Các loại thuốc trị sỏi mật có thể giúp làm tan sỏi mật, giảm triệu chứng và hạn chế các biến chứng do sỏi gây ra. Cùng tìm hiểu cụ thể về các loại thuốc này cũng như đi tìm lời giải cho băn khoăn của nhiều người bệnh “Đâu là loại thuốc trị sỏi mật tốt nhất hiện nay?” trong bài viết sau đây.
Uống thuốc trị sỏi mật là phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp sỏi chưa gây biến chứng
90% người mắc bệnh sỏi mật không có triệu chứng, một số ít người nhạy cảm thấy xuất hiện các dấu hiệu không rõ ràng như đầy bụng, khó tiêu, đau tức vùng hạ sườn phải… Chỉ đến khi sỏi mật phát triển và đã gây ra biến chứng, thì các triệu chứng nặng hơn như cơn đau quặn mật, quặn gan, vàng da, sốt… mới xuất hiện. Chính bởi vậy, phần đông người bệnh không nhận biết được sỏi và bỏ qua các triệu chứng sỏi mật ban đầu, cho đến khi phát hiện và điều trị bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.
Trên thực tế, việc điều trị sỏi mật đúng thời điểm là rất cần thiết để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng sỏi mật nguy hiểm có thể gặp phải như viêm mật – tụy, ung thư túi mật...
Tùy thuộc vào kích thước sỏi, mức độ triệu chứng và sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật được chỉ định khi sỏi có kích thước quá lớn hoặc đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Với những trường hợp chưa cần thiết phải phẫu thuật, sử dụng thuốc làm tan sỏi mật là một lựa chọn điều trị phù hợp. Tuy nhiên, hiện tại rất ít bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tan mà ưu tiên chỉ định phẫu thuật/ can thiệp hơn, khiến nhiều người bệnh băn khoăn không biết sỏi mật uống thuốc gì, hay có thuốc nào làm tan sỏi mật được không?
Trên thực tế, thuốc trị sỏi mật Tây y có thể giúp làm tan sỏi, tuy nhiên có những hạn chế nhất định như thời gian sử dụng kéo dài, nhiều tác dụng không mong muốn và nguy cơ sỏi tái phát cao. Trong khi đó, bài thuốc chữa sỏi mật trong Đông y thường hướng đến tác dụng toàn diện hơn trên cả hệ thống gan mật, mang lại hiệu quả hữu hiệu trong việc bài trừ và ngăn ngừa sỏi tái phát.
Nếu bạn hay người thân đang có băn khăn sỏi mật uống thuốc gì tốt nhất, hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0963 022 986 để được tư vấn thêm về các giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật an toàn và hiệu quả.
Các thuốc Tây trị sỏi mật gồm có thuốc làm tan sỏi và thuốc điều trị các triệu chứng.
Đa phần các thuốc làm tan sỏi đường uống đều có bản chất là acid mật, cụ thể là acid urso-deoxycholic và acid cheno-deoxycholic. Bạn có thể gặp một số thuốc tây điều trị sỏi mật quen thuộc trên thị trường chứa các thành phần này như Ursol-van (thuốc trị sỏi mật của Mỹ), Acti-gall, Cheno-dal...
Chúng có tác dụng bào mòn sỏi cholesterol từ từ bằng cách hòa tan lượng cholesterol dư thừa trong dịch mật, ức chế sản xuất cholesterol ở gan và ngăn ngừa hấp thu ở ruột. Tuy nhiên, các thuốc bào mòn sỏi mật này có một số hạn chế như:
+ Chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol (sỏi túi mật) có kích thước < 2cm; sỏi chưa bị canxi hóa; chưa gây ra biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động tốt; không có tác dụng với sỏi sắc tố mật (sỏi bilirubin).
+ Thời gian sử dụng kéo dài, có thể từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào kích thước sỏi và đáp ứng của bạn.
+ Thuốc trị bệnh sỏi mật có bản chất là acid mật nên dùng lâu dài dễ gây ra một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nặng hơn có thể gây viêm gan, viêm loét dạ dày - tá tràng.
+ Tỉ lệ tái phát sỏi cao do thuốc trị sỏi mật không giải quyết được nguyên nhân gây sỏi là rối loạn hoạt động hệ thống gan mật.
+ Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nếu bạn đang có ý định sinh con thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để thay thế bằng các phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp.
