Sỏi mật, polyp túi mật, vôi hóa túi mật, nang mật, xơ viêm đường mật… là những yếu tố nguy cơ cao làm tăng khả năng phát triển ung thư túi mật.
Túi mật là cơ quan hình quả lê nhỏ nằm ở vùng hạ sườn phải, có nhiệm vụ lưu trữ dịch mật và tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn bằng cách điều tiết dịch mật xuống ruột non. Ung thư túi mật tuy ít gặp nhưng nó được xem là bệnh ác tính ở đường tiêu hóa có tỉ lệ mắc nhiều nhất. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có trên 6000 ca mắc mới, còn ở Pháp thì hàng năm có gần 2000 ca tử vong do ung thư túi mật. Các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư túi mật, đa số trong số này đều trực tiếp hoặc gián tiếp gây viêm túi mật mạn tính. Có những yếu tố nguy cơ có thể được thay đổi được như lối sống, cân nặng, chế độ ăn uống… nhưng tuổi, giới tính, dân tộc, gen… là yếu tố không thể thay đổi.
Sỏi mật có mặt trong 75% -90% các trường hợp ung thư túi mật. Kích thước sỏi mật đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ phát triển bệnh ung thư túi mật. Sỏi kích thước lớn hơn 30 mm có nguy cơ gặp phải bệnh ác tính cao gấp 10 lần so với những người có sỏi mật 10 mm.
Mặc dù rất khó khăn để xác định chính xác mối liên quan giữa sỏi mật và ung thư túi mật nhưng tình trạng viêm mạn tính túi mật là điểm chung của tất cả các yếu tố nguy cơ. Sỏi ở túi mật sẽ khiến dịch mật luân chuyển chậm hơn, đồng nghĩa với việc các tế bào túi mật bị tiếp xúc với chất độc trong mật lâu hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến kích ứng và gây viêm.
Có tới gần 90% ung thư túi mật là do sỏi (Ảnh minh họa)
Polyp túi mật là tổ chức phát triển lồi lên khỏi bề mặt trong lòng túi mật. Khoảng 50% Polyp hình thành bằng cách tích tụ cholesterol trên bề mặt niêm mạc túi mật, một số khác có thể là khối u nhỏ (ung thư hoặc lành tính) hoặc là kết quả của tình trạng viêm thành túi mật mạn tính. Kích thước Polyp lớn hơn 10 mm hoặc có xu hướng tăng nhanh sau lần chẩn đoán đầu tiên sẽ có khả năng bị ung thư rất cao. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên nên cắt bỏ túi mật ở những bệnh nhân có polyp túi mật kích thước lớn hoặc kích thước tăng bất thường.
Túi mật sứ là tình trạng thành túi mật bị vôi hóa. Đôi khi túi mật sứ là hậu quả của sỏi mật hoặc thành túi mật bị viêm lâu ngày. Trên 10% người bệnh vôi hóa thành túi mật có nguy cơ phát triển thành ung thư túi mật. Dựa trên các mối liên quan, người ta thấy rằng tình trạng viêm mạn tính đã tham gia vào cơ chế bệnh sinh của ung thư túi mật.
Tuyến tụy là nơi tiết ra dịch tụy thông qua ống tụy vào ruột non để tham gia vào tiêu hóa thức ăn. Ống tụy gặp ống mật chủ ở ngã ba của ống mật – tụy trước khi dịch mật và dịch tụy đổ vào ruột non. Tuy nhiên, một số người có sự bất thường trong cấu trúc các ống này tại điểm gặp nhau làm cho dịch tụy trào ngược lên ống mật chủ. Dòng dịch tụy chảy ngược này ngăn chặn dòng chảy của dịch mật từ túi mật xuống ruột non, có thể gây viêm tụy và kích thích sự tăng trưởng của các tế bào trong lòng túi mật và ống mật, làm tăng nguy cơ ung thư túi mật.
Cấu trúc ống mật tụy
Nang mật là các túi nhỏ chứa đầy dịch mật bắt nguồn từ lòng ống mật chủ, đường dẫn mật trong gan và túi mật. Các nang này có thể phát triển lớn theo thời gian và chứa nhiều nhất khoảng 1-2 lít mật. Các tế bào lót của nang mật thường dễ phát triển bất thường thành tiền ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư túi mật của người bệnh.
Một số dạng nang mật
Tại Hoa Kỳ, ung thư túi mật xuất hiện ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới. Sỏi mật và viêm túi mật là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh ung thư túi mật và cũng là bệnh lý phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.
Đa số bệnh nhân ung thư túi mật là thừa cân hoặc béo phì hơn. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ bệnh sỏi mật – yếu tố nguy cơ cao của ung thư túi mật.
Ung thư túi mật được thấy chủ yếu ở những người lớn tuổi, nhưng những người trẻ cũng có thể bị. Độ tuổi trung bình của người bệnh được chẩn đoán ung thư túi mật là 72.
Tiểu xơ viêm đường mật gây viêm và sẹo ống mật. Những người mắc bệnh này làm gia tăng nguy cơ ung thư túi mật và ống mật, viêm loét đại tràng…
Một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm đã cho thấy, hợp chất Nitrosamine (có nhiều trong dưa muối, cà muối, đặc biệt là khi dưa bị khú ….) có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng ung thư túi mật có thể gặp nhiều hơn ở người lao động trong các ngành công nghiệp cao su và dệt may hơn so với ngành nghề khác. Tuy nhiên cần phải làm thêm các nghiên cứu khác để làm rõ mối liên quan này.
Đa số các trường hợp ung thư túi mật được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp khó khăn. Vì vậy, biện pháp phòng tránh ung thư tốt nhất là thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và đừng quên kiểm tra xem túi mật của mình có sỏi mật, Polyp, nang hoặc bị viêm hay không?
Xem thêm: 13 siêu thực phẩm tốt cho chức năng gan
Trích nguồn: http://www.cancer.org
Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật, sỏi đường mật, sỏi túi mật...