Đau hạ sườn phải - nguyên nhân do đâu?

Bạn lo lắng bởi những cơn đau hạ sườn phải(mạn sườn phải), đau quặn phần bụng mật nhiều ngày rồi không đỡ? Bạn thấy hoang mang không biết đó có thể là dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh nào? Vậy bạn chớ nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân

Hạ sườn phải (right upper quadrant) là khu vực góc phần tư phía trên bên phải của bụng, còn được gọi là khu vực RUQ. Đau hạ sườn phải thường xuất phát từ các cơ quan trong khu vực này hoặc đôi khi cũng có thể từ một cơ quan lân cận nằm cách xa hơn.

Bệnh túi mật

Túi mật là cơ quan nhỏ nằm dưới bờ gan phải, có chức năng dự trữ dịch mật giữa các bữa ăn và tống xuất dịch mật vào đường ruột khi đến bữa ăn. Vì một lý do nào đó, sỏi mật hình thành và phát triển ngăn chặn dòng chảy của mật ra khỏi túi mật, làm ứ tắc và gây đau.

Thông thường, các triệu chứng sỏi mật sẽ xuất hiện từ trước đó, với các dấu hiệu khá mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu nhất là sau các bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Đôi khi người bệnh có thể bị đau ở vùng thượng vị khiến nhiều người nhầm tưởng là bệnh dạ dày.

Đau do sỏi mật thường xuất hiện vào ban đêm ở vùng hạ sườn phải, đau có thể thành từng cơn dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Nếu đau ngày càng tăng nặng, đau kéo dài hơn 3 giờ với những triệu chứng kèm theo là sốt cao, buồn nôn, nôn ói liên tục... đấy chính là dấu hiệu của viêm túi mật cấp, vì vậy bạn cần nhanh chóng nhập viện và điều trị tích cực. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh viêm túi mật có thể gặp nguy hiểm, nhất là khi viêm túi mật kèm vàng da, sốt cao.

Ngoài ra, ung thư túi mật và polyp túi mật cũng có thể gây nên đau hạ sườn phải nhưng những nguyên nhân này thường ít gặp hơn.

Dau-ha-suon-phai-nguyen-nhan-thuong-do-cac-benh-gan-matĐau hạ sườn phải - nguyên nhân thường do các bệnh gan mật

Bệnh gan

Gan là tạng đặc lớn nhất trong cơ thể, nằm trong khu vực hạ sườn phải, được cấu tạo bởi nang với các ống mao dẫn và dây thần kinh nằm dọc theo bề mặt. Đây là nơi dịch mật được sản xuất ra hàng ngày và sẽ được đổ vào dự trữ tại túi mật. Do vị trí của gan là ở phần bên phải, góc hạ sườn, nên khi có bất kỳ tổn thương nào tại gan, hay dịch mật chậm luân chuyển ra khỏi gan, cũng sẽ làm xuất hiện cơn đau ở khu vực này.

Viêm gan, nhiễm virus, gan nhiễm mỡ, sỏi đường mật trong gan hoặc áp-xe gan là nguyên nhân chính có thể gây đau đớn ở vùng gan (vùng hạ sườn phải). Trong một số trường hợp, nhiễm trùng từ cơ quan lân cận cũng có thể lan đến vùng hạ sườn phải.

Tpbvsk Kim Đởm Khang - chứa 8 thảo dược quý giúp tăng cường sức khỏe gan mật, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đau do sỏi mật, viêm túi mật, viêm đường mật… Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0963.022.986 - 0962.326.300 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ tư vấn.

Rối loạn đường ruột

Mặc dù ít gặp hơn, nhưng những rối loạn và tổn thương ở đường ruột cũng có thể gây đau và lan đến phần hạ sườn, ví dụ như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, đau hạ sườn phải có thể có nguyên nhân do viêm ruột thừa và hội chứng ruột kích thích. Thông thường, cơn đau do rối loạn đường ruột sẽ thường khởi phát ở vùng bụng dưới và có thể kèm theo tiêu chảy. Trong khi đó, đau do viêm ruột thừa sẽ bắt đầu từ bên trái, phía gần xương chậu.

