Áp xe ổ bụng do sỏi sau phẫu thuật túi mật nội soi

Trong quá trình cắt túi mật nội soi, viên sỏi có thể rơi vào khoang bụng gây các biến chứng nghiêm trọng như áp xe gan, áp xe ổ bụng, áp xe sau phúc mạc…

Ngoài những lợi ích mà phương pháp nội soi mang lại so với phương pháp mổ hở như: ít đau sau phẫu thuật hơn, vết mổ nhỏ hơn, thời gian phục hồi nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn thì nó cũng gây nên một số biến chứng như chảy máu đường mật, nhiễm trùng, rỉ mật trong ổ bụng, cục máu đông trong ống mật và tình trạng áp xe do sỏi rơi ra ổ bụng, biến chứng này có thể xuất hiện sau nhiều tháng hoặc nhiều năm kể từ khi phẫu thuật túi mật, bắt buộc người bệnh phải trải qua thêm một cuộc phẫu thuật để lấy sỏi và giải quyết ổ áp xe.

Áp xe ổ bụng – biến chứng khi cắt túi mật nội soi

Thủng túi mật có thể xảy ra ở 10% đến 40% các trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tỉ lệ người bệnh có sỏi mật rơi ra ổ bụng là 6% đến 30%, trong đó nguy cơ tăng lên ở những người bị viêm túi mật cấp tính, nam giới, béo phì, cao tuổi.

Sỏi có thể rơi vào khoang phúc mạc gần gan hoặc di chuyển đến các vị trí khác nhau trong ổ bụng. Ở đa số các trường hợp, những viên sỏi này là lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhưng cũng có thể gây hàng loạt các biến chứng như: Nhiễm khuẩn, áp xe gan, áp xe ổ bụng, áp xe sau phúc mạc, áp xe hông và vùng chậu… thậm chí tử vong.

Sỏi mật có thể rơi vào khoang bụng gây áp xe phúc mạc

Dấu hiệu nhận biết áp xe ổ bụng

Ổ áp xe mủ được hình thành khi viên sỏi gây phản ứng viêm tại chỗ và kích thích miễn dịch của cơ thể chống lại. Khoảng thời gian xuất hiện biến chứng này có thể dao động từ 4 tháng đến 10 năm sau khi phẫu thuật, thường gặp nhiều hơn ở bệnh nhân cao tuổi do đối tượng này có khả năng miễn dịch kém. Tùy thuộc vị trí viên sỏi trong khoang bụng mà biểu hiện của người bệnh cũng khá phong phú, có thể cơn đau lan toả vùng lưng, sốt kèm theo ớn lạnh vào ban đêm, sút cân nghiêm trọng, bạch cầu máu tăng cao…

Chẩn đoán và hướng điều trị áp xe

Đa số các trường hợp áp xe vùng bụng do sỏi thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác và ít được xem xét tới khả năng là biến chứng của phẫu thuật cắt túi mật nội soi trước đó. Các phương pháp như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) được xem như công cụ chẩn đoán có giá trị nhất trong chẩn đoán nguyên nhân và vị trí ổ áp xe.

Hướng điều trị phụ thuộc vào vị trí của các ổ áp xe và mức độ nặng mà nó gây nên. Áp xe và sỏi mật trong ổ bụng có thể can thiệp bằng kỹ thuật nội soi qua da hoặc phẫu thuật mở bụng nếu can thiệp qua da không thành công. Trường hợp sỏi có kích thước lớn trên 1 cm, phải tán sỏi bằng siêu âm trước khi loại bỏ ra khỏi khoang bụng, không làm rơi các mảnh vụn để tránh nhiễm trùng thêm. Bên cạnh đó, nên kết hợp chụp cắt lớp vi tính để đặt ống thông dẫn mủ ra khỏi khoang bụng, tránh tình trạng túi mủ vỡ gây nhiễm trùng toàn bộ cơ quan nội tạng bên trong.

Áp xe do sỏi mật tuy là một biến chứng hiếm gặp khi cắt túi mật nội soi, nhưng quá trình phẫu thuật nên được tiến hành cẩn trọng và cảnh báo người bệnh phải nhập viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau bụng hay sút cân.

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ http://pmj.bmj.com/ http://link.springer.com/

Chia sẻ bệnh nhân trị sỏi mật


Thông tin cho bạn: TPCN Kim Đởm Khang giúp phòng ngừa tái pháp sỏi đau phẫu thuật lấy sỏi. tán sỏi...

TPCN Kim Đởm Khang