Theo thống kê, có khoảng 15% số trường hợp mắc bệnh sỏi mật sẽ có sỏi đường ống dẫn mật. Sỏi đường mật có thể làm nghẽn dịch mật gây đầy trướng, chậm tiêu, đau bụng… Những trường hợp nặng, sỏi gây nên những biến chứng viêm đường mật, viêm tụy cấp, viêm gan, áp xe gan… rất nguy hiểm.
Sỏi đường mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Mỗi ngày, các tế bào gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật. Dịch mật sau đó sẽ tập trung tại các vi quản tiểu mật rồi đổ vào đường dẫn mật gan trái và gan phải. Tại đây dịch mật sẽ đi vào ống dẫn mật chủ, xuống túi mật để được cô đặc và dự trữ. Sau khi ăn, cơ vòng oddi mở kích thích túi mật, đường mật co bóp tống xuất từng đợt dịch mật qua ống dẫn mật chủ, sau đó đưa xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn.
Sỏi đường mật là sỏi nằm trong đường dẫn mật từ gan xuống tá tràng. Các loại sỏi đường mật được phân chia dựa vào vị trí, hình dạng hoặc nguyên nhân hình thành. Cụ thể:
- Phân loại sỏi đường mật theo vị trí: Sỏi đường mật trong gan (vi quản tiểu mật, tiểu quản mật, sỏi đường mật gan phải, ống gan trái) và sỏi đường mật ngoài gan (ống dẫn mật chủ, cổ túi mật).
- Phân loại sỏi đường mật theo hình dạng: Sỏi viên hoặc sỏi bùn đường mật.
- Phân loại sỏi đường mật theo nguyên nhân hình thành: Sỏi đường mật nguyên phát (sỏi hình thành trực tiếp trong đường mật, thường là sỏi sắc tố, thành phần chính bao gồm bilirubin và canxi) và sỏi đường mật thứ phát (sỏi túi mật rơi vào đường mật, chủ yếu là sỏi cholesterol).
Sỏi đường mật nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong đường dẫn mật
Sỏi đường mật nguyên phát (hình thành tại đường mật) thường xuất hiện khi có quá nhiều bilirubin trong dịch mật do bệnh thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, suy giảm chức năng gan (xơ gan, viêm gan, tác dụng phụ của thuốc…).
Một nguyên nhân khác làm sỏi đường dẫn mật dễ phát triển, đó là khi dịch mật bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây sỏi đường mật thường là ký sinh trùng đường ruột đi lạc vào đường mật hoặc giun, sán chui lên đẻ trứng, sau đó để lại xác tạo thành nhân sỏi cho bilirubin bám vào.
Khác với sỏi đường mật nguyên phát, nguyên nhân gây sỏi đường mật thứ phát (sỏi túi mật lọt xuống đường mật) chủ yếu là chế độ ăn, nhiều chất béo, lối sống lười vận động, phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai đường uống dài ngày…
Dấu hiệu sỏi đường mật chỉ xuất hiện khi sỏi gây bán tắc mật, còn nếu không gây tắc mật thì không có triệu chứng.
Người bị sỏi đường mật có thể thấy đầy trướng, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng, đau âm ỉ sau bữa ăn có nhiều dầu mỡ. Trong những trường hợp sỏi gây biến chứng, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện trầm trọng hơn, bao gồm:
TPCN Kim Đởm Khang là giải pháp từ 8 thảo dược quý chuyên biệt cho người bị sỏi đường mật, giúp bào mòn sỏi, giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu và phòng ngừa biến chứng do sỏi gây ra. Hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu tại viện 103. Hãy gọi cho chúng tôi qua số 0963 022 986 – 0962 326 300 để được tư vấn cụ thể.
Sỏi đường mật là căn bệnh nguy hiểm. Biến chứng sỏi đường mật gây ra đều rất nghiêm trọng, cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Viêm đường mật là biến chứng sỏi đường mật thường gặp
Ngoài việc dựa vào triệu chứng, bác sĩ có thể cần thêm một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán sỏi đường mật:
Các cách điều trị sỏi đường mật đều hướng đến một mục đích chung là giảm triệu chứng, loại sỏi và khơi thông dòng chảy của dịch mật để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Người mắc sỏi đường ống dẫn mật cần có một chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Trong trường hợp sỏi gây viêm, nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm và kháng sinh.
Một số loại thuốc như acid mật có thể giúp làm tan sỏi với những viên sỏi kích thước nhỏ < 1.5cm, thành phần chính là cholesterol. Tuy nhiên do thời gian sử dụng thuốc kéo dài 6 – 12 tháng và có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên phương pháp này không được sử dụng phổ biến.
Nếu sỏi gây biến chứng, điều trị can thiệp và phẫu thuật như mổ hở lấy sỏi, mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng ERCP....