Roi-loan-duong-ruot-cung-la-mot-nguyen-nhan-gay-dau-ha-suon-phaiRối loạn đường ruột cũng là một nguyên nhân gây đau hạ sườn phải

Vấn đề ở phổi

Cơ hoành và phổi phải nằm ngay phía trên khu vực hạ sườn phải. Mặc dù phổi không ở phần bụng, nhưng các dây thần kinh có thể dẫn truyền cảm giác đau đến hạ sườn phải, hiện tượng này gọi là đau xuất chiếu (referred pain) - cảm nhận vị trí đau khác với vị trí bị tổn thương. Vì thế, đôi khi nhiều tổn thương phổi cũng dẫn đến đau phía hạ sườn như viêm phổi ở thùy dưới phổi phải, viêm màng phổi. Đau hạ sườn do phổi không kèm đầy chướng, khó tiêu và người bệnh có thể sẽ có các cơn ho nặng ngực.

Đau do thận

Thận là cơ quan nằm ở phía đằng sau bụng, sát với xương sống cùng thắt lưng. Những bệnh gây viêm thận phải có thể dẫn đến đau hạ sườn phải. Tuy nhiên, cơn đau sẽ xuất phát từ lưng và kéo lan xuống phần thân dưới cơ thể. Nhiễm trùng thận, đường tiết niệu là những nguyên nhân trực tiếp gây đau hạ sườn. Sỏi thận cũng có thể kích thích ngăn chặn dòng chảy nước tiểu nước tiểu từ thận, gây tắc nghẽn và tạo ổ viêm dẫn đến đau bụng gần hạ sườn phải.

Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể dẫn tới đau hạ sườn phải là viêm tuỵ (thường do sỏi mật) và biến chứng sau cắt túi mật hoặc chấn thương vùng bụng.

Đau dây thần kinh liên sườn

Đau hạ sườn phải còn có thể là dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau thường xảy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau khi thay đổi tư thế, ấn vào thấy đau hơn. Đau dây thần kinh liên sườn nếu có nguyên nhân do vận động sai tư thế thường không nguy hiểm và chỉ gây gây đau, khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này sẽ cải thiện sau 1 vài ngày hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau. Ngược lại, nếu đau dây thần kinh liên sườn do nguyên nhân thứ phát thì cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời theo chỉ định cụ thể của bác sỹ.

Phải làm gì để giảm cơn đau hạ sườn phải

Đau hạ sườn phải có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Các cơn đau dù cùng vị trí, cũng sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Vì thế, người bệnh xác định đúng đặc điểm cơn đau và mô tả chính xác với bác sỹ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng được chẩn đoán. Một số biện pháp sơ cứu có thể được áp dụng để giảm đau tạm thời như:

- Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế.

- Chườm ấm quanh vùng đau.

- Uống một ít nước trái cây và nghỉ ngơi.

- Không được tự ý uống thuốc giảm đau, vì sẽ làm mất dấu hiệu triệu chứng để xác định bệnh.

Nếu đau có dấu hiệu trầm trọng hơn tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan mật thì một chế độ ăn uống lành mạnh: giảm chất béo, giảm tinh bột, tăng cường chất xơ sẽ rất hữu ích để giúp ngăn ngừa các cơn đau phát triển. Chiến lược lâu dài để phòng ngừa và cải thiện bệnh gan mật hiệu quả là sử dụng 8 thảo mộc truyền thống (Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châuKim tiền thảo, Chỉ xác), giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng bài tiết dịch mật, loại bỏ yếu tố nguy cơ cũng như cải thiện tình trạng bệnh hiện tại.

Xem thêm: 8 thảo dược quý trị bệnh sỏi mật

Tú Trinh

Cập nhật mới tháng 09/2017

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật