng đầy, người lúc nào cũng thấy chán ăn, mệt mỏi. May mắn biết đến Kim Đởm Khang và kiên trì sử dụng, các triệu chứng trên đều được cải thiện rõ rệt.
Kim Đởm Khang là bí quyết giúp bác Len thoát khỏi biến chứng trên đường tiêu hoá sau phẫu thuật cắt túi mật
4. Giữ vệ sinh vết mổ: Khi xuất viện về nhà, lưu ý thay băng hàng ngày, cố gắng giữ cho vết mổ sạch và khô. Nếu tắm rửa thì không để nhiễm nước vào vết mổ. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường dưới đây, hãy thông báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời:
- Đau nhiều, đau dữ dội, đau không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc giảm đau.
- Vết mổ sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy dịch.
- Vàng da, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu.
- Sốt cao từ 38 độ trở lên.
- Mệt mỏi hoặc tiêu chảy liên tục.
5. Áp dụng chế độ ăn khoa học: Những ngày đầu sau mổ chỉ nên bổ sung thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Sau đó có thể chuyển dần sang dạng thức ăn đặc, vừa ăn vừa theo dõi để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên hạn chế chất béo, tăng dần lượng chất xơ trong rau xanh, hoa quả để tránh đầy trướng, chậm tiêu.
6. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Nếu bạn phải sử dụng thuốc giảm đau thì cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tìm được lời giải cho câu hỏi cắt túi mật sống được bao lâu cũng như những cách chăm sóc sau mổ cắt túi mật hiệu quả để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Tham khảo: everydayhealth.com, liverdoctor.com, mayoclinic.org