Không chỉ có khả năng chẩn đoán, nội soi mật tuỵ ngược dòng ERCP còn là cách điều trị sỏi đường mật trong gan và sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật chủ) phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp này là có độ an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sau phẫu thuật từ 1- 2 tiếng, một số trường hợp có thể bị tê vùng cổ họng, khó nuốt hoặc đầy trướng, chậm tiêu. Ngoài ra, nội soi mật tuỵ ngược dòng cũng có thể để lại một số biến chứng như chảy máu đường mật, thủng tá tràng...
Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi đường dẫn mật
Phương pháp tán sỏi đường mật trong gan hiện đang được ứng dụng phổ biến hơn so với sỏi ống mật chủ. Thống kê cho thấy có đến 75-85% các trường hợp thực hiện đều đạt được hiệu quả tốt. Tỷ lệ người bệnh gặp các biến chứng như rò rỉ dịch mật, viêm phúc mạc mật, viêm đường mật hay chảy máu đường mật chỉ khoảng 10%.
Với sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật chủ) thì phương pháp tán sỏi đường mật qua da ít được chỉ định hơn vì tỷ lệ người bệnh phẫu thuật thất bại lên đến 95% và tỷ lệ gặp biến chứng khá cao, khoảng 20%.
Bác sĩ thường chỉ định mổ sỏi đường mật bằng phương pháp này khi người bệnh có đồng thời cả sỏi đường mật và sỏi túi mật.
Cách thực hiện mổ nội soi sỏi đường mật như sau: Ống nội soi đường mật được đưa vào ống mật chủ, sau đó tiến hành gắp sỏi trực tiếp hoặc tán thành nhiều mảnh nhỏ rồi bơm rửa xuống tá tràng. Việc cắt túi mật được thực hiện tiếp theo khi đã hoàn thành lấy sỏi đường mật.
Trong đó, mổ sỏi đường mật trong gan bằng mổ hở thường để cắt một phần gan, được chỉ định khi cấu trúc phần gan có sỏi bị teo xơ, mất chức năng. Còn lấy sỏi ống mật chủ qua mổ mở thường được áp dụng khi ERCP hay mổ nội soi thất bại.
Sau mổ sỏi đường mật bằng phương pháp mổ hở, có đến 95% trường hợp lấy được hết sỏi nhưng vẫn tồn tại khoảng 15% người bệnh sẽ đối diện với biến chứng nguy hiểm như hẹp đường mật, tổn thương niêm mạc đường mật, nhiễm khuẩn huyết…
Ngoài các phương pháp kể trên, phẫu thuật sỏi đường mật trong gan còn được tiến hành dưới một số hình thức khác như:
- Lấy sỏi qua đường hầm Kehr: Điều trị sỏi đường mật trong gan sau khi đã phẫu thuật sỏi ống mật chủ.
- Lấy sỏi qua đường hầm qua da
- Lấy sỏi qua đường hầm gan - hỗng tràng vĩnh viễn…
Khó khăn chung trong điều trị sỏi đường dẫn mật bằng Tây y là những rủi ro cho sức khỏe người bệnh cũng như sỏi thường tái phát sau khoảng vài tháng đến vài năm sau điều trị.
Do đó để mang lại hiệu quả toàn diện nhất, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược có tác dụng đồng bộ trên hệ thống gan mật, bao gồm lợi gan, lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn và kháng viêm.
Tại nước ta, bài thuốc 8 vị thảo dược gồm: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu được chuyên gia đánh giá cao trong điều trị sỏi đường ống dẫn mật. So với các phương pháp từ Tây y, bài thuốc này có lợi thế vượt trội nhờ khả năng cân bằng hoạt động của hệ thống gan mật, giúp bài sỏi và ngăn ngừa sỏi đường mật tái phát.
Sự kết hợp của 8 loại thảo dược này đã có trong sản phẩm Kim Đởm Khang. Hiệu quả bài sỏi, giảm triệu chứng, ngăn chặn biến chứng do sỏi mật của sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện 103. Cho đến nay, Kim Đởm Khang vẫn đang là sản phẩm từ thảo dược duy nhất làm được điều này.
Không chỉ được nghiên cứu chứng minh, Kim Đởm Khang còn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những người bệnh bị sỏi đường ống dẫn mật. Bạn có thể lắng nghe câu chuyện của hai người bệnh điển hình đã kiên trì dùng Kim Đởm Khang để làm tan sỏi đường mật trong gan 23mm và sỏi ống mật chủ 27mm mà không cần phẫu thuật trong các video sau:
Ông Hải (Nam Định) chia sẻ cách bào mòn sỏi gan 23mm với Kim Đởm Khang
Sỏi ống mật chủ 27mm không còn là nỗi lo từ khi sử dụng Kim Đởm Khang
Sỏi đường mật rất dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hoang mang mà hãy kiên trì áp dụng một chế độ ăn khoa học, tập luyện thường xuyên cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tham khảo: healthline.com, nytimes.com, slideshare.net
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
[contact-form-7 id="1368" title="Đặt hàng 3"]