Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Cách phòng rủi ro hiệu quả

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?” là lo lắng chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là khi sỏi mật gây ra các triệu chứng như đau hạ sườn phải, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là sốt cao, vàng da… Thực tế, bệnh sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm đường mật, ung thư túi mật, áp xe gan… Vì thế, chủ động phòng ngừa các rủi ro này là giải pháp tốt nhất với người bệnh.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người bệnh

Sỏi mật gây nguy hiểm khi có biến chứng

Thực tế cho thấy không phải trường hợp nào mắc sỏi mật cũng nguy hiểm. Có đến 80% người bệnh không có triệu chứng gì mà chỉ tình cờ phát hiện sỏi mật khi đi khám bệnh khác. Những trường hợp này được xem là sỏi lành tính, chưa gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể và thường là sỏi túi mật.

Nếu sỏi mật di chuyển, gây cọ xát vào niêm mạc đường mật hoặc làm ứ tắc dịch mật, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra cả sau lưng hoặc vùng thượng vị; sốt cao nếu nhiễm khuẩn đường mật; vàng da, nước tiểu vàng do tắc mật… Đây là những dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm của sỏi mật, người bệnh cần hết sức chú ý để phòng và điều trị sớm, hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Sỏi mật chỉ nguy hiểm khi gây biến chứng tắc mật, nhiễm khuẩn

Sỏi mật chỉ nguy hiểm khi gây biến chứng tắc mật, nhiễm khuẩn

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Tùy vào vị trí mà các biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra cũng sẽ khác nhau. Có thể kể đến như viêm túi mật, viêm đường mật, ung thư túi mật...

Viêm túi mật

Đây là biến chứng thường gặp của sỏi túi mật. Nguyên nhân có thể do sỏi kẹt ở cổ túi mật gây tắc nghẽn dịch mật, dẫn đến viêm túi mật. Trong đó, có khoảng 20% các trường hợp bị viêm túi mật cấp, là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng của viêm túi mật cấp có nhiễm khuẩn bao gồm đau hạ sườn phải dữ dội, đau lan sang vai phải và thường kéo dài hơn 5 tiếng, sốt cao, tim đập nhanh, nhịp thở tăng, rối loạn tâm thần… Xét nghiệm máu thường thấy chỉ số bạch cầu tăng cao.

Khi bị viêm túi mật cấp do sỏi mật, người bệnh thường chỉ có thể nằm yên một chỗ, được chỉ định điều trị ổn định triệu chứng bằng kháng sinh, dẫn lưu dịch mật. Sau đó, người bệnh sẽ phải mổ cắt túi mật để hạn chế nguy cơ hoại tử túi mật, vỡ túi mật gây viêm phúc mạc về sau.

Các trường hợp viêm túi mật cấp nếu không được điều trị triệt để có thể gây viêm túi mật mạn tính, thành túi mật dày và túi mật mất dần chức năng.

Sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ thống gan mật

Sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ thống gan mật

Viêm đường mật

Sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan gây tắc nghẽn dòng chảy dịch mật từ gan xuống ruột non, dẫn đến viêm đường mật. Biểu hiện của bệnh được gọi là tam chứng Charcot: Đau bụng, sốt, vàng da. Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy đau bụng vùng hạ sườn phải, sau đó mới xuất hiện sốt và vàng da.

Biến chứng viêm đường mật có thể dẫn đến áp-xe gan hoặc nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật cấp cứu mổ sỏi mật, khơi thông dòng chảy dịch mật. Mổ sỏi mật là một can thiệp không quá phức tạp nhưng vẫn có thể tiềm ẩn 1 số rủi ro. Cụ thể các rủi ro do mổ sỏi mật, bạn có thể tham khảo trong bài viết “Mổ sỏi mật có nguy hiểm không?”

Với trường hợp có viêm đường mật mắc kèm các bệnh khác như suy thận, áp-xe gan, xơ gan thì rủi ro sẽ lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh đúng chỉ định thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao.

Hoại tử túi mật và viêm phúc mạc

Sỏi mật gây tắc nghẽn và ứ trệ dịch mật, khiến thành túi mật bị giãn ra, kết hợp với nhiễm trùng thường dẫn đến vỡ túi mật. Túi mật bị vỡ sẽ gây nhiễm trùng khắp vùng bụng và viêm phúc mạc. Đây là biến chứng sỏi mật cực kỳ nguy hiểm vì có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Viêm tụy cấp

Nếu sỏi mật lọt xuống vị trí ngã ba đường mật tụy sẽ gây tắc nghẽn dịch tụy, các enzym tiêu hóa protein trong dịch tụy sẽ quay ngược trở lại gây tổn thương và viêm tụy.

Người gặp biến chứng viêm tuỵ cấp do sỏi mật thường có triệu chứng đau đột ngột vùng trên rốn, đôi khi có thể đau từ từ, mới đầu nhẹ sau đó tăng dần; sau đó đau lan dần ra sau lưng; có thể đau liên tục vừa phải và kéo dài, có khi đau dữ dội như dao đâm. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, trường hợp nặng người bệnh có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Nghiên cứu tại viện 103 cho thấy TPCN Kim Đởm Khang hỗ trợ giúp bào mòn sỏi mật, giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng do sỏi mật gây ra. Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và cách xử trí biến chứng sỏi mật, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0963 022 986 - 0962 326 300.

