Tổng hợp các cách điều trị sỏi mật hiệu quả và lưu ý khi áp dụng

Lựa chọn đúng cách điều trị sỏi mật sẽ giúp bạn loại bỏ sỏi một cách nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát về sau. Dưới đây là các phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả nhất và các lưu ý khi áp dụng mà bạn cần nhớ.

Lựa chọn phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cách điều trị sỏi mật phù hợp sẽ giúp bạn có được hiệu quả cao

Các phương pháp điều trị sỏi mật bằng can thiệp hoặc phẫu thuật

Khi sỏi có kích thước lớn hoặc đã gây biến chứng nặng, viêm tái đi tái lại nhiều lần thì chỉ định phẫu thuật hoặc điều trị can thiệp là cần thiết để loại bỏ sỏi mật và hạn chế tình trạng viêm. Các cách điều trị sỏi mật có thể được áp dụng bao gồm:

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Phương pháp này được áp dụng để chẩn đoán và lấy sỏi ở trong đường ống mật chủ, sỏi gan hoặc đặt stent để giải quyết tắc nghẽn đường mật. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ đưa qua miệng xuống thực quản, dạ dày, tới phần đầu của ruột non và đi lên đường dẫn mật, qua đó tiến hành lấy sỏi, gắp sỏi và đưa ra ngoài.

Nội soi tụy mật ngược dòng có ưu điểm là thời gian thực hiện ngắn (30 - 60 phút), người bệnh hồi phục nhanh, thậm chí có thể xuất viện ngay sau khi can thiệp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những rủi ro như viêm tụy cấp, chảy máu, nhiễm khuẩn và thủng tá tràng hay nhiễm khuẩn đường mật (do cơ vòng oddi bị cắt và ống thông đưa thẳng từ ruột lên dễ gây nhiễm khuẩn).

Phẫu thuật cắt túi mật

Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định khi sỏi túi mật chiếm tới 2/3 kích thước túi mật, gây biến chứng, túi mật thành dày, mất chức năng… Hiện nay có 2 hình thức phẫu thuật cắt túi mật là mổ nội soi và mổ hở truyền thống.

1/ Cắt túi mật nội soi

Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết những trường hợp cần phải cắt bỏ túi mật để loại sỏi. Trong phẫu thuật này, cần rạch từ 3 – 4 vết mổ trên bụng với kích thước nhỏ từ 1–3 cm. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi qua đi qua một đường rạch này, qua đó tiến hành bóc tách và cắt bỏ túi mật.

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là một cách trị sỏi mật tương đối nhẹ nhàng, ít đau đớn, thời gian kéo dài khoảng trên 1 giờ, bạn có thể xuất viện ngay trong ngày phẫu thuật và ổn định sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được cho người có sức đề kháng kém, người cao tuổi, người béo phì hay mắc các bệnh gan mật phức tạp.

Với những tiến bộ của y học ngày nay có rất nhiều phương pháp mổ nội soi đã ra đời như mổ nội soi cắt túi mật một cổng, nội soi không vết mổ,… Các phương pháp điều trị sỏi mật mới này có nhiều ưu thế vượt trội hơn mổ nội soi truyền thống do số vết mổ ít hơn, giảm tối đa tính chất xâm lấn của phẫu thuật, thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương pháp điều trị sỏi mật tiên tiến này còn hạn chế vì đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo sâu về chuyên môn, thiết bị, dụng cụ phức tạp,…

Cắt túi mật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi

Hình ảnh cách điều trị sỏi mật bằng cắt túi mật nội soi

2/ Phẫu thuật mổ hở

Điều trị sỏi mật bằng phương pháp mổ hở truyền thống được áp dụng khi bạn có chỉ định cắt túi mật nhưng không thích hợp để mổ nội soi như phụ nữ ở 3 tháng cuối của thai kỳ, người thừa cân, béo phì, mổ nội soi thất bại hoặc có viêm mủ túi mật, nguy cơ vỡ túi mật cao...

Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường lớn trên bụng nhằm bộc lộ túi mật, sau đó cắt bỏ và đưa túi mật ra ngoài. Với phương pháp này, người bệnh phải nằm viện khoảng 5 - 7 ngày và để phục hồi hoàn toàn thường mất khoảng 4 - 6 tuần sau đó.

Sau cắt túi mật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, nhiễm trùng đường mật, đau bụng do giãn ống dẫn mật… Mặt khác, 50% người bệnh tái phát sỏi tại các vị trí khác trong đường mật sau 3 năm. Vì vậy để biết mình có cần thiết phải cắt túi mật hay không, hãy liên hệ đến số 0963 022 986 để được chuyên gia tư vấn.

