Bệnh gan nhiễm mỡ: Thông tin bệnh, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… Bài viết sau giúp bạn có cái nhìn bao quát về căn bệnh này, từ đó có biện pháp để nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa rủi ro với sức khỏe.

Hình ảnh gan nhiễm mỡ và gan bình thường

Hình ảnh gan nhiễm mỡ và gan bình thường

Gan nhiễm mỡ là như thế nào?

Gan nhiễm mỡ hay bệnh thoái hóa mỡ gan là tình trạng tích tụ nhiều chất béo trung tính trong gan (trên 5% trọng lượng gan). Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan tương đối thấp, chỉ khoảng 2-4%.

Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ chính:

- Gan nhiễm mỡ cấp độ 1: Là tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ, sự tích tụ chất béo trung tính trong gan từ 5-10% trọng lượng gan.

- Gan nhiễm mỡ cấp độ 2: Là tình trạng gan nhiễm mỡ trung bình, xảy ra khi sự tích tụ chất béo trung tính trong gan từ 10-20% trọng lượng gan. Trong giai đoạn này, mỡ đã tích tụ ở cả nhu mô gan và cơ hoành.

- Gan nhiễm mỡ cấp độ 3: Là tình trạng gan nhiễm mỡ nặng, sự tích tụ chất béo trung tính trong gan đã chiếm trên 30% trọng lượng gan và phát triển khá nhanh.

Ngoài ra, dựa trên nguyên nhân gây bệnh, gan nhiễm mỡ còn được phân loại thành 4 nhóm:

- Gan nhiễm mỡ do rượu: Ở những người uống quá nhiều rượu bia, gan sẽ bị tổn thương và giảm khả năng chuyển hóa mỡ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, lâu dần tiến triển thành xơ gan.

- Gan nhiễm mỡ không do rượu: Bệnh nhân sẽ được xếp vào nhóm này nếu tỷ lệ mỡ trong gan > 10% trọng lượng gan và nguyên nhân gây ra là do rối loạn chuyển hóa, không liên quan tới rượu.

- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Tương tự nhóm trên, nguyên nhân gan nhiễm mỡ ở nhóm này cũng không phải do rượu mà là do sự bất thường về chức năng chuyển hóa mỡ của gan. Khi lượng mỡ trong gan tăng lên, gan to lên và dần dần suy yếu, xơ hóa.

- Gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai: Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể bị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, đa phần các triệu chứng sẽ giảm sau sinh và không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Các giai đoạn bệnh gan nhiễm mỡ

Các giai đoạn bệnh gan nhiễm mỡ

Tại sao gan nhiễm mỡ? 

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ chủ yếu là do uống quá nhiều rượu và béo phì. Ngoài ra, tình trạng gan nhiễm mỡ còn có thể gặp ở những người suy dinh dưỡng, giảm cân nhanh, tiểu đường, mỡ máu; sử dụng một số loại thuốc như amio-darone, metho-trexate, diltia-zem,  tetra-cycline, thuốc kháng virus, gluco-corticoids, tamo-xifen; các bệnh đường ruột, nhiễm HIV, viêm gan C. Những trường hợp này được xếp vào nhóm gan nhiễm mỡ không do rượu.

Bệnh gan nhiễm mỡ đa số gặp ở người béo phì và người nghiện rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ đa số gặp ở người béo phì và người nghiện rượu

Triệu chứng gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn

Đa phần những người bị gan nhiễm mỡ cấp độ 1 đều không có triệu chứng, bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên các biểu hiện cũng khó cảm thấy.

Khi gan nhiễm mỡ cấp độ 2 trở lên, tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể to lên và người bệnh nhận thấy một số dấu hiệu:

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, chậm tiêu, chướng bụng, đau hạ sườn phải.

- Mệt mỏi: Do mỡ ứ đọng trong tế bào gan khiến gan suy giảm chức năng nên người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, bụng nôn nao.

- Sút cân bất thường: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể giảm cân bất thường cho dù không ăn kiêng.

- Xuất hiện các vùng da màu tối lốm đốm trên cổ hoặc nách.

Giai đoạn bệnh tiến triển lên gan nhiễm mỡ độ 3, bạn sẽ có những triệu chứng: Phân màu đen kịt như nhựa đường; phù chân và bàn chân; vàng da, lòng trắng của mắt có màu vàng; tăng các vết bầm tím; một số người bệnh bị rối loạn tâm thần.

Đôi khi, các triệu chứng gan nhiễm mỡ dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như sỏi mật, đau dạ dày, tiểu đường… Vì thế, những người có sẵn bệnh lý mắc kèm dễ chủ quan và bỏ lỡ cơ hội vàng để điều trị.

