Sỏi mật uống thuốc gì giúp giảm đau, bài sỏi, tránh phẫu thuật?

Khi bị sỏi mật, hầu hết người bệnh đều thắc mắc về những loại thuốc Tây y hoặc Đông y có khả năng hòa tan sỏi và thoát khỏi những triệu chứng khó chịu do sỏi gây ra. Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi “Sỏi mật uống thuốc gì” để vừa giúp loại bỏ sỏi, vừa ngăn tái phát hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Sỏi mật nên uống thuốc gì hiệu quả là băn khoăn của rất nhiều người bệnh

Sỏi mật nên uống thuốc gì hiệu quả là băn khoăn của rất nhiều người bệnh

Thuốc hòa tan sỏi mật Tây y

Thuốc trị sỏi mật Tây y có bản chất là hai loại acid mật, bao gồm acid cheno-deoxycholic và acid urso-deoxycholic.

Bản chất của cholesterol không thể hòa tan trong dịch mật nếu không có mặt của acid mật và lecithin. Khi dịch mật quá bão hòa cholesterol sẽ tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành và phát triển. Do đó, việc sử dụng thuốc hòa tan sỏi mật có bản chất là acid mật sẽ giúp hòa tan bớt cholesterol trong viên sỏi, đồng thời làm giảm bão hòa cholesterol trong dịch mật.

Hiệu quả điều trị sỏi mật của thuốc phụ thuộc vào thành phần cấu tạo chính của từng loại sỏi. Cụ thể, với sỏi cholesterol nhỏ thì tỉ lệ thành công của thuốc sẽ cao hơn. Còn với sỏi cholesterol có kích thước lớn (trên 1.5cm), sỏi sắc tố mật (thành phần chính là bilirubin) và người bệnh béo phì thì việc điều trị khó khăn hơn, thậm chí mất đến vài năm nhưng sau điều trị sỏi mật vẫn có thể bị tái phát.

Axit urso-deoxycholic

Thuốc chứa axit urso-deoxycholic (tên thương mại Ursolisin, Ursodiol, Actigall) có thể hòa tan đến 80% sỏi bùn trong vòng 6 tháng. Nhưng ngược lại, thuốc này ít thành công với sỏi có kích thước lớn, ngay cả khi được điều trị thành công cũng có khoảng 50% tái phát sỏi sau 3-5 năm. Vì vậy, Ursodiol không phải là lựa chọn điều trị thích hợp khi sỏi mật.

Bên cạnh đó, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu, chóng mặt, nôn, ho, chảy nước mũi, đau họng, đau lưng, đau khớp, rụng tóc và đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu buốt.

Ursodiol - thuốc hòa tan sỏi mật có hoạt chất là axit urso-deoxycholic

Ursodiol - thuốc hòa tan sỏi mật có hoạt chất là axit urso-deoxycholic

Axit chenodeoxycholic

Axit cheno-deoxycholic (tên thương mại Chenodiol, Chenodal) là một acid mật có thể hòa tan dần dần sỏi cholesterol. Chenodiol không thích hợp dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc các đối tượng bị bệnh gan, tắc nghẽn dịch mật, sỏi đã gây biến chứng, sỏi sắc tố. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như tiêu chảy, viêm gan, ợ nóng, chán ăn, buồn nôn, cholesterol máu cao và giảm bạch cầu.

Sản phẩm từ thảo dược Đông Y hỗ trợ trị sỏi mật

Từ lâu trong kho tàng thảo dược Đông y đã biết đến công dụng bào mòn sỏi của bài thuốc từ 8 thảo dược quý là: Uất Kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng Bá, Diệp hạ châu, Nhân trần bắc, Kim tiền thảoChỉ xác.

Sự kết hợp giữa các thảo dược trong bài thuốc đã tạo ra tác động toàn diện lên hệ thống gan mật: vừa giúp lợi mật, tăng vận động đường mật, vừa kháng khuẩn kháng viêm. Nhờ đó, bài thuốc này có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị mọi loại sỏi mật (sỏi bùn, sỏi viên trong túi mật, sỏi gan, sỏi ống mật chủ) với mọi kích thước. Và đặc biệt, người bệnh không lo sỏi tái phát sau khi sử dụng.

Hiện nay, bài thuốc này đã được Viện Thực phẩm chức năng điều chế thành dạng viên nang trong sản phẩm Kim Đởm Khang. Đây là sản phẩm hỗ trợ duy nhất dành cho người sỏi mật có kiểm chứng lâm sàng của viện 103. Không chỉ hỗ trợ làm tan các dạng sỏi mật, giảm triệu chứng đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu…, sản phẩm còn giúp ngăn sỏi mật gây biến chứng, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật và ngăn sỏi tái phát sau điều trị hiệu quả.

Bài thuốc từ 8 thảo dược quý có đầy đủ trong TPCN Kim Đởm Khang

Bài thuốc từ 8 thảo dược quý có đầy đủ trong TPCN Kim Đởm Khang

Ra đời từ năm 2012, Kim Đởm Khang đã nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia và nhiều lần được giới thiệu trong Hội nghị gan mật toàn quốc. Thực tế, sản phẩm cũng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu cho hàng nghìn người bệnh sỏi mật. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ về hành trình đánh tan sỏi mật không phẫu thuật của họ trong video sau đây:

Kinh nghiệm bài sỏi mật tự nhiên không phẫu thuật với Kim Đởm Khang

Xem thêm: Kim Đởm Khang - giải pháp giúp bài sỏi mật không phẫu thuật

Một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng sỏi mật khác

Đau tức hạ sườn phải, nôn, buồn nôn là triệu chứng người bệnh sỏi mật có thể gặp phải sau các bữa ăn nhiều chất béo. Đặc biệt, các cơn đau sỏi mật vào ban đêm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ. Để giải quyết các triệu chứng sỏi mật này, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc giảm đau hoặc chống nôn cho người bệnh.

Trường hợp sỏi mật gây biến chứng như viêm túi mật, rò rỉ dịch mật, thủng túi mật…, người bệnh nên nhập viện để được điều trị ổn định triệu chứng bằng thuốc kháng sinh, thuốc lợi mật... theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có lời giải đáp hoàn hảo nhất cho câu hỏi “Sỏi mật uống thuốc gì, đau sỏi mật uống thuốc gì”, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân. Nếu bạn có băn khoăn về tình trạng bệnh sỏi mật hay sản phẩm Kim Đởm Khang, hãy gọi đến số hotline của chuyên gia để nhận được tư vấn cụ thể.

Theo nguồn: livehealthy.chron.com, gallstones-treatments.com, medlineplus.gov