NUT-KDK.gif

Thông dịch mật qua da

Cách chữa sỏi mật này được chỉ định khi sỏi đã gây biến chứng nhưng người bệnh chưa thực hiện được phẫu thuật cắt túi mật, hoặc trước khi tiến hành phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp can thiệp tạm thời nhằm tránh ứ trệ dịch mật, giảm tình trạng viêm và những biến chứng nguy hiểm khác.

Tán sỏi bằng sóng siêu âm hoặc bằng tia laser

Tán sỏi bằng sóng siêu âm ít khi được chỉ định để điều trị sỏi mật, chủ yếu là dành cho những người có sỏi bị kẹt trong ống dẫn mật.

Phương pháp điều trị sỏi mật này sử dụng năng lượng của sóng siêu âm hoặc tia laser để tán sỏi mật, làm vỡ viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Người bệnh có thể được sử dụng kết hợp thêm các thuốc tan sỏi để giảm kích thước viên sỏi một cách nhanh chóng hơn. Những mảnh nhỏ này có thể rửa trôi theo đường mật xuống ruột hoặc được gắp bỏ ra ngoài bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).

Các cách điều trị sỏi mật tại nhà không phẫu thuật

Với những trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ, người bệnh chưa gặp phải triệu chứng hay biến chứng gì nghiêm trọng thì chưa cần thiết phải phẫu thuật mà có thể áp dụng các cách điều trị sỏi mật sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật

Với trường hợp có sỏi trong túi mật, sỏi cholesterol kích thước không quá lớn hoặc chức năng túi mật còn tốt thì có thể được kê các thuốc điều trị sỏi mật đường uống để làm tan sỏi và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

1/ Thuốc làm tan sỏi mật

Tây y có 2 loại thuốc được dùng để làm tan sỏi mật là urso-deoxycholic acid và cheno-deoxycholic acid. Ngoài ra, có một loại thuốc Đông y thành phần tinh dầu, thường dùng chung với 2 thuốc trên là Rowa-chol. Nếu được chỉ định dùng thuốc, người bệnh chỉ cần điều trị sỏi mật tại nhà và theo dõi.

Điểm hạn chế của cách trị sỏi mật này là chỉ có hiệu quả với sỏi cholesterol có kích thước nhỏ (< 2cm), nằm ở trong túi mật và chưa bị calci hóa, hầu như không có hiệu quả với sỏi sắc tố mật. Thêm vào đó tùy vào kích thước sỏi mà thời gian bào mòn có thể kéo dài từ nhiều tháng tới nhiều năm. Trong thời gian này rất nhiều người buộc phải dừng điều trị do gặp nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và trong quá trình dùng cần theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể để kịp thời báo cho bác sĩ xử lý.

Thuốc tan sỏi mật Ursodeoxycholic

Cách chữa sỏi mật bằng thuốc hiếm khi được chỉ định do hiệu quả thấp, nhiều tác dụng phụ

2/ Thuốc giảm triệu chứng

Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng, biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm 1 số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giãn cơ trơn, làm giảm co thắt đường mật, từ đó giúp bạn giảm bớt được các cơn đau do sỏi.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng để làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm do biến chứng của sỏi mật.
  • Thuốc lợi mật: Làm tăng chất lượng dịch mật, tăng tiết dịch mật, chống lại sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật.

Các thuốc này không có tác dụng làm tan sỏi nên thường được chỉ định dùng trong thời gian ngắn kết hợp với thuốc tan sỏi hoặc các phương pháp điều trị sỏi mật khác.

Áp dụng bài thuốc trị sỏi mật từ thảo dược

Khác với quan niệm từ Tây y, Đông y coi việc điều trị sỏi mật là tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, không chỉ là làm sao để loại bỏ sỏi, khơi thông dòng chảy của dịch mật, mà còn là việc tăng cường chức năng gan mật, điều hòa rối loạn trong hoạt động hệ thống gan mật.

Với quan điểm trị bệnh phải tác động từ gốc, trong đông y có khá nhiều thảo dược quý để điều trị sỏi mật. Trong đó không thể không kể đến 8 thảo dược: Uất kim (nghệ), Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Sự kết hợp của 8 thảo dược này có tác dụng lợi mật, tăng cường chức năng gan, kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm tình trạng đầy trướng, khó tiêu và tăng hiệu quả bào mòn sỏi mật.