Nếu thấy có những biểu hiện giống với các triệu chứng gan nhiễm mỡ, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác nhất. Xét nghiệm gan nhiễm mỡ có thể bao gồm siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C.

Sử dụng TPCN Kim Đởm Khang là một giải pháp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp tăng cường chức năng gan và cải thiện tình trạng ăn uống khó tiêu… Hãy liên hệ với chuyên gia theo số 0963.022.986 để được tư vấn về giải pháp này.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Thế nhưng, nếu chủ quan không điều trị sớm, gan nhiễm mỡ sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Đặc biệt, tác hại của gan nhiễm mỡ độ 3 với cơ thể còn không chỉ dừng lại ở việc gây suy giảm chức năng gan. Người bệnh còn có thể kể bị rối loạn nội tiết, rối loạn cương, phát triển tuyến vú ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới...

Gan nhiễm mỡ có chữa khỏi được không?

Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ cấp độ 2 và cấp độ 3 hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, chỉ có thể cải thiện dần, hạn chế biến chứng nếu thay đổi chế độ ăn, tập luyện khoa học.

Xem thêm: 5 sai lầm thường gặp khi chữa gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ trị bằng cách nào?

Hiện nay, gan nhiễm mỡ chưa có thuốc điều trị và việc điều trị chủ yếu là tác động vào các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

- Nếu bị dư cân – béo phì: Áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân. Chú ý không nên áp dụng các biện pháp giảm cân cấp tốc mà nên đặt mục tiêu giảm cân từ từ, có thể khoảng 0,5kg/ tuần.

- Đối với các bệnh lý về gan có liên quan đến uống rượu: Tuyệt đối không uống rượu.

- Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): Khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.

- Viêm gan siêu vi: Kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.

- Cần tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.

- Dùng sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ: Từ lâu, bài thuốc 8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo đã được nhiều thầy thuốc sử dụng trong điều trị bệnh gan mật như gan nhiễm mỡ, sỏi mật. Nhằm tối ưu hóa tác dụng của bài thuốc này, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ chiết xuất hiện đại và tạo nên viên uống TPCN Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm giúp bài sỏi mật và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ duy nhất hiện nay đã được kiểm chứng tại bệnh viện 103.

Kết quả nghiên cứu chứng minh Kim Đởm Khang có tác dụng tăng cường chức năng gan, giảm tình trạng lipid peroxide hóa tại gan, bảo vệ và khôi phục chức năng tế bào gan, bài sỏi mật, ngăn ngừa sỏi mật hình thành. Nhờ đó, sử dụng sản phẩm kiên trì cùng với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm tình trạng gan nhiễm mỡ và các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, vàng da và làm tan sỏi mật hiệu quả.

Sử dụng Kim Đởm Khang hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả

Sử dụng Kim Đởm Khang hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà hiệu quả

Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài việc áp dụng một chế độ dùng thuốc để giảm bớt sự lắng đọng mỡ trong cơ thể và khống chế diễn tiến bất lợi của các bệnh là nguyên nhân gây nhiễm mỡ gan thì ở góc độ dinh dưỡng, bạn có thể tự giảm thiểu tình trạng lắng đọng mỡ ở gan bằng cách:

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ ruột, phủ tạng, da động vật, lòng đỏ trứng.

- Hạn chế chất béo: Ưu tiên chọn dầu thực vật (dầu oliu, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu vừng, không dùng dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm (cá, đậu phụ…) vừa phải đúng với khả năng của gan.

- Sử dụng các thực phẩm được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: Dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối); trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín; nên uống trà xanh, nước hoa hòe.

- Tăng cường lượng rau, trái cây (nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi mỗi ngày).

- Hạn chế uống rượu, ăn bánh kẹo ngọt.

Làm sao để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ?

Để tránh bị gan nhiễm mỡ, chúng ta cần tuân theo một số hướng dẫn cụ thể sau:

- Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, khoa học: Đa dạng về chất dinh dưỡng nhưng phải hạn chế chất béo, hạn chế đồ ăn nhiều đạm, ăn tăng cường rau xanh.

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao: Nên đi bộ hoặc chạy bước nhỏ khoảng 15 phút mỗi ngày, duy trì và kiểm soát cân nặng của bản thân.

- Hạn chế tuyệt đối rượu bia và các thức uống có cồn khác. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh gây độc cho gan.

- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglycerid máu định kỳ mỗi 6 tháng.

- Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý lành tính nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi bệnh rất dễ tái phát, những biến chứng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng rất khó hồi phục. Chế độ ăn khoa học, tập luyện thường xuyên, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và dùng thêm các sản phẩm từ thảo dược như Kim Đởm Khang là giải pháp tốt nhất giúp bạn đảo ngược tiến triển bệnh.

 

Tham khảo: medicine.medscape.com, mayoclinic.org, healthline.com