Áp xe gan – đường mật

Là biến chứng thường gặp do sỏi đường mật gây ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do ứ mật và nhiễm khuẩn gây viêm mủ đường mật. Viêm mủ đường mật sẽ tạo thành các ổ áp xe nhỏ nằm rải rác trong nhu mô gan. Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật rất hiếm gặp. Tuy sỏi mật không gây ung thư nhưng sự xuất hiện của sỏi làm gia tăng nguy cơ ung thư túi mật. Đa số người bị ung thư túi mật khi siêu âm đều phát hiện có sỏi mật.

Nếu ung thư được phát hiện sớm và chưa lan rộng thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên đến 70% nhờ phẫu thuật cắt túi mật. Trường hợp ung thư túi mật đã di căn thì việc điều trị khó khăn và thời gian sống của người bệnh không còn nhiều.

Ung thư túi mật là biến chứng sỏi mật nguy hiểm, không có triệu chứng đặc hiệu và thường phát hiện ở giai đoạn muộn

Ung thư túi mật là biến chứng sỏi mật nguy hiểm, không có triệu chứng đặc hiệu và thường phát hiện ở giai đoạn muộn

Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết do sỏi mật là tình trạng vi khuẩn từ túi mật hoặc đường mật, thâm nhập vào dòng máu và lây lan ra khắp cơ thể, tới các mô tế bào khác và hình thành các ổ áp xe.

Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm sốt cao, số lượng tế bào bạch cầu cao, người ớn lạnh hoặc tụt huyết áp.

Cách phòng ngừa biến chứng sỏi mật

Để phòng biến chứng do sỏi mật gây ra cần có chế độ ăn uống hợp lý và chủ động áp dụng các giải pháp giúp tan sỏi mật.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học 

- Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo không lành mạnh: Vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong dịch mật, tăng kích thước sỏi. Người bệnh sỏi mật không nên ăn nhiều phủ tạng động vật, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt chó)... Thay vào đó là những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như quả bơ, dầu thực vật, thịt gia cầm bỏ da, các loại cá….

- Hạn chế thực phẩm chứa chất kích thích: Ví dụ như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.. Các thực phẩm này đều làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến chất lượng dịch mật, dễ làm sỏi mật tăng nhanh kích thước và gây biến chứng.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C: Giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm hấp thu cholesterol.

- Ăn đủ bữa, đúng giờ: Thói quen bỏ qua bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và biến chứng do sỏi. Vì vậy, bạn nên cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng. Chia nhỏ 3 bữa chính thành 5-6 bữa phụ trong ngày.

- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường thải độc gan.

- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng.

Sử dụng thảo dược giúp bào mòn sỏi mật

Lợi thế của các thảo dược Đông y là giúp cân bằng các rối loạn trong hệ thống gan mật và tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây ra sỏi mật. Nhờ thế, việc kết hợp các thảo dược phù hợp thành bài thuốc sẽ giúp bào mòn sỏi mật, phòng ngừa biến chứng và ngăn sỏi mật tái phát.

Trong đó, nhiều chuyên gia gan mật đầu ngành đều đánh giá cao sự kết hợp của 8 thảo dược truyền thống gồm: Chi tử, Uất kim, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác.

Xuất phát từ bài thuốc cổ truyền nổi tiếng Nhân Kim Thang, bài thuốc 8 thảo dược này đem lại tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật (lợi mật, tăng vận động đường mật, tăng cường chức năng gan, kháng khuẩn, kháng viêm). Sử dụng kiên trì đúng liệu trình sẽ giúp được hàng nghìn người bệnh tin tưởng và sử dụng có hiệu quả.

8 thảo dược truyền thống giúp điều trị bệnh sỏi mật, phòng ngừa biến chứng hiệu quả

8 thảo dược truyền thống giúp điều trị bệnh sỏi mật, phòng ngừa biến chứng hiệu quả

Hiện nay, 8 loại thảo dược quý này đã được bào chế dưới dạng viên uống tiện dụng mang tên TPBVSK Kim Đởm Khang. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên cả nước và hiệu quả đã được nghiên cứu chứng minh tại Viện Quân y 103.

Lắng nghe chia sẻ của ông Long (Hải Phòng) đã tan hết sỏi mật 33mm, tránh được biến chứng viêm túi mật, tắc mật sau một thời gian kiên trì sử dụng Kim Đởm Khang trong video sau:

Kinh nghiệm tan sỏi mật 33mm, tránh biến chứng viêm túi mật bằng sản phẩm từ thảo dược Kim Đởm Khang

Xem thêm: Đánh giá của người bệnh về hiệu quả bài sỏi của Kim Đởm Khang

Nếu bạn hoặc người thân đang mắc sỏi mật, thay vì quá lo lắng rằng bệnh sỏi mật có nguy hiểm không, hãy chủ động tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng tránh biến chứng trong bài viết để hạn chế tối đa rủi ro cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Người bệnh sỏi mật kiêng ăn gì? Bệnh sỏi mật có chữa được không?

Theo nguồn: mayoclinic.org, healthline.com, nytimes.com, nhs.uk, webmd.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.