Mắc bệnh sỏi gan, đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ một vài thực phẩm trước kia mà bạn yêu thích. Bởi điều đó sẽ góp phần lớn đến hiệu quả điều trị, nhằm làm giảm những triệu chứng khó chịu do sỏi gan gây ra và phòng ngừa biến chứng. Để làm rõ hơn câu hỏi bệnh sỏi gan nên ăn gì, dưới đây là danh sách cụ thể về những thực phẩm mà người mắc bệnh sỏi gan nên ăn và kiêng ăn.
Sự xuất hiện của sỏi gan gây cản trở dịch mật di chuyển, các chất độc ứ lại gây hại gan, tăng nguy cơ sinh biến chứng như viêm gan, xơ gan … Nghiêm trọng hơn, nếu chất độc ngấm vào trong máu sẽ gây nhiễm trùng máu và tổn thương đến nhiều cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Trong khi đó, tại ruột non, tình trạng thiếu dịch mật tiêu hóa chất béo làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu...
Vì thế, khi bị sỏi gan, chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị, cụ thể là giảm nhẹ bệnh hay tăng năng bệnh. Nếu bạn ăn quá nhiều chất béo, đồ chiên xào có thể kích hoạt dẫn tới một cơn đau quặn mật. Nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo trong khi thiếu dịch mật tiêu hóa, sỏi gan có thể tăng kích thước và làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Người mắc sỏi gan nên ăn gì tốt cho gan mật
Để làm rõ hơn câu hỏi sỏi gan nên ăn gì, hãy tìm hiểu danh sách những thực phẩm dưới đây:
- Chất béo thực vật: Dầu dừa, trái bơ, dầu oliu rất dễ tiêu hóa bởi chúng ngay lập tức được phân hủy bởi các enzym trong nước bọt và dạ dày. Bên cạnh đó, dầu oliu nguyên chất còn giúp tăng vận động đường mật, tăng tiết dịch mật nên rất có lợi cho người sỏi gan.
- Chất xơ từ các loại rau có màu xanh lá đậm, rong biển, rau mầm: Các loại rau màu xanh thẫm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa giúp dọn dẹp các chất thải gây độc cho gan.
- Ngũ cốc (bánh mì, gạo nâu, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám): Chúng là những siêu thực phẩm cho người bệnh sỏi gan nhờ thành phần chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm hấp thu đường và chất béo sau ăn.
- Các loại quả mọng: Quả nho, quả việt quất, mâm xôi, dâu tây... chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan khỏi những tác nhân gây hại. Đồng thời chúng có chứa anthocyanin và polyphenols - những hợp chất đã được chứng minh giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
- Thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá: Chứa lượng lớn protein, chất béo tốt cho sức khỏe.
- Nước: Đây là dung môi hòa tan các chất độc và tăng cường đào thải chúng ta khỏi cơ thể. Khi bị sỏi gan, bạn cần lưu ý uống đủ 1,8 - 2 lít nước mỗi ngày.
Việc thay đổi chế độ ăn uống không giúp bạn thoát khỏi bệnh sỏi gan nhưng lại có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh. Vậy sỏi gan kiêng ăn gì? Đừng bỏ qua danh sách những thực phẩm mà người mắc sỏi gan nên tránh ngay dưới đây.
- Thực phẩm chiên/rán: Những thực phẩm chiên/rán rất hấp dẫn về màu sắc và mùi vị, chẳng hạn như khoai tây chiên giòn tan, thịt gà chiên giòn… khiến bạn khó cưỡng lại. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể kích hoạt một cơn đau quặn mật, làm tăng nặng các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu… do thiếu dịch mật dự trữ.
Chế độ ăn cho người sỏi gan nên tránh thực phẩm chiên rán
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ một hàm lượng lớn đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khi bị sỏi gan, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ đường dễ hấp thu, chẳng hạn trái cây khô, nước ép trái cây, đường thực phẩm, đường tinh chế…
- Thực phẩm chế biến sẵn: Đa phần các thực phẩm chế biến sẵn đều sử dụng chất béo trans (chất béo hydro hóa một phần) không có lợi cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, sỏi mật.
- Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Muối có chứa natri sẽ không được gan xử lý hoàn toàn nếu chức năng gan đang bị tổn thương. Các thực phẩm có lượng muối cao bao gồm các món súp, thịt đóng hộp, dưa cà muối, món kho…
- Chất đạm động vật: Một khi các tế bào gan đang bị tổn thương, chúng sẽ không thể chuyển hóa các protein (chất đạm). Các loại thịt đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa… là những thực phẩm bạn nên hạn chế. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung chất đạm thực vật có trong các loại đậu.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang thừa cân, hãy cố gắng giảm từ 0,5 - 1kg mỗi tuần bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, người bệnh sỏi gan phải rất lưu ý trong việc giữ vệ sinh trong ăn uống, tránh để táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày, chú ý ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài việc áp dụng chế độ ăn khoa học, việc sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên sẽ giúp quá trình bào mòn sỏi gan, giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hiệu quả hơn.
Xuất phát từ bài thuốc y học cổ truyền Nhân Kim Thang đã được nghiên cứu trong đề tài luận văn tiến sĩ cấp nhà nước tại viện Y học cổ truyền Quân đội, bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu , Kim tiền thảo, Chỉ xác là giải pháp hỗ trợ điều trị sỏi gan hoàn hảo nhờ tác động toàn diện lên hệ thống gan mật. Không chỉ có tác dụng khỏe gan, lợi mật, tăng vận động đường mật để đào thải sỏi dễ dàng hơn, bài thuốc từ 8 thảo dược này còn giảm nguy cơ hình thành sỏi mới, chống các biến chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường mật.
Để thuận tiện hơn cho người bệnh, viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp bài thuốc 8 thảo dược trên trong Tpbvsk Kim Đởm Khang dạng viên nang. Cho đến nay, đây cũng là sản phẩm hỗ trợ bào mòn sỏi gan duy nhất có chứng thực hiệu quả tại viện 103.
Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Kim Đởm Khang trong hỗ trợ điều trị sỏi mật
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ thực tế của người bệnh đã tan được sỏi gan 23mm nhờ sử dụng Kim Đởm Khang trong video dưới đây:
Ông Hải (Nam Định) chia sẻ hành trình cùng Kim Đởm Khang đánh tan sỏi gan 23mm
Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người bị sỏi gan như sỏi gan nên ăn gì, nên kiêng gì. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, không gặp phải các triệu chứng khó chịu và nâng cao hiệu quả điều trị.
Tham khảo: Webmd.com, Rodalewellness.com, Livestrong.com, Benhviemgan.net