Hiện nay, người bệnh có thể sử dụng 8 thảo dược này trong dạng viên nang tối ưu nhất mang tên Kim Đởm Khang. Ra đời từ năm 2012, Kim Đởm Khang vẫn đang là cách điều trị sỏi mật duy nhất từ thảo dược, đã có nghiên cứu tại viện 103 và báo cáo thành công tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Sản phẩm được nhiều chuyên gia đầu ngành và dược sĩ nhà thuốc đánh giá cao về hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng cả trước - sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Sản phẩm từ Đông y giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật

Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật

Hàng nghìn người bệnh đã tan sỏi và lấy lại được sức khỏe nhờ sử dụng Kim Đởm Khang. Có thể mỗi người có một tình trạng khác nhau, người bị sỏi túi mật, người bị sỏi đường mật; người chưa có triệu chứng nhưng cũng có người đã suýt phải mổ, điểm chung của họ là đã may mắn tin tưởng sử dụng Kim Đởm Khang, nhờ đó mà nỗi lo sỏi mật cũng không còn:

Kim Đởm Khang là giải pháp giúp làm tan sỏi mật có nghiên cứu chứng minh

Sử dụng các cách chữa sỏi mật dân gian

Bên cạnh các cách điều trị sỏi mật kể trên, trong dân gian lưu truyền lại rất nhiều cách đẩy sỏi mật ra ngoài từ thực phẩm, thiên nhiên. Các cách này có ưu điểm là chi phí thấp, dễ kiếm nhưng cũng tiềm ẩn không ít các rủi ro cần lưu ý, cụ thể:

  • Chữa sỏi mật bằng quả dứa: Dùng 1 quả dứa tươi đã bỏ vở và mắt, đục lỗ 3cm ở giữa quả và cho muối vào, hấp cách thủy rồi ăn hết trong ngày. Mặc dù dứa có khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm được thành phần nào trong dứa có khả năng giảm kích thước sỏi mật. Thậm chí, khi áp dụng cách chữa sỏi mật này lâu dài, nhiều người bệnh còn bị thêm viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Vì thế, bạn cần hết sức cân nhắc trước khi áp dụng giải pháp này.
  • Chữa sỏi mật bằng nước dừa: Nhiều người cho rằng mỗi ngày uống nước dừa tươi sẽ giúp sỏi mật tống đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế nước dừa chỉ giúp lợi tiểu nên sẽ phù hợp hơn với người bị sỏi thận, đồng thời các nhà khoa học cũng chưa chứng minh được hiệu quả với sỏi mật của nước dừa. 
  • Cách chữa sỏi mật bằng quả sung: Dùng nước sắc quả sung có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh sỏi mật như đau bụng, đầy trướng nhưng tương tự những cách chữa sỏi mật dân gian khác, cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh quả sung chứa thành phần có thể bào mòn sỏi mật.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh

Dù bạn đang áp dụng cách điều trị sỏi mật nào thì chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi, cũng như hạn chế các triệu chứng mà sỏi gây ra.

  • Hạn chế thức ăn giàu chất béo và cholesterol: Ví dụ như lòng đỏ trứng gà, mỡ, nội tạng động vật, các đồ ăn chiên, xào, rán... Thay vào đó bạn nên tăng cường rau xanh, chất xơ, ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp và đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, tránh ăn quá no vào buổi tối.
  • Hạn chế ăn tinh bột và đường: Bởi chúng là nguồn dự trữ để gan tổng hợp nên cholesterol nội sinh.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Thực hiện ăn chín, uống sôi, hạn chế các đồ ăn như rau sống, gỏi để tránh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Bạn cần giảm cân nếu có thừa cân. Tuy nhiên cũng không nên giảm cân quá nhanh chóng và kiêng khem tuyệt đối bởi đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của sỏi mật. Bạn chỉ nên giảm khoảng 0.5 – 1kg mỗi tuần.

Xem thêmBệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì? Chế độ ăn và những lưu ý

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường vận động thể chất, luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp tăng vận động đường mật, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi, mà còn giúp cơ thể bạn trở nên dẻo dai, linh hoạt và khỏe mạnh hơn, phòng tránh được nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhưng nhiều trường hợp còn chưa thực sự quan tâm hay chú ý, chỉ đến khi sỏi gây biến chứng mới tìm giải pháp. Phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu bạn đang băn khoăn về các cách điều trị sỏi mật phù hợp nhất với bản thân, hãy liên hệ đến số hotline để được chuyên gia tư vấn trực tiếp nhé.

Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, niddk.nih.gov, healthline.com