Hiện nay cũng có một số thuốc chữa sỏi mật đường uống khác có thành phần từ thảo dược như Gall-cleanse, Dan-delion Root Extract hay thuốc chữa sỏi mật Rowa-chol. Khi dùng các thuốc này, người bệnh cũng dễ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như khó chịu vùng bụng, ảnh hưởng chức năng gan… Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Thuốc uống trị sỏi mật Tây y có tác dụng làm tan sỏi và cải thiện triệu chứng
Ngoài ra, sỏi mật còn có thể bào mòn bằng cách tiêm trực tiếp methyl tert-butyl ether (MTBE) vào túi mật. Đây là một thủ tục thực hiện khá khó khăn và nguy hiểm, chỉ nên thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại những bệnh viện uy tín. Ban đầu, MTBE được đánh giá là thuốc chữa sỏi mật hiệu quả vì có thể nhanh chóng làm tan sỏi trong vòng 5-12 giờ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như đau rát nặng…
Khi đã xuất hiện các biến chứng như viêm đường mật, viêm túi mật, nhiễm trùng máu, viêm gan… bác sĩ có thể sử dụng thêm một số thuốc điều trị như:
+ Thuốc giảm đau: Có tác dụng giãn cơ trơn, làm giảm co thắt đường mật, từ đó giúp bạn giảm bớt được các cơn đau do sỏi. Những loại thuốc thường được sử dụng là papa-verin, visce-ralgin…
+ Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn, thường dùng kháng sinh ami-nosid và qui-nolon.
+ Thuốc chống viêm: Như alpha-chymotrypsin giúp giảm viêm do biến chứng của sỏi mật.
Nhược điểm lớn nhất của các thuốc bào mòn sỏi mật Tây y là không trị được tận gốc nguyên nhân gây sỏi mà chỉ giúp loại bỏ sỏi tạm thời, do đó sỏi rất dễ bị tái phát trở lại. Khắc phục được nhược điểm này, thảo dược trị sỏi mật trong Đông y hướng đến một tác dụng toàn diện hơn, giúp cân bằng các chức năng trong cơ thể, để cơ thể tự điều chỉnh các rối loạn.
Theo Đông y, sỏi mật được hình thành do sự ứ trệ của dịch mật kéo dài, sự mất cân bằng chuyển hóa trong gan và hoạt động kém hiệu quả của đường tiêu hóa. Do đó, thuốc thảo dược trị sỏi mật trong Đông y vừa có tác dụng làm giảm triệu chứng vừa đánh vào tận gốc của vấn đề để ngăn ngừa sỏi tái phát.
+ Uất kim (nghệ): Có tác dụng lợi mật, kích thích bài tiết dịch mật, tăng co bóp túi mật.
+ Chi tử: Giúp lợi mật, tăng đào thải bilirubin, đồng thời có khả năng chống oxy hóa nên giúp bảo vệ sức khỏe gan mật.
+ Diệp hạ châu, Nhân trần: Bộ đôi thuốc nam điều trị sỏi mật quen thuộc nhờ khả năng tăng cường chức năng gan, từ đó hạn chế sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật.
+ Sài hồ, Hoàng bá: Hai vị thuốc đông y trị sỏi mật được coi như những kháng sinh tự nhiên nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật.
+ Chỉ xác: Kích thích tiêu hóa, làm giảm tình trạng đầy trướng, khó tiêu.
+ Kim tiền thảo: Tăng tác dụng bào mòn sỏi mật.
Sự phối hợp của 8 thảo dược trên tạo nên một bài thuốc đông y trị sỏi mật an toàn và hiệu quả, giúp hỗ trợ bào mòn và ngăn ngừa tái phát sỏi mật, cải thiện các triệu chứng do sỏi gây ra và phòng ngừa biến chứng.
Hiện nay, Viện thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và bào chế bài thuốc trị bệnh sỏi mật từ 8 thảo dược quý trên thành dạng viên nang trong TPCN Kim Đởm Khang. Đây thực sự là tin vui đối với nhiều người bệnh sỏi mật bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng điều trị sỏi mật cần kiên trì trong thời gian dài, không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai.
Kim Đởm Khang cũng đang là sản phẩm chuyên biệt cho người sỏi mật duy nhất có nghiên cứu tác dụng tại viện 103 và công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc trước hàng trăm chuyên gia gan mật đầu ngành. Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh đã thành công khi sử dụng Kim Đởm Khang để làm tan sỏi mật tự nhiên:
Hành trình tan sỏi mật không cần phẫu thuật cùng Kim Đởm Khang
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rằng không có thuốc chữa sỏi mật tốt nhất, bởi thuốc Tây y thì có nhiều tác dụng phụ, thời gian điều trị lâu còn Đông y thì an toàn nhưng cũng cần có sự kiên trì. Bên cạnh các phương pháp điều trị sỏi mật bằng thuốc, bạn cũng cần áp dụng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, để giúp bảo vệ bản thân và gia đình khỏi sự tấn công của sỏi mật.
Xem thêm:
Nguồn tham khảo: nhs.uk, nytimes.com
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có hiệu quả thay thế thuốc điều trị