5 điều cần biết về sỏi mật, bạn sẽ phải quan tâm nhất điều thứ 4

Khi mắc bệnh sỏi mật, chắc chắn bạn sẽ khó bỏ qua 5 điều cần biết dưới đây, đặc biệt là điều số 4. Bởi điều đó sẽ giúp bạn có đủ kiến thức để chủ động phòng chống và điều trị căn bệnh này.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những viên đá hình thành trong dịch mật – dịch tiêu hóa để giúp cơ thể hấp thu chất béo và một số vitamin tan trong dầu. Mật được tạo ra ở gan và được dự trữ trong túi mật. Khi ăn, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu và giải phóng một hormon làm túi mật co bóp để tống đẩy dịch mật xuống đường tiêu hóa.

Sỏi mật có kích thước rất đa dạng, chúng có thể nhỏ nhưng một hạt cát hoặc lớn như  một quả bóng golf, hầu hết sỏi có đường kính nhỏ hơn 2.5 cm. Thành phần chủ yếu của sỏi mật là cholesterol, được gọi là sỏi mật cholesterol. Phần còn lại là sỏi sắc tố mật cấu thành từ muối canxi và bilirubin – sản phẩm phân hủy từ hồng cầu.

Sỏi cholesterol hình thành khi dịch mật chứa quá nhiều cholesterol và không đủ muối mật để hòa tan hoặc do ứ trệ dịch mật trong túi mật. Sự hình thành sỏi sắc tố mật thường liên quan đến bệnh gan, thiếu máu hoặc nhiễm trùng đường mật.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sỏi mật?

Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới và nguy cơ này giảm dần theo tuổi tác. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của hormon nữ: estrogen làm tăng cholesterol trong dịch mật và progesterone làm giảm sự co bóp của túi mật. Do đó, trước tuổi 40 phụ nữ được chẩn đoán mắc sỏi mật cao hơn gấp 3 lần so với nam giới, nhưng ở tuổi 60 nguy cơ mắc sỏi mật ở cả 2 giới là gần như nhau. Liệu pháp thay thế hormon, dùng thuốc ngừa thai hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật ở phụ nữ.

Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới

Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới

Béo phì, giảm cân nhanh chóng cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Sỏi mật cũng xuất hiện phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, người sau phẫu thuật ghép tạng, yếu tố tiền sử gia đình, di truyền.

Sỏi mật triệu chứng?

Hầu hết những người bị sỏi mật không có triệu chứng - sỏi mật “im lặng” và có thể phát hiện tình cờ thông qua siêu âm hoặc chụp CT vì những lý do khác.

Triệu chứng do sỏi mật xuất hiện khi sỏi di chuyển và kẹt lại ở cuống túi mật, đường dẫn mật gây đau - cơn đau quặn mật. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, đặc biệt sau bữa ăn giàu chất béo. Đau thường ở vị trí hạ sườn phải, cơn đau có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, đầy trướng bụng,...

Nếu sỏi mật xuất hiện đường dẫn mật, nó có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp tính, viêm tụy (khi sỏi lọt vào ngã ba mật - tụy) hoặc viêm đường mật trong gan, xơ gan (sỏi đường mật trong gan). Những trường hợp trên thường gây đau dữ dội, kéo dài và các triệu chứng khác như vàng da, sốt cao, ớn lạnh, nôn ói. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu như trên, tốt nhất cần sớm đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Thông thường là điều trị ổn định bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, trường hợp cần thiết phải can thiệp phẫu thuật loại sỏi.

Sỏi mật và cách điều trị?

Thông thường sỏi mật sẽ được chỉ định điều trị nếu chúng gây ra triệu chứng. Đối với trường hợp sỏi mật gây triệu chứng tái phát nhiều lần thì can thiệp hoặc phẫu thuật loại sỏi là cần thiết. Tùy thuộc vào vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp: Phẫu thuật cắt túi mật (mổ nội soi hoặc mổ hở), nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi đường mật hoặc dùng thuốc làm tan sỏi, tán sỏi (ít được áp dụng).

Sau phẫu thuật cắt túi mật, gan vẫn tạo ra dịch mật để giúp tiêu hóa chất béo, lúc này dịch mật sẽ chảy trực tiếp vào ruột non. Điều này gây nên một số rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy hoặc táo lỏng từng đợt, khó tiêu, đầy bụng sau ăn. Tình trạng này sẽ cải thiện theo thời gian và chấm dứt khi cơ thể quen với việc không còn túi mật và tự điều chỉnh sự bài tiết dịch mật phù hợp với bữa ăn.

Sỏi mật hoàn toàn có thể tái phát sau điều trị, thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện điều trị nhiều lần do sỏi tái phát gây biến chứng. Đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như: chức năng gan kém, người tiểu đường, dùng thuốc hạ mỡ máu, liệu pháp thay thế hormon,...

Để hạn chế nguy cơ tái phát sỏi người bệnh cần có phương pháp phòng tránh sỏi tái phát bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí. Kết hợp với sử dụng các sản phẩm từ thảo dược lợi gan mật như Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ, Kim tiền thảo cũng là một lựa chọn phù hợp để giúp hỗ trợ bào mòn sỏi mật và ngăn tái phát sỏi hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ kinh nghiệm trị sỏi mật hiệu quả:

Làm thế nào phòng tránh bệnh sỏi mật?

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ mắc sỏi mật nếu có phương pháp phù hợp, dưới đây là một số cách hiệu quả:

- Có chế độ ăn cân bằng, ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bình thường.

- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

- Uống rượu, cà phê với một lượng vừa phải.

- Ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế nguy cơ mắc sỏi mật.

- Hạn chế ăn những chất béo xấu như chất béo bão hòa, chất béo động vật. Lựa chọn nguồn chất béo tốt trong những thực phẩm như: quả bơ, dầu olive, cá.

Sỏi mật là bệnh rất khó điều trị, bởi sỏi dễ tái phát và việc bào mòn sỏi đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài. Nếu bạn mới bị sỏi mật, có thắc mắc gì đừng ngần ngại hãy để lại comment ngay dưới bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo: https://www.health.harvard.edu/womens-health/what-to-do-about-gallstones